Articles by "Quan-doi"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Quan-doi. Hiển thị tất cả bài đăng

Trong dòng chảy của sử Việt, Tây Sơn là triều đại nổi tiếng về võ nghệ với những danh tướng lừng lẫy và nhiều loại vũ khí huyền thoại.

Theo sách Võ Nhân Bình Định, cung Kỳ Nam, Liên Phát, Thiết Thai, Vĩ Mao là những vũ khí gắn với cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.

Kỳ Nam cung

Đây là cung của tướng quân Lý Văn Bưu, một trong thất hổ tướng của nhà Tây Sơn. Ông xuất thân trong gia đình giàu có, chuyên nghề buôn ngựa ở Đại Khoang, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

Lý Văn Bưu nổi tiếng với khả năng huấn luyện ngựa và tài bắn cung “trăm phát trăm trúng”. Mỗi khi cầm quân xông trận, ông lại mang theo bên mình Kỳ Nam cung khiến kẻ giặc khiếp sợ.

Vũ khí này có cấu trúc đặc biệt. Giữa cánh cung, chỗ tay cầm có tháp gỗ quý Kỳ Nam, khi treo trong phòng, hương trầm thơm ngát.

Theo một số tài liệu lịch sử, nơi trận địa, hương trầm làm tăng nội lực, Lý Văn Bưu bắn trăm phát trăm trúng. Càng bắn, nội lực càng tăng, tên càng trúng đích.

Sách Võ Nhân Bình Định chép rằng khi xây dựng cơ sở cho nhà Tây Sơn, có một con cọp to lớn như trâu mộng, rất hung dữ, tinh khôn, thường bắt bò heo, hại người.

Lúc đầu, hổ săn bắt ban đêm, sau lại phá phách cả ban ngày. Dân làng thuê đám thợ săn cọp và các võ sĩ có danh để trừ hổ, song tất cả đều thất bại.

Lý Văn Bửu được tin, mang cung Kỳ Nam tìm vào rừng sâu để diệt trừ hổ dữ. Gặp được hổ, họ Lý bắn một phát vào đầu cọp. Con thú dữ bị thương hăng máu xông đến. Lý Văn Bưu bắn tiếp hai phát. Tên xuyên ngang cuống họng và yết hầu. Cọp giãy giụa một hồi lâu mới chết.

Sau này, khi gia nhập nghĩa quân Tây Sơn, Kỳ Nam cung đã giúp Lý Văn Bưu lập được nhiều chiến công trên chiến trường. Những mũi tên phóng ra từ cây cung của ông tiêu diệt được rất nhiều kẻ thù trong chiến thắng chống quân Xiêm năm (1785) và chiến thắng quân Thanh (1789).


Ảnh minh họa. 

Liên Phát cung

Đây là vũ khí của Đặng Xuân Phong, người làng Dũng Hòa, Tây Sơn Hạ, phủ Quy Nhơn. Ông cũng là một trong những danh tướng của nhà Tây Sơn.

Cánh cung làm bằng thép có độ cứng và đàn hồi cao nên sức bật rất mạnh. Nhờ có sức mạnh và chăm chỉ luyện tập, Đặng Xuân Phong có thể bắn một lần 5 mũi tên và bắn liên tiếp.

Theo sách sử ghi lại, một hôm, Bùi Thị Xuân đứng ở trường trầu Kiên Mỹ, trông thấy tráng sĩ trẻ tuổi cầm côn đồng, cung sắt, cưỡi ngựa ô, từ hướng làng Thuận Nghĩa chạy lên Phú Lạc, thái độ hiên ngang, tướng mạo trung hậu. Đến hòn Trưng Sơn, tráng sĩ phi ngựa lên núi. Đường đi gập ghềnh nhưng ngựa chạy như trên bình địa.

Một bầy quạ bay ngang qua, tráng sĩ giương cung bắn hai con rơi xuống. Tiếp theo 5 phát nữa, 5 con rơi như lá rụng.

Biết là người có tài, bà Bùi Thị Xuân sau khi thăm dò gốc tích, đã cùng với Võ Đình Tú đến tận làng Dõng Hòa kết bạn và mời tham gia nghĩa quân, xây dựng nhà Tây Sơn.

Khi về với Nguyễn Nhạc, ngay trận đầu ra quân, Ðặng Xuân Phong bắn chết tướng Nguyễn Văn Hiền của quân Nguyễn, góp phần vào thắng lợi của quân Tây Sơn.

Khi biết tin vua Quang Trung qua đời, Đặng Xuân Phong rất đau lòng. Sau này, ông tiếp tục phò tá vua Cảnh Thịnh, nhưng trước cảnh triều Tây Sơn ngày càng lục đục vì mâu thuẫn nội bộ, ông đã mai danh ẩn tích.

Thiết Thai cung

Thiết Thai cung là binh khí nổi tiếng của tướng Nguyễn Quang Huy, người Phú Yên. Sinh thời, ông được mệnh danh “Triệu Tử Long” của quân Tây Sơn.

Nguyễn Quang Huy thường sử dụng cây ngân câu (móc câu bạc), thích cưỡi bạch mã. Ông có sức mạnh muôn người không địch nổi, giỏi võ nghệ, tinh thông binh pháp, vua Thái Đức (Nguyễn Nhạc) rất tin dùng.

Thiết Thai cung có cánh làm bằng thép, nòng bằng sắt, trọng lượng rất nặng, sức bắn xa gấp ba, bốn lần cung thường.

Nguyễn Quang Huy trước trấn Bình Thuận, sau bị Nguyễn Phúc Ánh đánh chiếm nên phải lui về thủ Phú Yên. Năm Kỷ Mùi (1799), thành Quy Nhơn bị Nguyễn Phúc Ánh vây hãm, Nguyễn Quang Huy kéo quân ra cứu Quy Nhơn.

Nguyễn Quang Huy đánh rất hăng, một ngày đánh bại 25 viên tướng của Nguyễn Phúc Ánh. Phúc Ánh lấy làm lạ lên thành đứng xem.

Quang Huy tả xung hữu đột giữa muôn quân như Triệu Tử Long ở trận Đương Dương Trường Bản, ngó thấy Nguyễn Phúc Ánh đứng trên thành, bèn dùng Thiết Thai cung bắn trúng cánh tay trái. Phúc Ánh té nhào bất tỉnh. Vì vết thương này mà Nguyễn Phúc Ánh phải rút về Gia Định để dưỡng thương.

Vĩ Mao cung

Đây là cung của văn thần La Xuân Kiều, một trong “lục kỳ sĩ” đến với nhà Tây Sơn. Ông là người huyện Phù Cát (Bình Định).

Theo sách Nhà Tây Sơn, La Xuân Kiều rất giỏi văn thơ, cưỡi ngựa, bắn cung. Dòng họ nhà ông có một cây cung đặc biệt làm bằng gỗ quý, dây cung bện bằng lông đuôi ngựa (Vĩ Mao cung).

Cây cung đặc biệt làm bằng gỗ quý, dây bện bằng lông đuôi ngựa. Khi dây cung bật, một âm thanh trong trẻo du dương phát ra, tên phóng ra rất mạnh. Âm thanh vừa dứt thì đích đã trúng hồng tâm. Nhờ Vĩ Mao cung mà La Xuân Kiều nổi danh là xạ thủ đương thời.

Thực tế, cuộc sống của những hiệp sĩ trên lưng ngựa rất khó khăn và gian khổ chứ không huy hoàng như những gì có trên phim ảnh.

Qua phim ảnh hay tiểu thuyết, truyện cổ tích... chúng ta vẫn hình dung ra những kỵ sĩ là những người hành hiệp trượng nghĩa, với lòng quả cảm và gan dạ, họ giống như là những người anh hùng hành động vì công lý.

Luôn đứng về phía kẻ yếu và cũng là những lãng tử lãng mạn. Nhưng liệu sự thật có phải như vậy?

Hiệp sĩ là một nghề

Thực tế cuộc sống của những hiệp sĩ trên lưng ngựa rất khó khăn và gian khổ chứ không huy hoàng như những gì có trên phim ảnh. Họ cũng phải mưu sinh với cuộc sống khắc nghiệt thời loạn lạc.

Các hiệp sĩ ban đầu xuất thân từ tầng lớp các chiến binh nghèo khổ thời kì đầu phong kiến. Họ không có địa vị xã hội một cách cụ thể, thậm chí còn đói kém hơn cả nông dân. Chỉ một số được trọng dụng và ban phát tiền bạc để có địa vij trong xã hội.

Nếu quay trở về thời kỳ Trung Cổ thì bạn sẽ thấy hiệp sĩ là một "nghề" như bao nghề khác và công việc này chẳng lấy làm lạ lúc bấy giờ.

Nếu bạn có đủ sức khỏe, đây hoàn toàn có thể là một con đường đi cho bạn. Đây được xem là "nghề tự do" đầu tiên.

Làm thế nào để trở thành hiệp sĩ?


Con đường trở thành một hiệp sĩ gồm 3 giai đoạn.
Con đường trở thành một hiệp sĩ gồm 3 giai đoạn.

Nếu bạn cảm thấy thích thú với cuộc sống tự do và các cuộc chinh chiến thì chắc hẳn bạn sẻ muốn biết cách để trở thành một hiệp sĩ. Có 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Người hầu của lãnh chúa

Quá trình bắt đầu vào năm một cậu bé 7 tuổi, cậu bé sẽ được gửi đến nhà một lãnh chúa như một người hầu.

Ở đó, cậu bé sẽ học cách cư xử, phép lịch sự, sạch sẽ và tôn giáo từ những người hầu nữ trong gia đình lãnh chúa.

Và học cách săn bắn cùng cách nuôi chim ưng, một số kỹ năng phụ khác như chuẩn bị ngựa, cưỡi ngựa, cách sử dụng tất cả các loại áo giáp và vũ khí .

Giai đoạn 2: "Học việc" một hiệp sĩ


Các hiệp sĩ cũng bắt nô lệ cho mình.
Các hiệp sĩ cũng bắt nô lệ cho mình.

Đến năm 14 tuổi, cậu bé sẽ đi theo hầu một hiệp sĩ khác để học thêm nhiều điều khác từ những trận đấu của chủ. Nhiệm vụ chính của cậu bé là chuẩn bị ngựa và binh khí cho chủ nhân.

Điều này rèn luyện cho cậu bé tính cách của một kị sĩ: Kiên nhẫn, rộng rãi và, nhất là, trung thành. Vị hiệp sĩ kia sẽ chỉ dạy cậu bé mọi điều để trở thành một hiệp sĩ.

Khi cậu bé lớn hơn một ít, cậu bé sẽ theo chủ vào chiến trường, và giúp đỡ hiệp sĩ đó nếu họ bị thương.

Một số cậu bé đã được phong hiệp sĩ ngay trên chiến trường nhờ sự chiến đấu dũng cảm, nhưng hầu hết chỉ được phong tước hiệp sĩ bởi những lãnh chúa sau khi đã huấn luyện hoàn chỉnh.

Giai đoạn 3: Phong tước hiệp sĩ


Những cuộc thập tự chinh do các dòng hiệp sĩ phát động.
Những cuộc thập tự chinh do các dòng hiệp sĩ phát động.

Cậu bé sẽ trở thành một hiệp sĩ vào khoảng 18-21 tuổi. Một khi đã hoàn tất việc đào tạo, cậu bé sẽ được phong tước giống như hình thức tốt nghiệp vậy.

Khi đó, cậu bé sẽ phải cầu nguyện cả đêm, xưng tội trước ngày phong tước trong một nhà thờ. Sau đó, cậu phải tắm rửa sạch sẽ, mặc áo trắng và quần màu vàng, áo khoác tím, rồi được phong tước bởi vua hay lãnh chúa.

Vào thời Trung Cổ, cậu sẽ phải thề tuân theo quy định của một kị sĩ, và không bao giờ chạy trốn khỏi chiến trường. Và mọi phụ nữ sẽ gõ nhẹ lên áo giáp của cậu.

Cậu cũng có thể được phong tước ngay trên chiến trường, lúc mà lãnh chúa đơn giản chỉ cần đặt tay hay thanh kiếm của mình lên vai của cậu và nói: "Anh là hiệp sĩ".

Những bộ áo giáp nặng nề


Trang bị chiến đấu nặng nề.
Trang bị chiến đấu nặng nề.

Đối với hiệp sĩ việc khoác lên mình chiếc áo giáp là việc rất mất thời gian, đòi hỏi phải có người hỗ trợ. Khối lượng của chúng cũng lên tới 50 đến 60 kg.

Bạn tò mò muốn biết khi mặc chúng thì các kỵ sĩ giải quyết các vấn đề các nhân như thế nào ư? Việc thay đồ hay cởi bỏ rất mất thời gian.

Do đó những bộ áo giáp có thiết kế đặc biệt giúp các kỵ sĩ thực hiện những việc đơn giản như vệ sinh cá nhân thuận lợi hơn.

Ngoài việc bảo vệ cơ thể trong những trận đánh nguy hiểm thì áo giáp thời trung cổ còn được coi như một thứ đồ trang sức để thể hiện đẳng cấp.

Hiệp sĩ là những người bóc lột nông dân nặng nề nhất


Hiệp sĩ thu thuế của người dân trên vùng đất mình bảo vệ.
Hiệp sĩ thu thuế của người dân trên vùng đất mình bảo vệ.

Trái với những câu chuyện cổ tích về những hiệp sĩ hào hoa, giải cứu nang công chúa khỏi những con rồng hung bạo. Thực tế đôi khi khiến chúng ta bất ngờ.

Là một nghề nên công việc của một hiệp sĩ là chiến đấu và được trả lương như bao nghề khác, nguồn sống của họ đến từ những trận chiến trên lưng ngựa. Vì thế thông thường các hiệp sĩ lại chính là những người phát động các cuộc chiến.

Sau khi vua Charlemagne mở rộng lãnh thổ bằng các cuộc chinh phạt đẫm máu, đã có rất nhiều chiến binh được ban thưởng tiền bạc và quyền lực, nhiều người trong số họ có địa vị trong xã hội.

Sau thời Charlemagne, tầng lớp chiến binh này tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Các lãnh chúa cần họ để cai trị và chống lại cuộc tấn công của người Viking, người Hồi giáo và người Magyar.

Kể từ đây, những hiệp sĩ "phất lên" ở khắp châu Âu, họ bắt đầu chiếm giữ nhiều đất đai hơn, một số trở thành quý tộc giàu có, số khác làm lãnh chúa. Dần dần, những trận đánh nhau, cướp bóc trên lưng ngựa lại trở mục tiêu chính của họ.

Chính vì vậy mặc dù khẩu hiệu chung của những hiệp sĩ là: "Bảo vệ kẻ yếu, kẻ không thể tự bảo vệ mình và chiến đấu cho sự thịnh vượng chung của mọi người" nhưng tầng lớp này lại là những người bóc lột nhân dân nặng nề nhất.

Họ thu thuế bảo vệ của những hộ dân trong vùng và nếu ai không nộp sẽ chịu nhiều hậu quả đáng sợ. Tồi tệ hơn, các hiệp sĩ mang dòng máu quý tộc chính là nguyên nhân gây ra nhiều cuộc chiến tranh vào thời kì Trung Cổ.

Họ ép dân thường tham gia vào những cuộc chinh chiến đẫm máu để tranh giành đất đai, vàng bạc.
Hiệp sĩ là những người lạnh lùng và tinh thần thép


Hình tượng bí ẩn của hiệp sĩ.
Hình tượng bí ẩn của hiệp sĩ.

Được bao bọc bởi lớp giáp sắt cứng nhắc và lạnh lẽo, che đi gần hết khuôn mặt, Hiệp sĩ trở thành những kẻ lạnh lùng vì không ai thấy được cảm xúc thật của họ do lớp mũ giáp che đi. Nhưng họ lại là những người có rất nhiều vấn đề về tâm lý.

Đối mặt với những nguy cơ chấn thương luôn hiện hữu, các hiệp sĩ đôi khi phải vật lộn với nỗi tuyệt vọng, bất lực, sợ hãi và ảo tưởng, thậm chí họ còn mắc chứng trầm cảm sau chấn thương hay những rối loạn liên quan.

Các nhà khoa học đã công nhận rằng, việc phải trải qua những cuộc chiến đấu, khủng bố, tra tấn khủng khiếp có thể dẫn đến một loại rối loạn tâm lý nghiêm trọng mà bây giờ người ta gọi là PTSD.

Mới đây, nhà sử học thời Trung cổ Heeboll-Holm đến từ Đại học Copenhagen đã tập trung nghiên cứu ba tài liệu do Geoffroi de Charny, một hiệp sĩ người Pháp thế kỷ 14 đồng thời là cố vấn đáng tin cậy của vua John II, viết.

Ông phân tích tâm lý và nhận thấy:

“Công việc này khiến người ta phải chịu đựng sự nóng bức, đói khát và vất vả, thời gian ngủ thì quá ít và thường xuyên phải cảnh giác. Giấc ngủ cũng không mấy thoải mái khi nằm trên đất mà lại hay bị đánh thức đột ngột.

Và bạn hoàn toàn bất lực nếu muốn thay đổi tình hình. Bạn sẽ thường xuyên trải qua sự sợ hãi khi nhìn thấy kẻ thù lao về phía mình với thanh kiếm hay lưỡi giáo. Những mũi tên đang bay tới mà bạn lại không biết làm thế nào để tự bảo vệ mình.

Bạn nhìn thấy mọi người chém giết lẫn nhau, bỏ chạy, chết hay bị bắt làm tù binh. Bạn nhìn thấy các thi thể của đồng đội.

Tuy nhiên, con ngựa của bạn vẫn sống, và với tốc độ cực nhanh của nó, bạn có thể trốn thoát trong sự ô nhục, nhưng nếu bạn ở lại, bạn sẽ được tôn vinh”.

Như vậy cuộc sống tinh thần của họ cũng không giống như hình tượng mà chúng ta được biết đến.
Tại sao hiệp sĩ lại dần mất đi chỗ đứng của mình


Hiệp sĩ dần mất đi chỗ đứng bởi sự phát triển vũ khí.
Hiệp sĩ dần mất đi chỗ đứng bởi sự phát triển vũ khí.

Mặc dù các cuộc chiến vẫn kéo dài suốt thời kỳ Trung Cổ và Hậu Trung Cổ nhưng địa vị của hiệp sĩ dần mất đi khi súng ống và thuốc nổ xuất hiện. Chúng khiến những cuộc chiến "tay đôi" chính diện không còn hiệu quả.

Từ đó, hiệp sĩ chỉ dành cho một số rất ít người trong giới quý tộc. Hiệp sĩ từ đó chủ còn là một chức vụ mang tính chất danh dự hay chỉ còn là một chức quý tộc nhỏ.

Theo Trí Thức Trẻ

Với chiến thắng lẫm liệt trong trận Hattin, Saladin trở thành chiến binh bất tử của thế giới Hồi giáo, buộc quân Thập tự phải dừng cuộc đông chinh lần thứ 3.

Saladin sinh ra tại Iraq và là một người xuất thân từ dòng Kurd theo giáo phái Sunni của đạo Hồi. Ông được nhân dân Ai Cập và Syria tôn lên làm Hồi vương (Sultan) và thành lập vương triều Ayyubid.
Cùng với những năm tháng dài chinh chiến, Saladin đã thống nhất thế giới Hồi giáo, đánh đuổi quân xâm lược, buộc quân Thập tự phải dừng cuộc viễn chinh lần thứ 3.
Nhờ vào những chiến công này, tên tuổi của vua Saladin trở thành huyền thoại trong thế giới Hồi giáo, khiến người phương Tây phải ngả mũ trước tài năng và nền văn hóa do ông xây dựng.
Vị thống soái tài ba tuổi 30
Saladin, tên đầy đủ là Salah Aldin Yusuf Ibn Ayyubid, sinh năm 1138 tại Tikrit (Iraq) trong một gia đình sĩ quan cao cấp trong liên quân Thổ Nhĩ Kỳ - Syria.
Chân dung Saladin
Chân dung Saladin
Sau khi lên ngôi, Saladin thiết lập sự thống trị lên phần lớn Trung Đông sau hàng thập kỷ chiến tranh. Từ cội nguồn sức mạnh của mình tại Ai cập, Saladin cùng dòng họ Ayyubids đã chinh phục Yemen (1173), Damacus (1174) và Aleppo (1183).
Vào năm 1186, Saladin cũng chiếm được Jania, một khu vực giàu có, nơi có thể cung cấp nhiều nhân lực cho chiến tranh.
Dưới sự lãnh đạo của ông, quân Hồi đã đánh tan quân Thập tự chinh, tái chiếm Jerusalem vào năm 1187, bắt sống toàn bộ Ban chỉ huy quân đối phương, đập tan cuộc đông chinh lần thứ 2 của quân Thập tự.
Sau 5 năm chiến đấu, quân Saladin đã ngăn chặn thành công cuộc tái chiếm của quân Thập tự. Toàn thế giới Hồi giáo Arab vui mừng vì thánh địa thứ ba đã được giành lại và danh dự của Hồi giáo đã được phục hồi.
Trận Hattin - Chiến công vĩ đại của Saladin
Trận Hattin diễn ra vào ngày thứ 7 ngày 4/7/1187, giữa Vương quốc Thập tự Jerusalem (do Vua Guy de Lugsinan lãnh đạo) và quân đội nhà Ayyub Ai Cập (do Saladin lãnh đạo).

Trận Hattin năm 1187 là cuộc đấu trí và sức giữa Vua Guy và Saladin. Hình minh họa
Trận Hattin năm 1187 là cuộc đấu trí và sức giữa Vua Guy và Saladin. Hình minh họa
Sau trận thua trước Vua Hủi Baldwin IV của Jerusalem năm 1177, bằng kinh nghiệm chinh chiến nhiều năm, Saladin đã "bày binh bố trận" để đưa quân Thập tự rơi vào hố sâu thất bại cay đắng.
Một trong những yếu tố giúp cho Saladin giành chiến thắng vang dội trong trận Hattin chính là nhờ khả năng chỉ huy, bày trận của ông.
Chiến lược nổi bật trong trận này của ông chính là bao vây. Ông đích thân chỉ huy 3 cánh quân khác nhau, gồm 30.000 quân, 5.000 kỵ binh, để bao vây quân thập tự.
Ngay từ đầu trận chiến, Saladin đã cho quân đốt những đống cây đám bụi theo đường tiến của quân Thập tự vào vịnh Hattin.
Quân Thập tự tấn công theo đội hình tiêu chuẩn với những hàng bộ binh gồm cả cung thủ nỏ thủ để bảo vệ kị binh. Kị binh đã đầy lùi đợt tấn công đầu tiên của Saladin nhưng lại mất rất nhiều ngựa chiến.
Sau khi bị tổn thất về kỵ binh, Vua Guy de Lugsinan buộc phải lui binh. Lúc này, khói từ các cây bụi do Saladin sử dụng đã phát huy hiệu quả.
Hình ảnh Saladin trên phim
Hình ảnh Saladin trên phim
Mưu kế này của Saladin khiến cho quân Thập tự không những bị cay mắt mà còn thêm phần khát, đói.
Đúng lúc này, quân Hồi giáo bắt đầu tấn công vịnh Hattin từ mọi hướng, khu vực đồi dốc phía bắc và phía đông quá dốc cho kị binh dù có đường nhỏ lên từ phía bên kia mỏm phía bắc.
Bộ binh Saladini tấn công vào bộ binh Thập tự ở phía bắc Hatiin vào đầu buổi chiều và số này nếu không chết thì cũng bị hất xuống vực buộc phải đầu hàng.
Saladin lệnh cho tướng thân cận tấn công vào vị trí phòng thủ cuối cùng của các hiệp sĩ ở phía nam Vịnh. 
Mệt mỏi vì khói và chạy loạn trong địa hình hiểm trở, quân Cơ đốc kiệt sức quăng mình nằm trên đất và để bị bắt giữ không chống cự. Một số lượng lớn hiệp sĩ trang bị tốt bị giết hoặc bị thương, tổn thất của bộ binh còn cao hơn nữa.
Hình ảnh quân Thập tự thất bại trước quân của Saladin. Hình minh họa
Hình ảnh quân Thập tự thất bại trước quân của Saladin. Hình minh họa
Hầu hết các chỉ huy của vương quốc Jerusalem bị bắt giữ. Chiến thắng đã hoàn toàn thuộc về Saladin và người Hồi giáo.
Sau trận chiến kinh hoàng này gần 17.000 lính thập tự chết hoặc bị bắt làm tù binh, đất đai của vương quốc Jerusalem bị xóa sổ, Thành Jerusalem bị chiếm vào tháng 10 sau hơn 100 ngày tử thủ.
Với chiến thắng vang dội này, Saladin trở về Damascus nhưng bị mắc bệnh sốt rét và chết vào năm 1193, khi mới 55 tuổi. Con cháu ông tiếp tục duy trì vương triều Ayyubid thêm mấy đời nữa mới chấm dứt.
Trong lịch sử chiến tranh thế giới, thật hiếm có nhân vật nào giống như ông, ngay cả quân thù cũng phải kính nể.
Đối với quân Thập tự, Saladin trở thành đối thủ bất khả chiến bại, đồng thời ông cũng là con người khoan dung và một kỵ sĩ tài ba trong mắt người Hồi giáo.
Theo Trí Thức Trẻ

Thời đại Viking bắt đầu từ cuối thế kỷ 8 và kéo dài đến giữa thế kỷ 11. Người ta thường nhắc tới người Viking như các chiến binh lưu động trên chiến thuyền hay những kẻ cướp biển.

Lịch sử người Viking
Vào những năm 800 - 1050 người Viking thường dùng thuyền buồm nhỏ có độ bền cao và lao nhanh trên biển để đi cướp phá của cải ở những nước lân cận như Iceland (Băng đảo), Thụy Điển, Đan Mạch, Anh hay Hà Lan.
Viking là đại diện cho những người thông thạo về hàng hải và lão luyện trong những trận xung đột giữa các lãnh chúa vùng Bắc Âu. Họ thường đóng vai thương nhân đi buôn bán trao đổi rồi ra tay cướp bóc nếu thấy có cơ hội.
Ngươì Viking thường không xâm chiếm đất đai để cai trị mà chỉ gây chiến và tạo thế lực buôn bán đổi trác trong lãnh vực Bắc Âu và Đông Âu.
Họ là nỗi lo âu của đa số dân cư sống rải rác ven biển vì người Viking to lớn, mạnh bạo và rất dã man. Họ thường tấn công các làng mạc, tu viện chớp nhoáng và cướp đi vàng bạc châu báu lẫn phụ nữ trẻ đẹp.
Đặc biệt người Viking đi biển rất giỏi, họ giương buồm đi khắp châu Âu và Bắc Đại Tây Dương trên những chiếc thuyền dài, đánh phá cướp bóc, xâm chiếm phần lớn các vùng đất trù phú, rồi định cư tại những vùng đất chiếm được.
Những người Viking nổi tiếng là các chiến binh giỏi. Điều đó do nhiều yếu tố: Tàu của họ nhanh và có thể chạy xa.
Với 200 chiến thuyền, họ có thể chở 5.000 quân đi một ngày được 150 hải lý (khoảng 280 km), do đó đối phương thường không kịp tập trung lực lượng để phòng thủ, đối phó.
Ngoài ra họ có khả năng đổ bộ nhanh lên các bãi biển hoặc dọc theo các sông nhỏ mà không cần cảng vì các chiến thuyền snekker của họ rất nhẹ và dễ đem lên đất liền.
Võ trang thông thường của người Viking là rìu, lá chắn, mũ sắt bảo vệ đầu có tấm che mũi (jernhat), áo trận với quần dài màu xám hoặc xanh dương.
Chỉ những người chỉ huy mới dùng kiếm và áo giáp sắt. Mũ sắt của vua Erik Vejrhat có cắm một lá cờ nhỏ, vua Guldharald có mũ bảo vệ đầu bằng vàng.
NHỮNG SỰ THẬT VỀ NGƯỜI VIKING
Chiến binh Viking không đội mũ có sừng như những gì chúng ta thường thấy trong phim ảnh và tranh vẽ.
Chi tiết sừng trên mũ dường như được sáng tác theo xu hướng của thế kỷ XIX. Nó có thể được lấy cảm hứng từ sự sáng tác của các sử gia Hy Lạp và La Mã cổ đại ở phía Bắc châu Âu.
Các nhà khoa học giải thích sự hiểu lầm này là do người Viking được chôn cất cùng mũ trận của họ và sừng động vật dùng để uống nước.
Khi khai quật các ngôi mộ đầu tiên của người Viking, một số nhà khảo cổ học phỏng đoán rằng, những cái sừng từng ở trên mũ của họ và rơi xuống.
Mặc dù những chiến binh xuất sắc này thường lênh đênh trên biển nhưng họ là những người ăn ở rất sạch sẽ.
Tại những khu khai quật nơi chiến binh Viking từng sinh sống, các nhà khoa học tìm được nhíp, dao cạo râu, lược và chất rửa tai làm từ xương và gạc động vật.
Ngoài ra, họ cũng tắm ít nhất 1 lần/tuần, nhiều hơn so với mức trung bình của người châu Âu thời đó.
Người Viking sử dụng một chất lỏng duy nhất để châm lửa. Họ có khả năng tạo ra lửa dù ở bất cứ nơi đâu do cách lấy lửa này.
Những chiến binh Viking tham gia vào việc buôn bán nô lệ. Do vậy nhiều người giàu lên nhờ việc này.
Những chiến binh Viking tham gia vào việc buôn bán nô lệ. Do vậy nhiều người giàu lên nhờ việc này.
Họ thường xuyên bắt nô lệ từ những nơi mình đi qua
Họ thường xuyên bắt nô lệ từ những nơi mình đi qua
Đặc biệt phụ nữ Viking được hưởng một số quyền cơ bản như thừa kế tài sản, yêu cầu ly hôn và đòi của hồi môn nếu như cuộc hôn nhân của họ với bạn đời tan vỡ.
Người Viking dành hầu hết thời gian làm nông nghiệp. Cướp biển Viking khi rời khỏi cuộc sống trên thuyền đã đi gieo trồng đại mạch, lúa mạch đen và yến mạch. Họ cũng nuôi gia súc như dê, lợn và cừu trong các trang trại nhỏ.
Một ngôi làng Viking
Một ngôi làng Viking
Người Viking thích trượt tuyết
Vào thời kỳ này, họ trượt tuyết để đến được nhiều nơi và nó cũng là một hình thức giải trí của người dân.
Nam giới Viking rất thích màu vàng
Vẻ đẹp lý tưởng trong văn hóa đối với nam giới dân tộc chiến binh này là mái tóc vàng.
Người Viking hiếu chiến với cả chính mình. Trong thời đại của người Viking các bộ lạc của dân tộc chiến binh này thường xuyên cầm kiếm chống lại nhau khi không bị giặc ngoại xâm tấn công.
Các bộ tộc thường xuyên gây hấn nhau
Các bộ tộc thường xuyên gây hấn nhau
Môn võ tạo nên sức mạnh
Người Viking cả nam lẫn nữ đều học võ từ rất nhỏ. Môn võ được yêu thích và là nền tảng chiến đấu của họ mang tên Glima.
Ngay từ khi lên 6, 7 tuổi, trẻ em tại đây đã được dạy Glima. Nhờ đó, Viking luôn sở hữu một đội ngũ chiến binh mạnh mẽ trong suốt thời kỳ hưng thịnh nhất.
Môn võ này rất chú trọng đến sức mạnh, phản xạ và đặc biệt là sự quyết đoán. Bởi không chỉ để chiến đấu, tập luyện Glima giúp người Viking tăng khả năng chống chọi với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
NHỮNG BÍ ẨN VỀ NGƯỜI VIKING
Phụ nữ nắm giữ vai trò khá lớn trong xã hội Viking. Họ làm việc nhà và trông coi con cái khi người đàn ông đi vắng, có thể sở hữu tài sản, nộp đơn ly hôn hoặc đòi của hồi môn từ gia đình chồng.
Phụ nữ Viking thường lập gia đình từ khi 12 tuổi. Họ bắt đầu ra ở riêng cùng chồng và có con sớm nhất có thể để vừa đảm bảo việc duy trì nòi giống vừa cung cấp những chiến binh mạnh mẽ ở tuổi đời còn rất trẻ.
Bí ẩn về sự diệt vong
Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học ở Đại học Brown (Mỹ) cho rằng, khí hậu ngày càng lạnh giá có thể là nguyên nhân diệt vong của cộng đồng người này vào thế kỷ XIV và XV
Bắt đầu từ khoảng năm 1100, nhiệt độ giảm 4 độ C. Điều này được các nhà khoa học kết luận sau khi nghiên cứu các mẫu băng lấy từ hai hồ tại Kangerlussuaq.
Hình thái thời tiết thay đổi khiến tình hình trở nên nguy hiểm: Mùa hè ngắn và lạnh khiến thời gian canh tác bị rút lại, sản lượng lương thực sụt giảm, hoạt động trao đổi buôn bán bị cản trở do băng đá ngày càng nhiều.
Đá mặt trời
Đá mặt trời đã được đề cập đến trong kho tàng tri thức của người Viking. Loại đá này được cho là có thể giúp người điều hướng xác định chính xác vị trí của mặt trời trong một ngày âm u.
Ulfbert: Thanh kiếm phức tạp như ma thuật
Thanh kiếm Ulfberht của người ViKing được làm từ kim loại siêu nguyên chất. Người ta cho rằng công nghệ được sử dụng để rèn ra những thanh kim loại như vậy sẽ không thể được phát minh trong vòng 800 năm tới hoặc lâu hơn nữa.
Khi người Viking tấn công khắp châu Âu, họ bắt người dân từ các ngôi làng, biến họ thành nô lệ và mang trở về vùng Scandinavia.
Phụ nữ trở thành nô lệ tình dục. Nếu một nữ nô lệ có con với người chủ, ông ta có thể coi nó là con mình hoặc biến nó thành một nô lệ khác.
Tàn bạo hơn, người Viking còn hiến tế các nô lệ để chôn cất cùng chủ nhân của họ. Một cuộc khai quật ở Flakstad, Na Uy đã phát hiện ra nhiều ngôi mộ cùng với 10 xác người, một số trong đó bị chặt đầu.
Sau khi nghiên cứu sâu hơn, các nhà khảo cổ phát hiện ra rằng những người chôn ở đó đều là nô lệ.
Người Viking rất lãng mạn
“Bức thư tình đó” có nội dung: “Hãy hôn anh/em đi”. Một nhà khoa học tại Đại học Oslo đã giải mã được những kí tự được gọi là mật mã jotunvillur.
Đây là ngôn ngữ bí mật của người Runic từng được người Viking sử dụng trong thế kỷ 13, nó đã được tìm thấy trong hơn 80 bản chữ khắc Na Uy nhắc đến ngày Lễ tình yêu (Valentine) của người Viking.
Thật khó tin khi những người chuyên cướp phá, chém giết, hiếu chiến này lại là những người khá lãng mạn!
Con cháu của họ - những người Iceland là những người sống lâu nhất thế giới
Những người ở hòn đảo cô lập Iceland này có tuổi thọ trung bình là 82, cao hơn hẳn 10 năm so với tuổi thọ trung bình của thế giới.
Người Viking vô tình đưa chuột đi khắp nơi
Những sinh vật này vô tình trở thành những vị khách trên thuyền và được người Viking đưa đi khắp nơi, họ đã góp phần giúp cho loài chuột trở nên phổ biến ở những nơi mình đi qua.
Theo Soha

Hoplite là một trong những đội quân nổi tiếng, có ảnh hưởng nhất và được thành lập sớm nhất trong lịch sử. Bí quyết nào khiến họ trở thành "nỗi khiếp đảm" của binh lính đối phương?

Vào khoảng thế kỷ thứ VII - thứ VIII trước Công nguyên, Hy Lạp phải đối mặt với sự nổi dậy của những thành thị độc lập có chính phủ và nền văn hóa riêng.
Mâu thuẫn và sự cạnh tranh giữa các thành thị ngày càng trở nên dữ dội để tranh giành quyền lực và ảnh hưởng giữa các vùng. Để thống nhất lại Hy Lạp, đội quân Hoplite đã được thành lập.
Mặc dù ban đầu, đội quân Hoplite được thành lập để ổn định bờ cõi trong nước.
Nhưng càng về sau, với sự trợ thủ đắc lực của những chiến binhHoplite huyền thoại, Hy Lạp thời cổ đại trở thành một trong những quốc gia hùng mạnh bậc nhất, khiến mọi kẻ thù phải dè chừng mỗi khi nhắc đến.
Họ đã gây tiếng vang trong trận chiến giữa quân Athens và Sparta hay khi quân Ba Tư tới xâm lấn Hy Lạp.

Chiến binh Hoplite. Hình minh họa
Chiến binh Hoplite. Hình minh họa
Phalanx - Chiến thuật tạo nên tên tuổi huyền thoại của Hoplite
Đúng như nghĩa của từ “Hoplite” (có nghĩa là “Người mang áo giáp”, được dùng để miêu tả vẻ ngoài với giáp và khiên của họ), chiến thuật nổi tiếng nhất của đội quân Hoplite chính là đội hình sát cánh Phalanx.
Mặc dù đội hình này được các đội quân trước đó sử dụng rất thường xuyên nhưng nó đặc biệt phát huy hiệu quả với Hoplite.
Phalanx, còn gọi là phương trận, là một đội hình quân sự số đông hình chữ nhật, thường được tập hợp hoàn toàn từ bộ binh nặng được vũ trang giáo, kích, hoặc những vũ khí tương tự như vậy.
Với đội hình này, những binh sĩ đi hàng đầu sẽ giương cao ngọn giáo sắc bén để tạo nên bức tường không thể thâm nhập.
Đội hình Phalanx của quân Hoplite
Đội hình Phalanx của quân Hoplite
Thêm vào đó, mỗi binh sĩ sẽ mang khiên Hoplon bên ngực trái để bảo vệ tim và phần bên phải của binh sĩ bên cạnh. Chính yếu tố này giúp họ hầu như bất khả chiến bại khi tấn công trực diện từ phía trước.
Kẻ thù không thể tấn công họ trực tiếp cũng như không thể phóng lao từ xa do hệ thống khiên rất chắc chắn.
Với đội hình dành cho bộ binh trang bị nặng và sử dụng vũ khí dài như thương, giáo, các chiến binh Hoplite xếp sát và di chuyển cùng nhau, trở thành một khối thống nhất cực kỳ vững chắc.
Những người Hy Lạp cổ (giai đoạn 750 - 350 TCN) đã sử dụng đội hình này một cách rất thành thục và nhờ đó, họ vượt trội các đối thủ khác trên chiến trường.
Sự hùng mạnh của đội quân Hoplite còn nằm ở sự huấn luyện kỷ luật nghiêm ngặt. Các chiến binh phải học cách chiến đấu cùng nhau và không được rời bỏ vị trí.
Chiến công hiển hách nhất lịch sử của đội quân Hoplite
Một trong những chiến công nổi bật nhất của Hoplite là đánh bại đội quân Ba Tư, ngăn không cho đế chế Ba Tư xâm lược châu Âu. Trận đánh này có tên là Marathon.
Trận đánh nổi tiếng diễn ra vào mùa thu năm 490 TCN trong Cuộc xâm lược Hy Lạp lần thứ nhất của Ba Tư. Đây là trận chiến giữa quân dân Athena, được sự giúp đỡ của Plataea, và quân đội Ba Tư do Datis và Artaphernes chỉ huy.
So với 72.000 quân của Ba Tư, 11.000 quân Hy Lạp trong trận chiến này chỉ có một tôn chỉ "thà chết tự do còn hơn sống nô lệ".
Bộ binh Athens chia làm bộ binh nặng và bộ binh nhẹ chiến đấu theo đội hình phalanx. Tuy còn khá nhiều nhược điểm, nhưng đội hình này có khả năng phòng thủ chắc và có uy lực công kích mạnh, song chỉ vận dụng được trên địa hình bằng phẳng.
Hình ảnh tạo dựng trận chiến Marathon
Hình ảnh tạo dựng trận chiến Marathon
Bộ binh nặng là nòng cốt của quân đội Hy Lạp cổ đại. Mặc dù còn những nhược điểm và hạn chế, nhưng quân Athens nhờ có chiến thuật và đội hình tốt đã chiến thắng một cách vang dội.
Đây là trận đánh điển hình có ý nghĩa trọng yếu trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược của nhân dân Hy Lạp cổ đại.
Hình tượng người chiến binh chạy một quãng đường dài 42 km, vượt qua rừng núi từ nơi diễn ra trận chiến ác liệt tới Athens để báo tin thắng trận đã trở nên tiêu biểu cho tinh thần thi đấu của bộ môn chạy Marathon ngày nay.
Sau chiến thắng này, các quốc gia châu Âu lân cận cũng học theo chiến lược hiệu quả của họ.
Quân Macedonia và quân La Mã đều học theo và cải tiến đội hình Phalanx của Hoplite. Quân Macedonia thường tăng gấp đôi độ dài của giáo, trong khi quân La Mã biến đội hình Phalanx thành đội quân lê dương Legion hùng mạnh.
Tuy không giống như quân Hoptile, đội hình La Mã vẫn giữ một số quy tắc cơ bản như đội hình chữ nhật, dùng khiên để bảo vệ và chiến đấu tập thể để đánh đuổi kẻ thù.
Bằng cách này, quân Hy Lạp đã xây dựng thành công chiến lược chiến đấu của cả châu Âu cổ đại, dẫn tới chiến thắng vẻ vang của cả quân Macedonia và La Mã.
Theo Soha

Chiến binh Sparta, La Mã hay Mông Cổ từng là những hung thần trên chiến trường. Họ gây ra không ít nỗi khiếp đảm cho kẻ thù trong lịch sử.
Maori là những người Polynesia bản xứ của New Zealand. Tổ tiên của họ là những thổ dân sống ở đông Polynesia. Họ tới New Zealand bằng thuyền nhỏ trong giai đoạn từ năm 1250 đến 1300.
Người Maori tin rằng chiến đấu là việc thiêng liêng để có sức mạnh tinh thần và uy tín. Không như hầu hết các thổ dân bản địa khác, người Maori chưa bao giờ bị chinh phục.
Hiệp sĩ được vũ trang kỹ trong thời Trung Cổ ở châu Âu. Họ là những người giàu có, được đào tạo bài bản và chiến đấu trên lưng ngựa.
Được trang bị đến tận răng, hiệp sĩ sử dụng những bộ giáp nặng khoảng 30 kg khiến họ giống như một chiếc xe tăng trên chiến trường và khó bị giết nhất lịch sử.
Không chỉ là người lính thiện chiến, hiệp sĩ cũng là những người đàn ông lịch lãm. Luật lệ của họ là bảo vệ kẻ yếu, người không có khả năng tự vệ và đấu tranh cho lợi ích chung.
Chiến binh La Mã là những người lính thực dụng nhất trong lịch sử chiến tranh cổ đại, vì họ sẵn sàng làm mọi thứ để giành chiến thắng.
Có kỹ năng chiến đấu toàn diện, họ được trang bị vũ khí và giáp hạng nặng như khiên, giáo... Để trở thành một chiến binh, người lính phải là công dân La Mã dưới 45 tuổi.
Các quân đoàn thường có quy mô khoảng 5.400 binh sĩ và là xương sống của quân đội La Mã. Nhờ những thành công quân sự to lớn, người ta xem quân đoàn La Mã là mô hình quân đội kiểu mẫu đầu tiên trong lịch sử.
Chiến binh Mông Cổ là những người lính huyền thoại. Với khả năng năng cưỡi ngựa, họ đã giúp quân Mông Cổ chiếm đóng hầu hết lục địa Á - Âu trong thế kỷ 13, 14.
Dưới sự chỉ đạo của Thành Cát Tư Hãn, chiến binh Mông Cổ đã gây ra nỗi kinh hoàng cho kẻ thù trên chiến trường.
Chiến binh Apache là những người lính thiện chiến chống lại người Tây Ban Nha và Mexico trong nhiều thế kỷ. Họ được xem là các ninja của châu Mỹ và nổi tiếng về sự hung dữ, mạnh mẽ.
Để trở thành một chiến binh thực thụ, đàn ông Apache phải trải qua quá trình tập luyện khó khăn như hành quân mà không ngủ, ngồi một thời gian dài mà không gây ra tiếng ồn.
Là những bậc thầy về dùng dao và rìu, chiến binh Apache có thể bất ngờ xuất hiện phía sau và cắt cổ kẻ thù.

Ninja là những cá nhân hay tổ chức đánh thuê chuyên về hoạt động bí mật từng tồn tại trong lịch sử Nhật Bản từ thời kỳ Kamakura đến thời kỳ Edo.
Các nhiệm vụ của ninja bao gồm gián điệp, phá hoại, xâm nhập, ám sát, thậm chí có thể tham gia tập kích đối phương trong một vài trường hợp nhất định.
Ninja thường sử dụng phi tiêu và kiếm để thực hiện sứ mệnh vì các vũ khí đó dễ mang theo, dễ di chuyển và hoạt động. Đặc biệt, ninja rất quả quyết và dũng cảm.
Họ luôn bàn tính kỹ trước khi hành động. Khi nhiệm vụ thất bại, mỗi ninja phải tự kết liễu mạng sống để tránh làm lộ bí mật của tổ chức.
Samurai là một bộ phận của tầng lớp võ sĩ Nhật Bản, thuộc hạ của các shogun, daimyo và đứng trên một số bộ phận võ sĩ khác. Họ được vũ trang kỹ và sẵn sàng chết vì chủ nhân.
Không chỉ sử dụng những thanh kiếm sắc nhất thế giới, Samurai cũng là bậc thầy về bắn cung. Một điểm đáng chú ý của samurai là luật tự mổ bụng (hay còn gọi là harakiri), cho phép chiến binh bị hạ nhục phục hồi danh dự cho mình bằng cái chết.
Chiến binh Viking thực sự là nỗi kinh hoàng của châu Âu từ cuối thế kỷ 8 đến giữa thế kỷ 11. Họ là những binh sĩ lưu động trên các thuyền chiến và đi biển rất giỏi.
Lính Viking có sức khỏe phi thường và sử dụng các loại vũ khí như rìu, lá chắn, mũ sắt bảo vệ đầu. Chiến binh Viking đã giương buồm đi khắp châu Âu và Bắc Đại Tây Dương trên những chiếc thuyền dài.
Họ cướp bóc, xâm chiếm phần lớn các vùng đất trù phú tại châu Âu, sau đó định cư tại những vùng đất chiếm được.
Chiến binh mamluk là những người lính nô lệ được chuyển sang đạo Hồi để phụng sự các lãnh đạo Hồi giáo trong suốt thời kỳ Trung Cổ.
Qua thời gian, họ trở thành một lực lượng quân sự mạnh mẽ thường đánh bại các đội quân thập tự chinh châu Âu. Chiến binh mamluk thiện chiến, can đảm nhưng tàn ác và cũng rất trung thành với chủ.
Người mamluk từng nắm quyền lực và thống trị Ai Cập trong giai đoạn từ năm 1250 đến 1517.
Chiến binh dân tộc Sparta là một trong những đội quân hùng mạnh nhất thế giới cổ đại. Ngay từ lúc 7 tuổi, trẻ em Sparta đã tham gia các trại huấn luyện khắc nghiệt.
Nếu không thể chịu đựng, chiến binh Sparta sẽ bị đào thải và bị giết một cách không thương tiếc. Nam giới Sparta trở thành chiến binh cho đến năm 60 tuổi.
Ngoài ra, họ còn nổi tiếng với tinh thần quả cảm và không được phép đầu hàng trong các cuộc chiến. Những chiến binh Sparta tinh nhuệ luôn khiến cho quân thù phải khiếp sợ, kể cả khi họ sống sót lẫn khi họ hy sinh.
Theo Soha

Kim Dung

[Kim-Dung][fbig1]

Đời Sống

[Doi-song][fbig2]

Sức khỏe

[Suc-khoe][column1]

Quân Đội

[Quan-doi][column2]

Khoa Học

[Khoa-hoc][hot]

Doanh Nhân

[Doanh-nhan][gallery1]

Manga

[Manga][gallery2]

Võ Thuật

[Vo-thuat][gallery3]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Image 1 Title

Image 1 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 3 Title

Image 3 Title

Image 4 Title

Image 4 Title

Image 5 Title

Image 5 Title

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.