Hành động xã hội này chính là kết quả của quá trình tiến hóa của loài người, hãy tìm hiểu tại sao chúng ta lại làm như vậy?

Con người sống và bị chi phối bởi các quy luật xã hội, chính vì thế xã hội cũng tác động không nhỏ đến quan điểm, suy nghĩ và hành động của từng cá nhân.
Một đám đông chen lấn để được ăn đồ ăn miến phí, “đánh hội đồng” một người chưa bao giờ gặp hay hò reo ném đá một ai đó trên mạng…là các hiện tượng “tâm lý đám đông” thường gặp.
“Đua đòi” được định nghĩa là bắt chước số đông làm những điều không lấy gì làm hay ho. Đây là một hiện tượng xã hội phổ biến và thường xuất hiện ở giới trẻ, những người dễ chịu tác động từ ngoại cảnh vì chưa có quan điểm rõ ràng.
Theo nhà tâm lý xã hội Gustave Le Bon, những đám đông luôn bị vô thức tác động, họ xử sự như người nguyên thủy, những người dã man không có khả năng suy nghĩ, suy luận.
Thậm chí nhiệt tình đến cuồng loạn, mù quáng. Nếu có một người dẫn dắt (thủ lĩnh) họ sẽ mù quáng tin theo.
Ví dụ: Đức quốc xã từng là một quốc gia “mù quáng” trước tài hùng biện, dẫn dắt của Hitler. Họ trở thành một đám đông mù quáng trước cái gọi là tinh thần dân tộc, vô tình tiếp tay cho bá niệm tàn độc của Hitler và chủ nghĩa Phát Xít.

Vậy tại sao nó lại phổ biến trong xã hội?
1. Tâm lý đám đông
Con người bình thường có xu hướng suy nghĩ và hành động theo số đông nhằm phù hợp với đám đông, từ đó tạo nên sự an toàn thống nhất, chỉ một số ít cá thể đặc biệt có thể tách mình ra và có suy nghĩ độc lập.
Tâm lý học gọi hiện tượng đi theo số đông về nhận thức và hành động dưới sức ép của dư luận là “hiệu ứng đám đông”.
Đây là hiện tượng nảy sinh trong quá trình tiến hóa của loài người và xã hội. Đảm bảo an toàn cho một cá thể trong một xã hội.
Nếu cá thể đó suy nghĩ và hành động ngược với số đông, cá thể đó dễ bị dư luận gây sức ép, kỳ thị và có thể phải ra khỏi tập thể.
2. Tín nhiệm tập thể
Người ta thường cho rằng phán đoán của đa số bao giờ cũng đúng hơn của cá nhân.
Ví dụ: Khi đi học chúng ta thường tin vào ý kiến của đa số các bạn trong lớp, nếu vừa làm xong một bài kiểm tra nếu thấy đáp án của đa số các bạn xung quanh giống nhau và khác của mình, chắc chắn bạn sẽ bị dao động tâm lý và có thể sửa cho giống.
Nhưng thực ra bạn mới là người làm đúng!
Nếu có biểu quyết gì đó, nếu không có quan điểm vững vàng, chúng ta thường “nghe ngóng” quan sát xung quanh và chọn theo số đông!
Hay một người lạc trong sa mạc, anh ta thấy vết chân của rất nhiều người tạo thành một lối mòn, chắc chắn anh ta sẽ đi theo vì nghĩ lựa chon của đa số bao giờ cũng đúng.
Nhưng thực ra người thứ 2 đã đi theo người đầu tiên, và người thứ 3 lại đi theo 2 người trước với cùng suy nghĩ.
Dần dần những người sau đi theo lối mòn của những người đi trước cho đến khi gặp bộ xương của người đầu tiên! Họ suy nghĩ và lựa chọn theo số đông nên một cách mù quáng nên phải trả giá.
Thực tế cho thấy suy nghĩ và hành động theo số đông tạo cảm giác an toàn và tăng khả năng đúng, nhưng lại không tạo sự đột phá mới vì đều đi theo lối mòn của người trước.
Chính vì thế thiên tài là những người có thể tạo sự đột phá vì họ không suy nghĩ và hành động theo số đông mà theo suy nghĩ cá nhân.
Họ thường bị cô lập và tự tách mình ra khỏi đám đông, nên bị cho là lập dị khó hiểu hay thậm chí điên khùng!
3. Khuất phục tập thể:
Đôi khi ý kiến, suy nghĩ, hành động của cá nhân vấp phải dư luận áp lực tập thể, khiến họ phải chịu khuất phục nếu không sẽ bị đào thải khỏi đám đông. Thậm chí nguy hiểm cho tính mạng của cá nhân đó.
Vi dụ: Khi thuyết nhật tâm của Copecnich được đưa ra nhằm phủ nhận thuyết địa tâm của Ptoleme.
Ông gặp phải áp lực từ giáo hội và đám đông xung quanh. Khiến ông phải khuất phục tập thể và thừa nhận thuyết địa tâm dù muốn hay không!
4. Tính mơ hồ của hoàn cảnh:
Do sự thiếu thông tin, mập mờ trong nhận thức nên con người thường theo số đông nhằm tránh sự lúng túng và tạo sự thống nhất an toàn bên trong tập thể.

Tâm lý đám đông có thể là hiệu ứng tốt cũng có thể xấu tùy vào tính nhận thức, nếu biết lợi dụng khai thác sẽ tạo hiệu quả cao trong giáo dục, kinh doanh,…
Đua đòi thì lại là một hiện tượng xấu thuộc tâm lý đám đông. Nó thể hiện sự thiếu suy nghĩ, a dua, chạy theo những cái không hay và ảnh hưởng xấu tới cá nhân đó.
Nếu hiểu rõ tính hai mặt của tâm lý đám đông, chúng ta không nên chỉ trích, phê phán,…mà thay vào đó là định hướng cho đám đông. Đây là việc mà các nhà giáo dục cũng như tổ chức nhà nước cần nắm được và vận dụng.
Theo Trí Thức Trẻ
Nhãn:

Đăng nhận xét

Kim Dung

[Kim-Dung][fbig1]

Đời Sống

[Doi-song][fbig2]

Sức khỏe

[Suc-khoe][column1]

Quân Đội

[Quan-doi][column2]

Khoa Học

[Khoa-hoc][hot]

Doanh Nhân

[Doanh-nhan][gallery1]

Manga

[Manga][gallery2]

Võ Thuật

[Vo-thuat][gallery3]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Image 1 Title

Image 1 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 3 Title

Image 3 Title

Image 4 Title

Image 4 Title

Image 5 Title

Image 5 Title

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.