5 hảo hán đáng mặt bằng hữu nhất Lương Sơn
Trong 108 vị anh hùng Lương Sơn nhưng ai mới là người đáng mặt bằng hữu nhất?
Vị trí thứ 5: Mẫu Dạ Xoa Tôn Nhị Nương
Năm xưa trên đường bị lưu đày, Hành giả Võ Tòng từng có dịp ở lại quán rượu của Trương Thanh và Tôn Nhị Nương. Trải qua một số sự kiện, ba người này đã gạt bỏ nghi ngờ và kết làm bằng hữu.
Sau khi Võ Tòng giết người trong nhà Trương đô giám và bị truy nã, ông đã nương nhờ tại nơi ở của vợ chồng Tôn Nhị Nương một thời gian. Trong suốt khoảng thời gian vị bằng hữu này gặp nạn, Tôn Nhị Nương và phu quân đã tận tâm tận lực giúp đỡ, thậm chí còn không màng tới an nguy tính mạng của mình.
Dưới sự trợ lực của Tôn Nhị Nương, Võ Tòng mới may mắn lên núi Nhị Long và thoát được một kiếp nạn. Vì vậy có thể nói, nếu không có sự cưu mang lúc nguy cấp của vị nữ hảo hán họ Tôn, Lương Sơn sau này chưa chắc đã có được một hành giả Võ Tòng nức tiếng gần xa.
Mặc dù sinh ra trong thân phận của một người phụ nữ bị bó buộc bởi không ít khuôn phép giáo điều dưới thời phong kiến, thế nhưng Tôn Nhị Nương lại hành xử rất mực quảng đại và luôn đặt hai chữ "trung nghĩa" lên đầu.
Vị trí thứ 4: Lãng tử Yến Thanh
Năm xưa sau khi kế nhiệm chức trại chủ Lương Sơn, Tống Giang vì muốn chiêu nạp Lư Tuấn Nghĩa nên đã phái Ngô Dụng xuống núi giả làm thầy tướng số để bày mưu tính kế.
Bấy giờ, một Yến Thanh vốn thông minh, nhạy bén đã phần nào đoán được đây là mưu kế của Lương Sơn Bạc, liền ra sức khuyên ngăn chủ nhân nhưng không thành. Trước khi Lư Tuấn Nghĩa lên đường lánh nạn, ông vẫn một mực xin đi theo để bảo vệ an toàn nhưng không được đồng ý.
Tới khi chủ nhân gặp nạn, vị lãng tử họ Yến này vẫn không quản ngại nguy nan, luôn tìm đủ mọi cách để cứu được Lư Tuấn Nghĩa, thậm chí nhiều khi còn không màng tới an nguy của bản thân mình mà lao vào hiểm cảnh.
Vị trí thứ 3: Tiểu Lý Quảng Hoa Vinh
Ông vốn là người bạn chí cốt của Tống Giang từ thuở còn làm quan và sau này cũng trở thành một trong số ít những tâm phúc hàng đầu khi Tống Công Minh đã kế nhiệm chức Trại chủ Lương Sơn.
Năm xưa sau khi sống sót trở về từ trận tử chiến với Phương Lạp, Tống Giang đã bị gian thần hãm hại và buộc phải uống rượu độc để tự vẫn. Sau đó không lâu, Hoa Vinh cũng đã giã biệt thân nhân rồi đến tự vẫn cùng Ngô Dụng ngay trước mộ huynh trưởng.
Sự ra đi tình nguyện ấy cũng là minh chứng cho thấy lòng trung thành và tình cảm bằng hữu khó ai bì được của vị hảo hán nức tiếng Lương Sơn một thời.
Vị trí thứ 2: Hành giả Võ Tòng
Năm xưa khi đến nhà tù Mạnh Châu, vị hảo hán này từng được Thi Ân chiếu cố. Để báo đáp ân tình cho người bằng hữu ấy, Võ Tòng đã đánh bại Tưởng Môn Thần, giúp Thi Ân lấy lại nơi làm ăn đã bị cướp từ tay hắn. Thế nhưng chính việc làm này đã khiến ông bị ám hại và sau đó phải chịu án lưu đày.
Trên đường đi lưu đày, đồ đệ của Tưởng Môn Thần và hai tên sai nha có âm mưu ám hại, Võ Tòng sau đó đã giết chúng rồi quay về nhà Trương đô giám để báo thù.
Mặc dù sự việc này từng khiến vị hảo hán đả hổ ấy bị truy nã và nhiều lần lâm vào cảnh nguy khốn. Thế nhưng việc ông liều mạng giúp Thi Ân cũng thể hiện tinh thần trung nghĩa và sẵn sàng hy sinh tất cả vì bằng hữu mà ít ai có được.
Vị trí thứ nhất: Hoa Hòa Thượng Lỗ Trí Thâm
Khi Lâm Xung bị hãm hại và phải chịu án lưu đày tới Thương Châu, Lỗ Trí Tâm đã đi theo suốt dọc đường để âm thầm bảo hộ. Tới lúc quân áp giải là Đổng Siêu, Tiết Bá muốn mưu hại Lâm Xung, vị hảo hán họ Lỗ này lại kịp thời ra tay cứu bằng hữu của mình một mạng.
Sau đó, ông đã hộ tống Lâm Xung thẳng đến Thương Châu ngoài bảy mươi dặm. Lỗ Trí Thâm cũng vì vậy mà bị Cao Cầu bức hại, buộc phải chạy trốn lần nữa.
Mặc dù từng bị chỉ trích là kiểu người nóng nảy, lỗ mãng, nhưng Lỗ Trí Thâm lại là một hảo hán thẳng thắn, hào sảng, cả đời dốc lòng vì huynh đệ. Chính những đức tính ấy đã giúp ông có được nhiều bằng hữu chí cốt như Sử Tiến, Lâm Xung, Võ Tòng, Dương Chí...
Đó cũng là lý do mà không ít ý kiến đã cho rằng, những ai có cơ hội kết làm huynh đệ với Lỗ Trí Thâm chính là một may mắn hiếm có trong cuộc đời của họ.
Tiết lộ vị anh hùng Lương Sơn Bạc là hậu duệ Hoàng đế
Sài Tiến là hậu duệ của Hậu Chu Thế Tông
Từ khi binh biến Trần Kiều nhường ngôi vào năm 960, Tống Thái Tổ Vũ Đế đã tặng cho gia tộc họ Sài cuốn “Đan Thư Thiết Khoán” – có thể hiểu là “kim bài miễn tử” như cách để tôn vinh công trạng của Hậu Chu Thế Tông. Với “Đan Thư Thiết Khoán”, dù họ Sài có tội nặng thế nào cũng không bị xử tội chết, ngay cả đương kim thiên tử cũng chẳng thể đụng đến.
Nhiều anh hùng trước khi Lương Sơn Bạc, như Lâm Xung, Võ Tòng, Tống Giang cũng từng tìm đến sơn trang của Sài Tiến làm nơi trú ẩn. Bởi vì sơn trang của Sài Tiến được bảo vệ bởi “Đan Thư Thiết Khoán”, cho nên bọn quan sai, nếu không được sự cho phép của ông thì “ngoại bất nhập”.
Sài Tiến rất hào phóng trong việc sử dụng tài sản của mình để giúp đỡ người nghèo và các bằng hữu hảo hán. Các đầu lĩnh Lương Sơn, tất cả đều coi Sài Tiến là huynh đệ tốt.
Sau khi Lý Quỳ đánh chết Ân Thiên Tích, Sài Tiến bị Cao Liêm bắt giam, đánh đập tàn nhẫn. Lý Quỳ về đến Lương Sơn thưa chuyện với Tống Giang, lập tức các đầu lĩnh Lương Sơn xuống núi giải cứu Sài Tiến, đưa ông về Lương Sơn.
Sài Tiến chấp nhận việc gia nhập Lương Sơn, ông và Lý Ứng phụ trách việc giữ kho lương của Lương Sơn sau khi hội tụ đủ 108 anh hùng Lương Sơn Bạc. Ông tham gia vào các cuộc chiến chống quân Liêu, Điền Hổ, Vương Khánh sau khi được chiêu an về triều.
Ở cuộc chiến chống lại quân Phương Lạp, Ông cùng Yến Thanh trá hàng Phương Lạp và làm gián điệp cho nghĩa quân Lương Sơn. Với tài ăn nói của mình, ông nhanh chóng thu hút được lòng tin của Phương Lạp, Sài Tiến được Phương Lạp gả cho cháu gái. Phương Lạp trong lúc mất cảnh giác với Sài Tiến và Yến Thanh thì bị cặp đôi này tấn công đột ngột. Sau đó Sài Tiến dẫn đường cho các đầu lĩnh Lương Sơn tiến vào căn cứ chính của Phương Lạp, đáo công đại thành.
Sài Tiến là một trong 27 vị anh hùng sống sót và trở về sau trận chiến với Phương Lạp, ông làm quan đến chức Hoành Hải quân Đô Thống chế. Tuy nhiên vì lo sợ bọn gian thần sẽ đổ tội cho ông vì mối quan hệ của ông với cháu gái của Phương Lạp nên ông đã cáo bệnh về quê, sống cuộc đời ung dung tự tại cho đến khi qua đời ở tuổi 69.
Vị trí thứ 5: Mẫu Dạ Xoa Tôn Nhị Nương
Năm xưa trên đường bị lưu đày, Hành giả Võ Tòng từng có dịp ở lại quán rượu của Trương Thanh và Tôn Nhị Nương. Trải qua một số sự kiện, ba người này đã gạt bỏ nghi ngờ và kết làm bằng hữu.
Sau khi Võ Tòng giết người trong nhà Trương đô giám và bị truy nã, ông đã nương nhờ tại nơi ở của vợ chồng Tôn Nhị Nương một thời gian. Trong suốt khoảng thời gian vị bằng hữu này gặp nạn, Tôn Nhị Nương và phu quân đã tận tâm tận lực giúp đỡ, thậm chí còn không màng tới an nguy tính mạng của mình.
Dưới sự trợ lực của Tôn Nhị Nương, Võ Tòng mới may mắn lên núi Nhị Long và thoát được một kiếp nạn. Vì vậy có thể nói, nếu không có sự cưu mang lúc nguy cấp của vị nữ hảo hán họ Tôn, Lương Sơn sau này chưa chắc đã có được một hành giả Võ Tòng nức tiếng gần xa.
Mặc dù sinh ra trong thân phận của một người phụ nữ bị bó buộc bởi không ít khuôn phép giáo điều dưới thời phong kiến, thế nhưng Tôn Nhị Nương lại hành xử rất mực quảng đại và luôn đặt hai chữ "trung nghĩa" lên đầu.
Vị trí thứ 4: Lãng tử Yến Thanh
Năm xưa sau khi kế nhiệm chức trại chủ Lương Sơn, Tống Giang vì muốn chiêu nạp Lư Tuấn Nghĩa nên đã phái Ngô Dụng xuống núi giả làm thầy tướng số để bày mưu tính kế.
Bấy giờ, một Yến Thanh vốn thông minh, nhạy bén đã phần nào đoán được đây là mưu kế của Lương Sơn Bạc, liền ra sức khuyên ngăn chủ nhân nhưng không thành. Trước khi Lư Tuấn Nghĩa lên đường lánh nạn, ông vẫn một mực xin đi theo để bảo vệ an toàn nhưng không được đồng ý.
Tới khi chủ nhân gặp nạn, vị lãng tử họ Yến này vẫn không quản ngại nguy nan, luôn tìm đủ mọi cách để cứu được Lư Tuấn Nghĩa, thậm chí nhiều khi còn không màng tới an nguy của bản thân mình mà lao vào hiểm cảnh.
Vị trí thứ 3: Tiểu Lý Quảng Hoa Vinh
Ông vốn là người bạn chí cốt của Tống Giang từ thuở còn làm quan và sau này cũng trở thành một trong số ít những tâm phúc hàng đầu khi Tống Công Minh đã kế nhiệm chức Trại chủ Lương Sơn.
Năm xưa sau khi sống sót trở về từ trận tử chiến với Phương Lạp, Tống Giang đã bị gian thần hãm hại và buộc phải uống rượu độc để tự vẫn. Sau đó không lâu, Hoa Vinh cũng đã giã biệt thân nhân rồi đến tự vẫn cùng Ngô Dụng ngay trước mộ huynh trưởng.
Sự ra đi tình nguyện ấy cũng là minh chứng cho thấy lòng trung thành và tình cảm bằng hữu khó ai bì được của vị hảo hán nức tiếng Lương Sơn một thời.
Vị trí thứ 2: Hành giả Võ Tòng
Năm xưa khi đến nhà tù Mạnh Châu, vị hảo hán này từng được Thi Ân chiếu cố. Để báo đáp ân tình cho người bằng hữu ấy, Võ Tòng đã đánh bại Tưởng Môn Thần, giúp Thi Ân lấy lại nơi làm ăn đã bị cướp từ tay hắn. Thế nhưng chính việc làm này đã khiến ông bị ám hại và sau đó phải chịu án lưu đày.
Trên đường đi lưu đày, đồ đệ của Tưởng Môn Thần và hai tên sai nha có âm mưu ám hại, Võ Tòng sau đó đã giết chúng rồi quay về nhà Trương đô giám để báo thù.
Mặc dù sự việc này từng khiến vị hảo hán đả hổ ấy bị truy nã và nhiều lần lâm vào cảnh nguy khốn. Thế nhưng việc ông liều mạng giúp Thi Ân cũng thể hiện tinh thần trung nghĩa và sẵn sàng hy sinh tất cả vì bằng hữu mà ít ai có được.
Vị trí thứ nhất: Hoa Hòa Thượng Lỗ Trí Thâm
Khi Lâm Xung bị hãm hại và phải chịu án lưu đày tới Thương Châu, Lỗ Trí Tâm đã đi theo suốt dọc đường để âm thầm bảo hộ. Tới lúc quân áp giải là Đổng Siêu, Tiết Bá muốn mưu hại Lâm Xung, vị hảo hán họ Lỗ này lại kịp thời ra tay cứu bằng hữu của mình một mạng.
Sau đó, ông đã hộ tống Lâm Xung thẳng đến Thương Châu ngoài bảy mươi dặm. Lỗ Trí Thâm cũng vì vậy mà bị Cao Cầu bức hại, buộc phải chạy trốn lần nữa.
Mặc dù từng bị chỉ trích là kiểu người nóng nảy, lỗ mãng, nhưng Lỗ Trí Thâm lại là một hảo hán thẳng thắn, hào sảng, cả đời dốc lòng vì huynh đệ. Chính những đức tính ấy đã giúp ông có được nhiều bằng hữu chí cốt như Sử Tiến, Lâm Xung, Võ Tòng, Dương Chí...
Đó cũng là lý do mà không ít ý kiến đã cho rằng, những ai có cơ hội kết làm huynh đệ với Lỗ Trí Thâm chính là một may mắn hiếm có trong cuộc đời của họ.
Tiết lộ vị anh hùng Lương Sơn Bạc là hậu duệ Hoàng đế
Sài Tiến là hậu duệ của Hậu Chu Thế Tông
Từ khi binh biến Trần Kiều nhường ngôi vào năm 960, Tống Thái Tổ Vũ Đế đã tặng cho gia tộc họ Sài cuốn “Đan Thư Thiết Khoán” – có thể hiểu là “kim bài miễn tử” như cách để tôn vinh công trạng của Hậu Chu Thế Tông. Với “Đan Thư Thiết Khoán”, dù họ Sài có tội nặng thế nào cũng không bị xử tội chết, ngay cả đương kim thiên tử cũng chẳng thể đụng đến.
Nhiều anh hùng trước khi Lương Sơn Bạc, như Lâm Xung, Võ Tòng, Tống Giang cũng từng tìm đến sơn trang của Sài Tiến làm nơi trú ẩn. Bởi vì sơn trang của Sài Tiến được bảo vệ bởi “Đan Thư Thiết Khoán”, cho nên bọn quan sai, nếu không được sự cho phép của ông thì “ngoại bất nhập”.
Sài Tiến rất hào phóng trong việc sử dụng tài sản của mình để giúp đỡ người nghèo và các bằng hữu hảo hán. Các đầu lĩnh Lương Sơn, tất cả đều coi Sài Tiến là huynh đệ tốt.
Sau khi Lý Quỳ đánh chết Ân Thiên Tích, Sài Tiến bị Cao Liêm bắt giam, đánh đập tàn nhẫn. Lý Quỳ về đến Lương Sơn thưa chuyện với Tống Giang, lập tức các đầu lĩnh Lương Sơn xuống núi giải cứu Sài Tiến, đưa ông về Lương Sơn.
Sài Tiến chấp nhận việc gia nhập Lương Sơn, ông và Lý Ứng phụ trách việc giữ kho lương của Lương Sơn sau khi hội tụ đủ 108 anh hùng Lương Sơn Bạc. Ông tham gia vào các cuộc chiến chống quân Liêu, Điền Hổ, Vương Khánh sau khi được chiêu an về triều.
Ở cuộc chiến chống lại quân Phương Lạp, Ông cùng Yến Thanh trá hàng Phương Lạp và làm gián điệp cho nghĩa quân Lương Sơn. Với tài ăn nói của mình, ông nhanh chóng thu hút được lòng tin của Phương Lạp, Sài Tiến được Phương Lạp gả cho cháu gái. Phương Lạp trong lúc mất cảnh giác với Sài Tiến và Yến Thanh thì bị cặp đôi này tấn công đột ngột. Sau đó Sài Tiến dẫn đường cho các đầu lĩnh Lương Sơn tiến vào căn cứ chính của Phương Lạp, đáo công đại thành.
Sài Tiến là một trong 27 vị anh hùng sống sót và trở về sau trận chiến với Phương Lạp, ông làm quan đến chức Hoành Hải quân Đô Thống chế. Tuy nhiên vì lo sợ bọn gian thần sẽ đổ tội cho ông vì mối quan hệ của ông với cháu gái của Phương Lạp nên ông đã cáo bệnh về quê, sống cuộc đời ung dung tự tại cho đến khi qua đời ở tuổi 69.