Những chi tiết bịa đặt trong tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa
Trong tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa, La Quán Trung đã tô vẽ lịch sử, sáng tạo thêm rất nhiều chi khác hoàn toàn so với chính sử Trung Quốc.
Với ý đồ làm tăng thêm sự hấp dẫn và kịch tính cho bộ tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa, La Quán Trung đã ra sức tô vẽ lại lịch sử Trung Quốc, đồng thời hết lời ca ngợi tập đoàn của Lưu Bị, bởi ông viết Tam Quốc diễn nghĩa với tư tưởng ủng Lưu phản Tào.
“Tam Quốc Diễn Nghĩa” có tích Quan Công chém Nhan Lương, Văn Sú, đúng là Quan Công chém Nhan Lương, nhưng Văn Sú lại là do một tướng của Tào Tháo giết chứ không phải Quan Công.
Chi tiết “Qua 5 ải chém 6 tướng” của Quan Vân Trường được người đời sau ca ngợi hết lời, song trong thực tế, Quan Vũ không hề "qua 5 ải chém 6 tướng" của Tào Tháo như La Quán Trung miêu tả. Theo chính sử Trung Quốc, Quan Vũ sau khi bỏ Tào Tháo đi, trực tiếp từ Hứa Xương về Nhữ Nam tìm Lưu Bị, không hề có chuyện "qua 5 cửa ải chém 6 tướng".
“Chém Hoa Hùng khi rượu còn nóng” cũng là tích hay nhưng thực ra Hoa Hùng bị chết bởi tay Tôn Kiên ( chính là cha của Tôn Quyền ), Quan Vũ chưa từng giao đấu với Hoa Hùng nên không có chuyện ông giết Hoa Hùng.
Điển tích “Tam Anh chiến Lã Bố” cũng không hề có thật. Thực tế, Lã Bố bị Tôn Kiên đánh lui, Công Tôn Toản không hề tham gia liên minh đánh Đổng Trác nên Lưu, Quan, Trương cũng không tham gia, tức là không hề có chuyện “Hổ Lâu quan, tam anh chiến Lã Bố” trong lịch sử.
Chuyện Quan Vũ đưa ra 3 điều kiện rồi mới hàng Tào, thực chất cũng là do tác giả của "Tam Quốc Diễn Nghĩa" nghĩ ra, nhằm ca ngợi lòng trung thành của Quan Vân Trường.
Quan Vũ cũng không hề được Hoa Đà cạo xương chữa thuốc. Chuyện cạo xương chữa thuốc thực sự có diễn ra nhưng bởi một thầy thuốc bình thường vô danh.
Trong lịch sử có chuyện Lã Bố và Đổng Trác tranh nhau tỳ nữ Điêu Thuyền, nhưng không có ghi chép về đó là mỹ nhân kế được vạch ra.
Trong chính sử không hề ghi chép chuyện “Lưu, Quan, Trương kết nghĩa vườn đào” và xem nhau như anh em. Thực tế thì Quan Vũ nhiều tuổi nhất, rồi mới đến Lưu Bị và Trương Phi, chỉ có điều, Lưu Bị là dòng dõi tôn thất nhà Hán nên được lòng dân và Vân Trường, Trương Phi phò tá.
“Hỏa thiêu gò Bác Vọng” hoàn toàn là chiến công của Lưu Bị, không quan gì đến Gia Cát Lượng bởi trận này xảy ra năm Kiến An thứ 7, trong khi năm Kiến An thứ 12 Gia Cát Lượng mới “xuất sơn” theo Lưu Bị.
“Dốc Trường Bản Triệu Vân bảy lần vào bảy lần ra” liều mình cứu ấu chúa là tích bịa. Chuyện Triệu Vân hộ tống già trẻ rút lui rất bình thường. Cam Phu nhân và My phu nhân đều an toàn không hề hấn gì ở Đương Dương, cho nên không hề có chuyện Triệu Vân đạp tường lấp giếng như trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa”.
Trương Phi thét làm Hạ Hầu Kiệt sợ vỡ mật mà chết ở cầu Trường Bản hoàn toàn là tình tiết viết theo kiểu khoa trương, không có trong thực tế.
Cũng không hề có chuyện “Khổng Minh thiệt chiến quần nho”. Đúng là có chuyện Gia Cát Lượng gặp Tôn Quyền, còn các chuyện “Thiệt chiến quần nho”, “Quần anh hội”, “Khổ nhục kế”, “Liên hoàn kế” đều là... hư cấu.
Trong trận Xích Bích nổi tiếng, có tình tiết Gia Cát Lượng đi cùng Lỗ Túc và 30 thuyền cỏ trong sương mù, khiến Tào Tháo không dám xuất quân mà chỉ bắn tên ra. Thế là hàng chục vạn mũi tên cắm vào thuyền cỏ quay ngang. Gia Cát Lượng thu tên về nộp cho Chu Du. Sự thực việc dùng "thuyền cỏ mượn tên" là do chính Tôn Quyền thực hiện.
"Tam Quốc Diễn Nghĩa" kể chuyện Gia Cát Lượng 3 lần chọc tức Chu Du khiến Chu Du tức phải than: "Trời sinh Du sao còn sinh Lượng?" rồi chết. Sự thực là Chu Du chết bệnh trong quân ngũ, không liên quan đến việc bị Gia Cát Lượng chọc tức.
Do đề cao Gia Cát Lượng, La Quán Trung để con và cháu ông là Gia Cát Chiêm, Gia Cát Thượng tử trận khi Đặng Ngải vào Tây Xuyên. Sự thực là cha con Gia Cát Chiêm đã hàng Đặng Ngải.
Lưu Bị là một người rất giỏi võ, có sức khoẻ, có tài chỉ huy, có mưu mẹo thao lược, có tài an dân trị quốc, có cả tài ăn nói chiêu dụ dân chúng. Nói chung là văn võ toàn tài chứ không như trong truyện mô tả.
Với ý đồ làm tăng thêm sự hấp dẫn và kịch tính cho bộ tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa, La Quán Trung đã ra sức tô vẽ lại lịch sử Trung Quốc, đồng thời hết lời ca ngợi tập đoàn của Lưu Bị, bởi ông viết Tam Quốc diễn nghĩa với tư tưởng ủng Lưu phản Tào.
“Tam Quốc Diễn Nghĩa” có tích Quan Công chém Nhan Lương, Văn Sú, đúng là Quan Công chém Nhan Lương, nhưng Văn Sú lại là do một tướng của Tào Tháo giết chứ không phải Quan Công.
Chi tiết “Qua 5 ải chém 6 tướng” của Quan Vân Trường được người đời sau ca ngợi hết lời, song trong thực tế, Quan Vũ không hề "qua 5 ải chém 6 tướng" của Tào Tháo như La Quán Trung miêu tả. Theo chính sử Trung Quốc, Quan Vũ sau khi bỏ Tào Tháo đi, trực tiếp từ Hứa Xương về Nhữ Nam tìm Lưu Bị, không hề có chuyện "qua 5 cửa ải chém 6 tướng".
Tam Quốc Diễn Nghĩa đã tô vẽ lại lịch sử. Ảnh: Internet.
“Chém Hoa Hùng khi rượu còn nóng” cũng là tích hay nhưng thực ra Hoa Hùng bị chết bởi tay Tôn Kiên ( chính là cha của Tôn Quyền ), Quan Vũ chưa từng giao đấu với Hoa Hùng nên không có chuyện ông giết Hoa Hùng.
Điển tích “Tam Anh chiến Lã Bố” cũng không hề có thật. Thực tế, Lã Bố bị Tôn Kiên đánh lui, Công Tôn Toản không hề tham gia liên minh đánh Đổng Trác nên Lưu, Quan, Trương cũng không tham gia, tức là không hề có chuyện “Hổ Lâu quan, tam anh chiến Lã Bố” trong lịch sử.
Chuyện Quan Vũ đưa ra 3 điều kiện rồi mới hàng Tào, thực chất cũng là do tác giả của "Tam Quốc Diễn Nghĩa" nghĩ ra, nhằm ca ngợi lòng trung thành của Quan Vân Trường.
Quan Vân Trường được La Quan Trung thần thánh hóa. Ảnh: Internet.
Quan Vũ cũng không hề được Hoa Đà cạo xương chữa thuốc. Chuyện cạo xương chữa thuốc thực sự có diễn ra nhưng bởi một thầy thuốc bình thường vô danh.
Trong lịch sử có chuyện Lã Bố và Đổng Trác tranh nhau tỳ nữ Điêu Thuyền, nhưng không có ghi chép về đó là mỹ nhân kế được vạch ra.
Trong chính sử không hề ghi chép chuyện “Lưu, Quan, Trương kết nghĩa vườn đào” và xem nhau như anh em. Thực tế thì Quan Vũ nhiều tuổi nhất, rồi mới đến Lưu Bị và Trương Phi, chỉ có điều, Lưu Bị là dòng dõi tôn thất nhà Hán nên được lòng dân và Vân Trường, Trương Phi phò tá.
“Hỏa thiêu gò Bác Vọng” hoàn toàn là chiến công của Lưu Bị, không quan gì đến Gia Cát Lượng bởi trận này xảy ra năm Kiến An thứ 7, trong khi năm Kiến An thứ 12 Gia Cát Lượng mới “xuất sơn” theo Lưu Bị.
“Dốc Trường Bản Triệu Vân bảy lần vào bảy lần ra” liều mình cứu ấu chúa là tích bịa. Chuyện Triệu Vân hộ tống già trẻ rút lui rất bình thường. Cam Phu nhân và My phu nhân đều an toàn không hề hấn gì ở Đương Dương, cho nên không hề có chuyện Triệu Vân đạp tường lấp giếng như trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa”.
Trương Phi một anh hùng thời Tam Quốc. Ảnh: Internet.
Trương Phi thét làm Hạ Hầu Kiệt sợ vỡ mật mà chết ở cầu Trường Bản hoàn toàn là tình tiết viết theo kiểu khoa trương, không có trong thực tế.
Cũng không hề có chuyện “Khổng Minh thiệt chiến quần nho”. Đúng là có chuyện Gia Cát Lượng gặp Tôn Quyền, còn các chuyện “Thiệt chiến quần nho”, “Quần anh hội”, “Khổ nhục kế”, “Liên hoàn kế” đều là... hư cấu.
Trong trận Xích Bích nổi tiếng, có tình tiết Gia Cát Lượng đi cùng Lỗ Túc và 30 thuyền cỏ trong sương mù, khiến Tào Tháo không dám xuất quân mà chỉ bắn tên ra. Thế là hàng chục vạn mũi tên cắm vào thuyền cỏ quay ngang. Gia Cát Lượng thu tên về nộp cho Chu Du. Sự thực việc dùng "thuyền cỏ mượn tên" là do chính Tôn Quyền thực hiện.
"Tam Quốc Diễn Nghĩa" kể chuyện Gia Cát Lượng 3 lần chọc tức Chu Du khiến Chu Du tức phải than: "Trời sinh Du sao còn sinh Lượng?" rồi chết. Sự thực là Chu Du chết bệnh trong quân ngũ, không liên quan đến việc bị Gia Cát Lượng chọc tức.
Do đề cao Gia Cát Lượng, La Quán Trung để con và cháu ông là Gia Cát Chiêm, Gia Cát Thượng tử trận khi Đặng Ngải vào Tây Xuyên. Sự thực là cha con Gia Cát Chiêm đã hàng Đặng Ngải.
Lưu Bị là một người rất giỏi võ, có sức khoẻ, có tài chỉ huy, có mưu mẹo thao lược, có tài an dân trị quốc, có cả tài ăn nói chiêu dụ dân chúng. Nói chung là văn võ toàn tài chứ không như trong truyện mô tả.
Theo Kiến Thức