Có cầu vồng đôi, cầu vồng 3, mà thậm chí có cả cầu vồng chỉ có ... 1 màu.


Từ thập niên 1600, các nhà khoa học luôn tin rằng chỉ có một kiểu cầu vồng với một loại sắp xếp nhất định. Nhưng đến nay, một nghiên cứu đã tiết lộ rằng trên thực tế, cầu vồng có tới 12 biến thể với những đặc điểm riêng biệt. 
Theo Jean Ricard, thuộc Trung tâm nghiên cứu khí tượng quốc gia Pháp, thì tùy theo lượng mưa, sương mù sau mưa và góc độ Mặt trời, chúng ta có thể có cầu vồng đôi, cầu vồng 3, thậm chí là 4.
Bạn có đếm được 12 loại cầu vồng khác nhau không? - Ảnh 1.
Ricard cho biết: "Cầu vồng không giống nhau vì hạt mưa hình thành nên chúng không giống nhau. Ngay cả trong cùng một cầu vồng cũng vậy. Nếu nhìn kỹ, bạn sẽ thấy cầu vồng thay đổi sau vài phút".
Bạn có đếm được 12 loại cầu vồng khác nhau không? - Ảnh 2.
Cầu vồng 3
Để xác định được tất cả các biến thể của cầu vồng, Ricard đã ghi lại những đặc điểm tối thiểu mà cầu vồng nào cũng phải có: màu đỏ ở trên, và màu tím phía dưới cùng, hoặc màu sắc có thể đảo ngược. Các cầu vồng kép thường có một khoảng tối ở giữa, được gọi là khoảng Alexander - vùng ánh sáng ít phản xạ. 
Bạn có đếm được 12 loại cầu vồng khác nhau không? - Ảnh 3.
Khoảng tối giữa cầu vồng đôi được gọi là dải Alexander
Ngoài ra thỉnh thoảng xuất hiện các cầu vồng liên tiếp - supernumerary bows - xảy ra do sóng ánh sáng lan tỏa và triệt tiêu lẫn nhau khi tiếp xúc với không khí.
Bạn có đếm được 12 loại cầu vồng khác nhau không? - Ảnh 4.
Cầu vồng liên tiếp - supernumerary bows
Nhờ vậy, Ricard đã xác định được có tới 12 loại cầu vồng, được đánh số từ RB_1 đến RB_12, trong đó sự khác biệt được thể hiện tại 3 điểm: Có bao nhiêu màu xuất hiện, mức độ mạnh yếu của khoảng Alexander, và có hay không cầu vồng liên tiếp (supernumerary bows). Và bạn có biết có những loại cầu vồng chỉ có 5 màu thay vì 7, hoặc thậm chí có loại chỉ có 1 hoặc 2 màu duy nhất (RB_7 - RB_12)
Theo chia sẻ của Ricard, độ cao của Mặt trời là nguyên nhân chính tạo nên các biến thể của cầu vồng. Nhưng bên cạnh đó, kích cỡ của hạt mưa trong không khí cũng góp phần không nhỏ.
Cầu vồng được tạo ra bởi hiện tượng khúc xạ ánh sáng khi Mặt trời chiếu vào những hạt mưa.
Vì các loại ánh sáng có sóng khác nhau, nên tốc độ khúc xạ cũng sẽ khác nhau. Do đó khi xuyên qua mưa, ánh sáng các màu sẽ khúc xạ theo các góc khác nhau, tạo nên hình ảnh cầu vồng tuyệt đẹp.
Nguồn: Daily Mail
Theo Kênh 14
Nhãn:

Đăng nhận xét

Kim Dung

[Kim-Dung][fbig1]

Đời Sống

[Doi-song][fbig2]

Sức khỏe

[Suc-khoe][column1]

Quân Đội

[Quan-doi][column2]

Khoa Học

[Khoa-hoc][hot]

Doanh Nhân

[Doanh-nhan][gallery1]

Manga

[Manga][gallery2]

Võ Thuật

[Vo-thuat][gallery3]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Image 1 Title

Image 1 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 3 Title

Image 3 Title

Image 4 Title

Image 4 Title

Image 5 Title

Image 5 Title

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.