Articles by "Tai-sao"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tai-sao. Hiển thị tất cả bài đăng

Con người trong suốt lịch sử đã bắt đầu năm mới của mình vào rất nhiều ngày khác nhau.

Ngày mùng 1/1 là phổ biến nhất đối với hầu hết nền văn minh phương Tây và rồi lan rộng khắp thế giới. Nhưng nếu chặng đường hai thiên niên kỷ vừa qua của nhân loại đã diễn ra khác một chút thì có lẽ chúng ta đã đón năm 2021 ở một thời điểm bất kỳ nào đó.

Lễ đón năm mới đầu tiên được ghi nhận là từ nền văn minh Lưỡng Hà, nơi mà cách đây 4.000 năm, những người Babylon cổ đại đã tổ chức lễ hội kéo dài 11 ngày có tên là Akitu vào dịp xuân phân. Đây là thời điểm gần cuối tháng 3, khi mà ngày và đêm dài bằng nhau.

Đó là một lựa chọn năm mới khá phổ biến của nhiều nền văn minh. Những xã hội khác, trong đó có người Ai Cập, Ba Tư và Phoenicia thì chọn ngày thu phân - gần cuối tháng 9. Trong đó người Hy Lạp lại chọn ngày đông chí vào tháng 12. Tại sao trong số tất cả những lựa chọn phổ biến đó thì ngày 1 tháng 1 lại xuất hiện và trở thành ngày đón năm mới phổ biến?

Ngày mùng 1/1 là phổ biến nhất đối với hầu hết nền văn minh phương Tây.

Sự lộn xộn của lịch

Câu chuyện bắt đầu từ người La Mã. Khác với những người đi trước, họ không gắn năm của mình với một sự kiện thiên văn nào đó. Thay vào đó, lịch của thể chế mang tính cộng hòa này được tính từ ngày bầu ra cơ quan cao nhất khi đó là các quan chấp chính (gồm hai người).

Theo truyền thống, ban đầu ngày bắt đầu năm mới này được lựa chọn là ngày Ides tháng Ba - một ngày giữa tháng Ba (ngày 15), tháng mà người La Mã đặt tên thần chiến tranh Mars. Tuy nhiên, vào năm 154 trước Công nguyên, để đối mặt với cuộc nổi dậy ở Tây Ban Nha, Viện nguyên lão đã quyết định bầu ra hai quan chấp chính sớm hơn một chút và ngày được chọn là ngày mùng 1 tháng 1 ngày nay.

Tuy nhiên, lịch La Mã vẫn còn một thứ cần sửa đổi, cụ thể là 10 ngày bị thiếu. Lịch của La Mã chỉ đếm 355 ngày, tức ngắn hơn một chu kỳ quỹ đạo của Trái đất (khi đó người ta không biết Trái đất di chuyển quanh Mặt trời nên thực chất đó là chu kỳ để Mặt trời trở lại vị trí cũ trên bầu trời). Để điều chỉnh cho đúng, các đại tư tế La Mã đã ban hành thêm một tháng gọi là Mercedonius.

Theo lý thuyết, nó được chèn vào để sao cho đuổi kịp khoảng thời gian bị thiếu do chênh lệch giữa lịch và chu kỳ của năm Mặt trời. Tuy nhiên, trên thực tế thì cuối cùng việc này lại thành công cụ để các đại tư tế tham nhũng bằng cách thao túng lịch theo cách của họ để kéo dài thời hạn mà họ có với các đồng minh.

Cuộc cách mạng Lulius

Vào thời điểm mà Julius Caesar nắm quyền ở Rome - năm 46 TCN, ông phải đối mặt với không chỉ một cuộc nội chiến mà còn cả một cuộc khủng hoảng về thời gian.

Vì bị sửa đổi trong nhiều thế kỷ, lịch của La Mã vào lúc đó đã rơi vào sự lộn xộn đến vô vọng. Để giải quyết việc này, nhà độc tài đã cho mời Sosigenes - một triết gia ở Alexandria mà ông đã gặp khi tới thăm Ai Cập trong chiến dịch quân sự của mình.

Mượn ý tưởng có sẵn từ quê hương mình, Sosigenes đã giới thiệu loại lịch 365 ngày. Một trong những điểm nổi bật của nó là ngày nhuận được đưa vào 4 năm một lần để đuổi kịp thực tế là năm Mặt trời dài hơn một chút so với 365 ngày. Ptolemy III Euergetes của Ai Cập đã cố gắng đưa nó vào nhưng thất bại tại Ai Cập vì thần dân của ông phản đối sự bổ sung bất thường này.

Hệ thống mới của Rome bảo toàn nhiều phần trong lịch trước đó, bao gồm cả hệ thống 12 tháng cùng tên của chúng (trừ tháng 7 sau đó được đổi tên theo tên của Julius Caesar (July), còn tháng 8 đổi theo tên của hoàng đế sau đó là Augustus (August). Nó cũng giữ nguyên ngày đón năm mới là mùng 1 tháng 1. Việc đó vừa để bảo tồn truyền thống, vừa để ca ngợi thần Janus - vị thần hai mặt biểu tượng của sự khởi đầu.

Năm 46 TCN (một năm đặc biệt vì nó kết thúc khi mới có 445 ngày), năm tiếp theo là năm 45 TCN, khởi đầu của lịch Julius (cũng lấy theo tên của Caesar). Người La Mã đã để lại di sản này cho các thế hệ sau và mô hình này đã thống trị hệ thống tính thời gian của phương Tây trong 16 thế kỷ. Tuy nhiên, cuối cùng thì nó vẫn chưa hoàn hảo.

Đặt lại đồng hồ

Lỗi chính của lịch như nêu trên là nó mặc nhiên rằng một năm có 365,25 ngày. Những tính toán sau này cho ra một kết quả chính xác hơn là 365,2422 ngày. Phần thập phân đó tương ứng với 5 giờ 48 phút và 46 giây chứ không phải tròn 6 giờ. Một phần nhỏ bé đó không có gì to tát, nhưng nếu cộng gộp hàng trăm năm lại, nó sẽ là vấn đề lớn.Việc đó làm cho thế kỷ 16 bị chệch ít nhất là 10 ngày, khiến Giáo hoàng Gragory XIII rơi vào tình thế khó xử.

Năm 1582, Giáo hoàng quyết định hành động. Các nhà thiên văn đã bỏ đi 10 ngày của năm đó để điều chỉnh lịch Lulius thành lịch Gregory (lấy theo tên của Giáo hoàng). Đồng thời, họ điều chỉnh lại quy tắc tính năm nhuận thành quy tắc mà chúng ta vẫn dùng cho tới tận ngày nay.

Quy tắc bổ sung đó là sẽ không có ngày nhuận trong những năm tròn thế kỷ (thông thường các năm có số năm chia hết cho 4 đều là năm nhuận), chẳng hạn 1700, 1800, trừ những năm chia hết cho 400. Như thế có nghĩa là năm 2000 là năm nhuận, còn năm 1900 và năm 2100 thì không.

Một lần nữa, hệ thống mới lại vượt xa hệ thống cũ về độ chính xác. Phần lớn vùng Công giáo của châu Âu, trong đó có Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp và Italia chấp nhận việc này ngay tức khắc. Nhưng một số nước đã từ chối việc này trong hàng thế kỷ. Đó là hầu hết các quốc gia theo Tin Lành hoặc Chính thống giáo Phương Đông. Dù vậy, lịch Greory dần tiếp cận và thay đổi từng nền văn hóa vì sự chính xác không thể chối cãi của nó.

Một số quốc gia sử dụng lịch Gergory vẫn kỉ niệm năm mới theo truyền thống của họ (chẳng hạn như Việt Nam và một số nước phương Đông vẫn kỷ niệm Tết Nguyên đán theo Âm lịch). Nhưng cuối cùng, ngày mùng 1 tháng 1 theo cách tính ngày nay là chung nhất và nó là kết quả của một giai đoạn lịch sư kéo dài hơn hai thiên niên kỷ.

Tạm đặt toàn bộ câu chuyện vừa rồi qua một bên, nhà sử học quá cố người Anh là A.F.Pollard vào năm 1940 đã đặt ra câu hỏi rằng, liệu có gì còn bỏ sót hay không? Bởi ngày đón năm mới rơi vào rất gần sau ngày đông chí - thời điểm trong thiên văn được rất nhiều nền văn minh cổ đại tôn sùng?

Có bằng chứng cho thấy nhiều nền văn hóa đã kỷ niệm năm mới của họ cùng nhiều lễ hội khác quanh mốc thời gian này. Đó là khi mà khoảng thời gian chiếu sáng của Mặt trời xuống thấp nhất và bắt đầu dài dần ra, báo trước sự trở lại của mùa xuân và một mùa vụ mới. 

Đó là thời điểm thích hợp để nhìn lại một chu kỳ và hướng tới chu kỳ mới, giống như hai khuôn mặt của thần Janus.

Theo GDTĐ

Nếu thực sự muốn nghe điều gì đó một cách chính xác, bạn hãy thử nghiêng đầu để hướng âm thanh đi thẳng vào tai phải. Vì sao lại như vậy?

Theo một nghiên cứu mới, khi bộ não đang căng thẳng vì cùng một lúc phải tiếp nhận một lượng lớn thông tin, con người sẽ phụ thuộc vào tai phải để lắng nghe, vì chúng xử lý và giữ lại thông tin âm thanh tốt hơn tai trái.

Đây được gọi là “lợi thế của tai phải” và trong quá khứ đã có một số nghiên cứu về nó. Nghiên cứu đầu tiên xuất hiện vào năm 1967, cho thấy có sự kết nối của tai phải với bán cầu não trái ở những người có vấn đề về thần kinh. Quá trình này khiến tai phải chiếm ưu thế trong việc xử lý ngôn ngữ.

Năm 1973, các nhà nghiên cứu đã công bố một bài báo và họ cho biết rằng: lợi thế tai phải hiện hữu ở những đứa trẻ trong độ tuổi từ 5 đến 13, và nó chỉ bắt đầu xuất hiện khi những đứa trẻ lên 5 tuổi. Ngoài ra, một nghiên cứu năm 1974 cũng đã chỉ ra: khi người ta gặp khó khăn trong việc nghe âm thanh, lợi thế tai phải sẽ tăng lên đáng kể.

Các bài kiểm tra về kỹ năng nghe được sử dụng để chẩn đoán những rối loạn về xử lý thính giác, hay tìm hiểu những rối loạn có thể gây ảo giác cho bệnh nhân như tâm thần phân liệt.

Trong các thử nghiệm, người tham gia được nghe hai dòng thông tin âm thanh khác nhau bằng tai nghe, mỗi tai sẽ tiếp nhận một kiểu thông tin. Những dòng âm thanh phổ biến là cuộc trò chuyện, hoặc một giọng người đang đọc một câu hoặc một chuỗi các số. Những tình nguyện viên được yêu cầu tập trung nghe thông tin chỉ ở một bên tai (tách biệt) hoặc ở cả hai tai (tích hợp), rồi lặp lại những gì đã được nghe.


Con người nghe âm thanh tốt hơn bằng tai phải. (Ảnh: Shutterstock).

Trong nghiên cứu mới, các tác giả muốn xác định một điều: liệu lợi thế tai phải có phát huy tác dụng với những tiếng ồn ở xung quanh cũng như sự gián đoạn vì âm thanh mà con người thường xuyên gặp phải trong cuộc sống hằng ngày không?

Ông Danielle Sacchinelli - tác giả chính của nghiên cứu, thuộc Trường Đại học Auburn ở Alabama, nói: "Việc biết nhiều về cách con người lắng nghe âm thanh từ môi trường xung quanh và những nỗ lực để lắng nghe chúng - thật sự rất có ích. Chúng sẽ giúp khoa học tạo ra những công cụ chẩn đoán, điều chỉnh thính giác tốt hơn".

Mặc dù lợi thế tai phải vẫn tồn tại khi con người đến tuổi trưởng thành, nhưng các tác giả muốn xem lợi thế này đã được duy trì như thế nào. Họ muốn biết quá trình phát triển của lợi thế tai phải, vì cách lắng nghe âm thanh của người lớn và trẻ con không giống nhau. Chúng ta nghe âm thanh hơi khác nhau ở mỗi tai, và chúng được kết hợp trong hệ thống thính giác. Tuy nhiên, hệ thống thính giác của trẻ em lại gặp khó khăn với nhiệm vụ phức tạp này, do đó chúng dựa vào tai phải để nghe nhiều hơn.

Nhóm nghiên cứu cho biết, hệ thống thính giác của người lớn có khả năng xử lý và kết hợp các tín hiệu âm thanh tốt hơn, vì vậy lợi thế tai phải của họ bị suy giảm. Nhà nghiên cứu Aurora Weaver nói: "Khi chúng ta già đi, chúng ta có khả năng kiểm soát sự chú ý trong quá trình xử lý thông tin hiệu quả hơn. Đây là kết quả từ sự trưởng thành và kinh nghiệm của mỗi người”.

Các nhà nghiên cứu đã mời 41 người lớn trong độ tuổi từ 19 đến 28 tham gia vào thí nghiệm. Họ được yêu cầu thực hiện một số bài kiểm tra lắng nghe tách biệt và tích hợp. Với mỗi lần kiểm tra tiếp theo, số lượng các mục trong danh sách được đọc qua tai nghe tăng lên một.

Sau đó, những nhà nghiên cứu kiểm tra và không thấy sự khác biệt trong việc tiếp nhận thông tin ở tai trái và tai phải của người tham gia. Kết quả này được áp dụng khi số lượng các mục được nghe nằm dưới dung lượng bộ nhớ của con người.

Tuy nhiên, khi số lượng các mục được nghe vượt quá khả năng dung nạp của bộ nhớ, tình nguyện viên lại có khả năng nhớ những thứ được nghe ở tai phải nhiều hơn tai trái. Trung bình, sự chênh lệch này là 8%, nhưng ở một số người sự khác biệt lên đến 40%.

Nhà nghiên cứu Weaver cho biết: "Những nghiên cứu thông thường cho thấy lợi thế tai phải bắt đầu suy giảm khi con người bước vào độ tuổi 13, nhưng kết quả của chúng tôi cho thấy điều này liên quan đến tính chất và số lượng của thông tin được nghe. Tất nhiên các kỹ năng nhận thức có thể bị suy giảm do lão hóa, bệnh tật hoặc chấn thương, vì vậy chúng ta cần hiểu rõ hơn về tác động của nhu cầu nhận thức đến việc lắng nghe".

Nghiên cứu đã được trình bày tại cuộc họp lần thứ 174 của Hiệp hội Âm thanh Hoa Kỳ.

Theo Khám Phá

Chắc hẳn có rất nhiều người đã phải chào ngày mới với những quầng thâm mắt xấu xí. Quầng thâm khiến cho đôi mắt mất đi nét cuốn hút, giảm sự tự tin cho bạn. Vậy nguyên nhân bị quầng thâm là do là đâu?

Nguyên nhân gây quầng thâm mắt



Quầng thâm mắt.

Vì đây là vùng da mỏng hơn gấp nhiều lần so với các vùng da khác của cơ thể nên rất dễ bị tổn thương dù chỉ là những tác động nhỏ.

Bị viêm mũi dị ứng: Vùng da quanh mũi và mắt sẽ bị sưng gây ứ động tuần hoàn máu dẫn đến quầng thâm ngày càng đậm. Đôi khi ngay cả kem dưỡng da vùng mắt cũng rất khó cải thiện vì chúng không xuất phát từ hắc tố.

Mao mạch quanh mắt bị tổn thương: Chỉ mỏng bằng 1/10 các vùng da khác nên với một tác động như dụi mắt, tẩy trang, khóc, hắt xì, tiếp xúc với tia UV… cũng có thể khiến các mạch máu bị vỡ gây quầng thâm mắt.

Chế độ sinh hoạt: Đây là nguyên nhân phổ biến hơn cả – do nhịp sống hiện đại khiến bạn thường xuyên thiếu ngủ, thức khuya và ngủ không sâu giấc, vùng da quanh mắt dễ bị sưng mọng, hậu quả là những quầng thâm mắt xuất hiện vào sáng hôm sau.

Không tẩy trang sạch: Vết tích của các loại mỹ phẫm như Eyeliner, Mascara,… tích tụ lâu ngày cũng sẽ tạo nên những quầng thâm mắt kém xinh.

Tuổi tác: Thời gian khiến vùng da quanh mắt bị lão hoá, chùng xuống, dễ dàng bị tác động bởi yếu tố môi trường như khói bụi, tia cực tím,… dẫn đến hình thành thâm quầng ở mắt.


Cách khắc phục quầng thâm ở mắt

Dùng nước đá chườm quanh mắt để giúp các tế bào da co lại, giúp da săn chắc. Tuy nhiên không chườm quá lâu vì sẽ làm vỡ các mao mạch dưới da.

Đừng quên dùng thuốc nhỏ mắt (loại dưỡng mắt) để tránh tình trạng khô mắt, đỏ mắt và dị ứng mắt. Thường xuyên chăm sóc mắt bằng các loại mặt nạ từ trái cây.

Có thể dùng dưa leo thái lát mỏng để đắp lên mắt vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
Để tránh mắt bị mệt mỏi nên chú ý đến các việc sau đây:

Hãy hạn chế ăn mặn nếu bạn thường xuyên phải thức khuya. Những món ăn mặn sẽ không tốt cho da, làm da dễ bị sưng và xỉn màu. Chia nhỏ bữa tối, không nên ăn tối quá no. Bù lại, hãy ăn thêm một bữa phụ nhẹ nhàng, dễ tiêu hoá, ít chất béo, giàu vitamin B, tốt cho hoạt động trí óc.

Hạn chế ăn các đồ ăn nhanh như mì ăn liền, bánh ngọt. Nên ăn ít nhất 1 tiếng trước khi đi ngủ. Tuyệt đối không sử dụng cà phê hay những đồ uống có chất kích thích vào buổi tối. Uống nhiều nước sẽ giúp loại độc tố ra khỏi cơ thể, tăng cường hoạt động trí não cũng như tránh hiện tượng khô mắt.

Ngoài ra cũng nên bổ sung cho cơ thể các loại nước ép hoa quả có chứa nhiều vitamin C, B. Vitamin C ngăn cản sự oxy hoá, tốt cho da và hệ tiêu hoá. Dù thức khuya vẫn nên đảm bảo phải ngủ được ít nhất 4- 5 tiếng/đêm. Khi ngủ, nên nằm nghiêng để hạn chế sức ép cho hoạt động của tim.

Nằm gối hơi cao sẽ tránh được hiện tượng da mặt bị sưng vào sáng hôm sau. Thức khuya ảnh hưởng trực tiếp tới vẻ đẹp của làn da, nhất là vùng da mặt, làm da dễ bị xỉn màu và lão hoá. Nên thường xuyên mát xa da nhẹ nhàng giúp cho các mạch máu dưới da được lưu thông, tránh hiện tượng da bị tái xanh và nhợt nhạt sau khi thức dậy.

Đừng quên thoa kem dưỡng ẩm cho da trước khi đi ngủ. Việc này đảm bảo khôi phục độ ẩm và sự đàn hồi cho làn da. Nên hạn chế sử dụng kem làm trắng da vào những buổi tối thức khuya. Các loại mặt nạ dưỡng da từ hoa quả sẽ là sự lựa chọn tốt. Làn da sẽ trở nên dịu mát, tươi sáng và không bị sưng phồng.

Tắm vòi hoa sen sẽ giúp bạn thư giãn, chống lại mệt mỏi. Khi tắm nên mát xa nhẹ nhàng để loại bỏ các tế bào da chết, khôi phục độ mềm mại của làn da. Tắm sau khi thể dục buổi sáng sẽ rất tốt cho sức khoẻ.

Các nhà sản xuất thường 'đổ' nhiều tiền để thiết kế mẫu mã cho phụ nữ hơn là đàn ông.

Nhiều người nghĩ quần áo của phụ nữ thường đắt hơn nam giới, vì chất liệu tốt hơn. Thế nhưng điều này không đúng. Quan sát một số thương hiệu bạn sẽ thấy có khi cùng một chất liệu nhưng đồ của nam vẫn rẻ hơn.

Tại sao lại như vậy?

tai-sao-quan-ao-dan-ong-tot-hon-nhung-luon-re-hon-phu-nu
Quần áo của đàn ông thường rẻ hơn phụ nữ. Ảnh: Buzzfeed.

Sara Qaddoura, cựu phụ trách thương mại của một nhãn hàng thời trang chia sẻ trên Buzzfeed rằng: "Điều này phụ thuộc vào ngân sách của một thương hiệu. Với nhiều nhãn hàng, nhà sản xuất thường có mức phân bổ tiền rạch ròi giữa trang phục của nam và nữ".

Trang phục của nam giới thường có ít mẫu hơn, vì phong cách của họ không cầu kỳ. Trong khi trang phục của phụ nữ thường phải đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã và các phụ kiện đi kèm như thắt lưng, áo quây... nên họ phải chi một khoản tiền lớn hơn.

Với trang phục cho phụ nữ, nhà sản xuất đầu tư nhiều cho các mẫu thiết kế hơn, số ngân sách còn lại mới đầu tư vào chất liệu. Đàn ông lại thường chỉ mua những đồ cơ bản (áo sơ mi, áo khoác...), họ mua ít nên tập trung vào chất liệu hơn. 

Theo VNE

Nếu số bậc cầu thang chẵn, bước cuối cùng là chân trái, sẽ bị ngược với thói quen chân phải luôn đi trước.

tai-sao-cau-thang-thuong-co-so-bac-le

Trong một ngôi nhà, cầu thang được coi là yếu tố xương sống, nơi lưu thông khí giữa các tầng, các phòng nên việc thiết kế rất được coi trọng. Các kiến trúc sư đưa ra nhiều giải pháp giúp khu vực này được thông thoáng, nhiều ánh sáng tự nhiên nhất có thể.

Việc thiết kế cầu thang còn có các quy định để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho người đi lại. Theo KTS Nguyễn Hà, nếu cầu thang có quá nhiều bậc sẽ có thêm chiếu nghỉ (giảm cảm giác mệt mỏi khi leo cao), chiều rộng bậc thang không nhỏ hơn 80 cm (đủ cho 2 người tránh nhau), chiều cao tay vịn trên 90 cm...

Ngoài ra, có một luật bất thành văn nhưng được áp dụng phổ biến ở nhiều nước. Đó là số lượng bậc cầu thang nối giữa 2 tầng thường là số lẻ. Chiếu nghỉ được tính là một bậc.

Theo Homeplan, số bậc lẻ sẽ giúp cho mọi người đi lại thoải mái hơn. Với người thuận bên phải, họ sẽ bước chân phải lên bậc đầu tiên. Nếu số bậc cầu thang chẵn, bước cuối cùng là chân trái, sẽ bị ngược với thói quen: Chân phải luôn đi trước.

Ngoài ra, ở một số nước phương Đông, trong đó có Việt Nam, nhiều chủ nhà muốn thiết kế cầu thang theo quy luật "Sinh, Lão, Bệnh, Tử". Theo đó, bậc thứ nhất rơi vào cung Sinh, các bậc tiếp theo lần lượt rơi vào cung Lão, Bệnh, Tử. Gia chủ muốn bậc cuối rơi vào cung Sinh. Bởi vậy, số bậc thang thường chia hết cho 4 và cộng thêm 1 (17, 21, 25, 29).

Tuy nhiên, cách tính này chỉ mang tính tương đối trong nhà phố. Nếu các cầu thang dẫn lên mỗi tầng đều là 21 bậc, tổng số bậc thang của cả nhà sẽ rơi vào cung Bệnh nếu nhà 3 tầng hoặc cung Tử nếu nhà 4 tầng.

Một số người phương Tây tin vào sự may rủi cũng lựa chọn số bậc cầu thang lẻ. Họ nhẩm tính: Bước đầu là "được", bước thứ 2 là "mất"... nên bước cuối sẽ là "được".

Theo VNE

Có bao giờ bạn thắc mắc chị em phụ nữ lại khóc nhiều hơn đàn ông hay không? Nghiên cứu cho rằng vì liên quan đến testosterone - nội tiết tố.

Nghiên cứu mới do giáo sư Ad Vingerhoets, một nhà tâm lý học lâm sàng thuộc Đại học Tilburg (Hà Lan) và là tác giả cuốn "Tại sao chỉ con người rơi lệ: giải mã các bí mật của nước mắt", tiến hành. Ông đã trò chuyện với hơn 5.000 người ở 37 quốc gia và phỏng vấn họ về các phản ứng cảm xúc của bản thân.
Giáo sư Vingerhoets phát hiện, phụ nữ nhìn chung khóc tới 30 - 64 lần/năm, trong khi con số này ở nam giới chỉ vào khoảng 6 - 17 lần/ năm.
Đối với cánh mày râu, 66% số người được hỏi tiết lộ rơi lệ trong không đầy 5 phút mỗi lần, trong khi 24% nói khóc khoảng 6 - 15 phút. Đối với phái yếu, 2 tỉ lệ này tương ứng là 43% và 38%.
Lý giải tại sao phụ nữ khóc nhiều hơn đàn ông
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, số phụ nữ khóc lâu tới 16 - 30 phút mỗi lần (11%) cao gấp đôi nam giới (5%). Điều tương tự cũng được ghi nhận đối với những người khóc "dai" tới 16 - 30 phút hoặc trên 60 phút.
Lý giải về việc phụ nữ khóc nhiều hơn đàn ông, các chuyên gia cho rằng testosterone - nội tiết tố quan trọng có nhiều nhất ở nam giữ vai trò ức chế thói quen khóc. Ngược lại, lượng testosterone ở phụ nữ rất thấp nên họ dễ yếu đuối, sướt mướt.
"Chúng ta thấy rõ điều này trong hoạt động chuyển đổi giới tính. Các bệnh nhân thường báo cáo với chúng tôi về việc họ khóc nhiều hơn (nếu chuyển giới thành nữ) và khó khóc hơn (nếu chuyển giới thành nam)", giáo sư Bernard Chang nói.Ngoài ra, theo các nhà nghiên cứu, đàn ông có các tuyến lệ trong mắt to hơn, nên chúng mất nhiều thời gian để tịch tụ đầy nước và để nước trào ra ngoài (rơi lệ) hơn phụ nữ.
Theo giáo sư Vingerhoets, sự khác biệt nói trên giữa 2 giới có thể được lý giải bằng thực tế rằng, các chị em phụ nữ thường xuyên xem phim bi kịch và đọc văn thơ ủy mị nhiều hơn cánh mày râu.
Khám phá ám chỉ, đàn ông nên thấu cảm hơn khi xem phim lãng mạn cùng với bạn đời. Giáo sư Vingerhoets ghi nhận, trong thực tế, khi nhìn thấy một phụ nữ khóc, các nam giới thường cảm thấy khó chịu và có xu hướng phớt lờ người đó.
Nước mắt cá sấu
Một số người thường khóc trong lúc ăn gọi là hội chứng Bogorad hoặc "nước mắt cá sấu" (cá sấu thường chảy nước mắt trong lúc ăn con mồi). Điều này liên quan đến chứng suy nhược thần kinh mặt và thường gặp ở người bị hội chứng liệt Bell (viêm dây thần kinh số 7) gây méo miệng, liệt cơ tạm thời một bên mặt.
Những dây thần kinh bất thường mới phát triển trở lại nối với tuyến lệ, mỗi lần kích thích cơ mặt hoạt động (nhai) thì cũng đồng thời kích thích tuyến lệ sản xuất nước mắt gọi là tình trạng "nước mắt cá sấu".
Lý giải tại sao phụ nữ khóc nhiều hơn đàn ông
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, không phải khi nào chảy nước mắt cũng là dấu hiệu bệnh tật. Theo các nhà khoa học, chảy nước mắt trong bếp hoặc người dễ khóc có đôi mắt khỏe mạnh hơn nhờ nước mắt làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn, độc tố tích tụ trong "cửa sổ tâm hồn".

Dù là trẻ em hay người lớn thì bạn cũng không nên kìm giữ những giọt nước mắt một cách quá mức vì điều này sẽ khiến tâm trạng ức chế và sức khỏe thêm tồi tệ.
Theo Khỏe và Đẹp

Khi da bị ngứa, nó kích động lên bộ não khiến chúng ta phải gãi, kể cả khi ngủ. Nhưng cơ chế đằng sau những cơn ngứa khó chịu này vẫn chưa được hiểu rõ, và một phát hiện mới đã khiến vấn đề càng trở nên phức tạp.


(Ảnh: Internet) 

Một trong những thủ phạm tồi tệ nhất của sự ngứa là chứng viêm da - một tình trạng do bất cứ thứ gì như bột giặt hay vàng gây ra, khiến da bị kích thích. Ở Mỹ, 6,4 triệu người bị chứng viêm da và phải đi khám mỗi năm.

"Chất lượng cuộc sống bị những cơn ngứa làm giảm không kém gì những cơn đau", Martin Schmelz, nhà bệnh học thần kinh tại Đại học Mannheim ở Đức nói. "Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ nhận được sự đồng cảm nhiều hơn khi bị đau so với bị ngứa".

Histamine, một protein được tạo ra từ phản ứng dị ứng, điều khiển một số dây thần kinh để truyền thông tới não. Vùng não được kích hoạt khi bị ngứa cũng tương tự với vùng não khi chúng ta bị đau. Với trường hợp này, những thuốc kháng histamine sẽ có tác dụng. Tuy nhiên, histamine không phải là hoá chất duy nhất trong cơ thể gây ra những cơn ngứa khó chịu.

Gần đây, Schmelz đã tìm thấy sự tồn tại của những dây thần kinh gây ra cảm giác ngứa theo cách khác với dây thần kinh nhạy cảm với histamine. "Đó là bằng chứng cho thấy không chỉ có một loại hệ thần kinh liên quan tới cảm giác ngứa", Schmelz nói.

Đằng sau sự ngứa

Ngứa là một triệu chứng của rất nhiều tình trạng. Những phản ứng với thực vật, động vật và kim loại đều tạo ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Thời tiết cũng đóng một vai trò, cùng với vi khuẩn, bệnh tật và vật ký sinh. Stress cũng làm tăng thêm sự ngứa.

Sau đây là một số thứ khiến chúng ta ngứa:

- Muỗi, rệp, chấy
- Cây sồi độc, cây tầm ma
- Da khô
- Đồ trang sức
- Herpes
- Stress và sự lo lắng
- Nhiễm trùng khuẩn tụ cầu
- Bệnh vẩy nến
- Cháy da
- Xà phòng và các chất tẩy rửa

Theo Hiệp hội y khoa Mỹ, mọi người thường lạm dụng xà phòng. Thông thường chỉ cần nước rửa tay thông thường hoặc nước không cũng đủ để giữ sạch da.

Năm 1660, Samuel Hafenreffer đã đưa ra định nghĩa đầu tiên về sự ngứa - "một cảm giác thèm gãi không mấy thú vị". Gãi có thể là một cách chữa trị nhanh nhưng cũng có thể làm tình trạng tồi tệ thêm. Gãi mạnh quá có thể gây chảy máu và nhiễm trùng.

Nhưng vì sao gãi lại khiến ta dễ chịu? Các nhà khoa học cho rằng gãi có thể làm kích hoạt một số dây thần kinh kích thích cảm giác hài lòng trong não.

Theo VNE

Tiếng cười là một hình thức đặc biệt của sự nhận thức, một nhà nghiên cứu Australia đã nhận định như vậy khi cố gắng tìm hiểu mô hình đằng sau sự hài hước.


Ann Hale, nhà nhân chủng học y tế tại Đại học Sydney, tin rằng những mẩu chuyện cười được tạo ra bằng cách đặt cạnh nhau 2 khái niệm không tương xứng.

Chẳng hạn, bà Hale kể câu chuyện về một tù nhân chơi bài với người cai ngục. Vì người tù nhân đó chơi gian lận nên họ đã tổng cổ anh ta ra khỏi tù. Hale nói: "Nhà tù giam giữ bạn. Nhưng nếu bạn gian lận, bạn sẽ bị đuổi đi. Vì vậy bạn có 2 khái niệm đối lập ở đây".

Điều tương tự với những trò vui nhộn. Chúng ta cười khi thấy ai đó ngã, nhưng không phải việc ngã khiến chúng ta buồn cười, mà là chính những cố gắng để đứng thẳng được. "Điều khiến mọi người cười khi xem hề xiếc không phải là việc ngã từ dây thừng xuống, mà bạn làm gì để có thể đứng thẳng trên đó", Hale giải thích. "Nó cùng thuộc về một phạm trù nhưng lại không phù hợp nhau".

Các nhà nghiên cứu cho thấy chúng ta có thể nhận ra một cách bản năng những tình huống bất tương xứng ngay từ những năm đầu đời. "Nếu một người mẹ bò về phía mép giường, đứa trẻ sẽ cười khanh khách, bởi điều đó đi ngược lại quy luật truyền thống rằng trẻ em bò, còn mẹ thì đi".

Điều này cho thấy chúng ta phản ứng tức thì với các tình huống bất bình thường mà không nhất thiết phải nhận ra sự hài hước trong đó. Quá trình xử lý suy nghĩ này cũng được so sánh với phản ứng của những vận động viên thể thao nhà nghề, chẳng hạn như một người đánh tennis đỡ trả một quả giao bóng trước khi bộ não vào cuộc.

Tiếng cười là rất cần thiết bởi nó mang lại sự giải lao về nhận thức. "Tiếng cười mang lại sự nghỉ ngơi tạm thời sau những cuộc suy nghĩ căng thẳng. Đó là một hình thức khác của sự nhận thức mà không bị xáo trộn bởi những điều "nên", "nhưng mà" xảy ra mỗi ngày" - Hales nói.

Hale tin rằng tiếng cười là một năng lực đặc biệt của con người. Hiểu được tiếng cười và sự hài hước sẽ giúp chúng ta hiểu được quá trình tiến hoá nhận thức của nhân loại.

Theo VNE

Bất cứ bà mẹ nào dỗ đứa con khóc ngằn ngặt lúc 3 giờ sáng đều có thể cho bạn biết, nước mắt không phải lúc nào cũng là cách truyền tải thông điệp rõ nhất. Thực tế, biểu lộ sự đau khổ chỉ là một phần của câu chuyện.


Con người có 3 loại nước mắt:

- Nước mắt cơ bản (chảy không ngừng từ tuyến nước mắt) làm sạch và bôi trơn cho mắt, giúp việc nhìn rõ hơn.

- Nước mắt phản xạ làm sạch mắt khỏi những chất gây khó chịu, chẳng hạn như khi thái hành.

- Nước mắt cảm xúc là loại phức tạp nhất do cả người lớn cũng như trẻ em tạo ra.

Là một dạng độc đáo chỉ có ở người, nước mắt cảm xúc tống ra ngoài cơ thể những hoóc môn và protein do stress tạo ra. Điều này cũng lý giải cảm giác nhẹ nhõm của mọi người sau khi khóc. Nhưng nếu cơ thể tự tìm cách loại bỏ các chất thải, nước mắt sẽ trở nên vô tác dụng, bởi hầu hết lại được cơ thể hấp thu trở lại.

Chúng ta dành khoảng 1/3 quãng đời để ngủ. Việc thiếp đi rất quan trọng với sức khoẻ con người - không ai có thể trải qua vài ngày mà không ngủ. Và đó có lẽ là hành động ít được hiểu nhất trong số các hoạt động của chúng ta.
(Ảnh: Wool)
Có rất nhiều giả thuyết được đặt ra, nhưng phần lớn nhu cầu ngủ của chúng ta vẫn là một bí ẩn. Ngủ giúp cơ thể bảo dưỡng, từ việc sản xuất các hoá chất để sử dụng trong lúc thức tới tổ chức lại các neuron thần kinh trong bộ não. Giấc ngủ REM với mật độ hoạt động cao xảy ra nhiều hơn trong giai đoạn bộ não phát triển.
Một vài giả thuyết đã chỉ ra rằng giấc ngủ là một trạng thái quan trọng cho khả năng học hỏi và ghi nhớ. Ngủ giúp đưa các ký ức rời rạc vào kho lưu trữ dài hạn, và cũng có thể chỉ đơn giản là mang tới một khoảng thời gian nghỉ ngơi cho các hoạt động ban ngày.
Theo VNE

Thứ duy nhất khiến bạn khó chịu hơn việc ợ là nguyên nhân gây ra nó: Vi khuẩn nằm sâu trong dạ dày của bạn. Và tất nhiên do cả các chất khi thêm vào và những thức uống có ga nữa.
(Ảnh minh hoạ: LiveScience)
Hàng tỉ vi khuẩn nằm trong ruột của bạn giúp tiêu hoá thức ăn. Chúng biến một số đồ ăn không tiêu thành vitamin K và B. Trong quá trình này, vi khuẩn sinh ra khí có mùi khó chịu như metan khiến chúng ta ợ và cả… “xì hơi” nữa!
Thêm vào đó, khi vừa đi vừa mở miệng, bạn đã nuốt cả khí ôxi và nitơ vào bụng. Đến cuối ngày, những khí bạn đã nuốt phải cần thoát ra từ miệng hoặc hậu môn, các chuyên gia tại Đại học Y Indiana ước tính chúng ta giải phóng một phần tư lượng khí đó một ngày.
Khí cacbonic trong đồ uống có ga như sôđa hay bia cũng khiến chúng ta bị ợ.
Hệ tiêu hoá của trẻ em chưa phát triển đầy đủ để phát sinh “phản xạ ợ”, nên chúng cần được vỗ nhẹ vào lưng để giúp các bọt khí thoát ra ngoài. Trẻ bú bình thường nuốt nhiều không khí hơn trẻ bú mẹ, nên chúng cần được giúp để ợ nhiều hơn. Viện nhi Hoa Kỳ khuyến cáo nên đảm bảo không khí phải nằm ở đáy bình vì trong bình có nhiều khí hơn là sữa. 
Theo Khoahoc.tv

Câu trả lời nằm ở cách mũi chúng ta chống lại bệnh tật.
Mũi là một cơ quan phức tạp, với nhiệm vụ làm ấm và điều tiết lượng không khí đi vào cơ thể, đồng thời đóng vai trò như một người gác cổng chống lại những tác động xấu của môi trường bên ngoài, theo Stella Lee - Giáo sư tai mũi họng tại Trung Tâm Y Tế thuộc Đại học Pittsburgh (Mỹ). Cũng có thể ví mũi là vị trí tiền tuyến trong cuộc chiến giữa hệ thống miễn dịch và các yếu tố gây bệnh. Ngay khi không bị bệnh, mũi bao giờ cũng được phủ một lớp chất nhầy. Lớp nhầy này có tác dụng bẫy vi khuẩn và virus gây bệnh có thể lây nhiễm sang bạn, nếu chúng đi đến các mô dễ bị tổn thương hơn trên cơ thể. Một lớp lông mao nằm trong mũi sẽ đưa chất nhầy từ phía trước đi về phía sau mũi, rồi xuống cổ họng.
Mũi là một cơ quan phức tạp, với nhiệm vụ làm ấm và điều tiết lượng không khí đi vào cơ thể.
Mũi là một cơ quan phức tạp, với nhiệm vụ làm ấm và điều tiết lượng không khí đi vào cơ thể.
Trong trường hợp mầm bệnh vượt qua lớp nhầy, lúc bấy giờ bạn bị bệnh. Để bảo vệ cơ thể, hệ thống miễn dịch bắt đầu thành hành động. Một protein nhỏ được gọi là cytokine sẽ "ra lệnh" cho các tế bào T và tế bào B để tìm kiếm và tiêu diệt các mầm bệnh. Những protein này như những người đưa tin, báo cho các tế bào trong mũi tạo ra nhiều chất nhầy hơn nhằm làm sạch các tế bào lót tránh khỏi vi khuẩn hoặc virus có hại khác. Khi chất nhầy ngày càng gia tăng, khoang mũi của bạn tất nhiên sẽ chứa đầy loại chất lỏng dư thừa này. Sau đó, chúng tràn ra ngoài qua lỗ mũi, và chúng ta thường gọi đó là sổ mũi. Khi cơ thể của bạn xóa sạch các tác nhân gây bệnh, hệ thống miễn dịch sẽ giảm tín hiệu hoảng loạn và lớp chất nhầy sẽ quay về trạng thái bình thường.
Tuy nhiên, đôi khi hệ thống này không tuyệt vời đến mức biết được khi nào nên tắt các cơ chế phản ứng, hoặc nhận biết tế bào mà nó cần phải tấn công. Hoạt động quá tích cực hoặc có phản ứng sai sẽ dẫn đến những tình trạng như dị ứng hoặc hen suyễn. Khi cơ thể phát động một cuộc tấn công quy mô lớn nhắm vào thứ gì đó không thực sự làm hại nó, điều đó sẽ gây thiệt hại cho các mô của cơ thể.
Ngoài ra, ngay cả khi cơ thể đã thải ra ngoài những "kẻ xâm lược", chất nhầy đó rất dễ lây lan. Nói cách khác, nó vẫn có thể truyền bệnh cho người khác. Chắc hẳn bạn đã biết thường xuyên rửa tay là một cách tuyệt vời để ngăn ngừa một số loại bệnh, và Lee còn nhấn mạnh: "Chạm vào mũi, miệng hoặc mắt mà không rửa tay có thể khiến vi khuẩn và virus gây bệnh lây nhiễm hoặc tái xâm nhập vào cơ thể bạn dễ dàng hơn". "Là một bác sĩ, tôi phải thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân, nhưng tôi rửa tay liên tục và cũng vì thế mà tôi không bị bệnh", Lee nói.
Mũi là cơ quan phức tạp và không kém phần quan trọng đối với hệ miễn dịch.
Mũi là cơ quan phức tạp và không kém phần quan trọng đối với hệ miễn dịch. (Ảnh: SciShow).​

"Hãy cẩn thận với chiếc mũi của bạn"

Nếu bạn mắc bệnh - đó là việc không thể tránh khỏi đối với hầu hết chúng ta, nhưng điều quan trọng là cần phải cẩn thận với mũi của bạn, giáo sư Stella Lee cảnh báo. Hỉ mũi quá mạnh có thể gây tổn hại đến những chiếc lông mỏng manh. Thậm chí có thể đẩy tác nhân bệnh sâu vào trong khoang mũi, nơi chúng dễ dàng lây lan vào bên trong cơ thể. Để làm giảm việc chảy nước mũi, bạn nên sử dụng dung dịch nước muối (thông qua thuốc xịt mũi hoặc các cách khác) để rửa mũi của mình. Điều này sẽ giúp làm lỏng chất nhầy và chúng trở lại trạng thái bình thường một cách nhanh chóng hơn. Thuốc chống sung huyết mũi cũng được bác sĩ Lee khuyên dùng.
Trong thời gian đầu của việc chữa trị, các bác sĩ thường không cho kháng sinh vào đơn thuốc vì phần lớn cảm lạnh đều gây ra bởi một số loại virus, và chúng thường bị đào thải khỏi cơ thể trong vòng chưa đến 2 tuần. Tuy nhiên nếu các triệu chứng trở nên tệ hơn sau đó, chứng tỏ viêm nhiễm đã hình thành, lúc bấy giờ bạn mới cần đến kháng sinh. Tóm lại, chảy nước mũi có thể gây phiền nhiễu cho bạn, nhưng đó là một dấu hiệu tốt. Điều đó cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn vẫn đang hoạt động ổn định.
Theo Tinh Tế

Kim Dung

[Kim-Dung][fbig1]

Đời Sống

[Doi-song][fbig2]

Sức khỏe

[Suc-khoe][column1]

Quân Đội

[Quan-doi][column2]

Khoa Học

[Khoa-hoc][hot]

Doanh Nhân

[Doanh-nhan][gallery1]

Manga

[Manga][gallery2]

Võ Thuật

[Vo-thuat][gallery3]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Image 1 Title

Image 1 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 3 Title

Image 3 Title

Image 4 Title

Image 4 Title

Image 5 Title

Image 5 Title

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.