Latest Post

Một cuộc đời thanh thản, thong dong, tự tại, xuất phát đơn giản từ những quy luật "nhân quả báo ứng" mà không phải ai cũng biết và làm được.

1. Ai sẵn lòng cho đi, phúc báo càng đến nhiều; hay giúp đỡ người khác, sẽ gặp nhiều quý nhân giúp đỡ.
2. Ai biết cảm ơn, công việc ngày càng suôn sẻ.
3. Ai sát sinh nhiều thì gặp nhiều bệnh tật.
12 duong nhan qua anh huong truc tiep den cuoc song cua ban phunutodayvn
Ảnh: minh họa
4. Ai hay phàn nàn, sẽ gặp nhiều phiền não; ai biết thỏa mãn, sẽ gặp nhiều niềm vui.
5. Ai nói dối nhiều sẽ gặp nhiều khinh thường.
6. Ai hay trốn tránh thất bại, thất bại sẽ đến nhiều; trốn tránh thử thách, thử thách càng đến nhiều hơn.
7. Ai biết chia sẻ, sẽ gặp được nhiều người để chia sẻ (có thêm bạn bè).
8. Ai càng giận giữ, càng gặp nhiều bệnh tật.
9. Ai càng hám lợi mà không chịu bỏ công, càng dễ gặp nghèo khó.
10. Ai hay dùng tiền giúp người khác, tiền lại càng đến nhiều.
11. Ai chỉ thích hưởng phúc, phúc càng lâu không đến.
12. Ai chăm chỉ học tập, trí tuệ sẽ ngày càng mở rộng.
12 duong nhan qua anh huong truc tiep den cuoc song cua ban phunutodayvn
"Gieo nhân nào, gặp quả nấy". Ảnh: minh họa.
Ngoài ra, có những đạo lý đơn giản về những thứ bạn không nên để mình “đắm chìm” vào. Nhìn chung, cái gì quá cũng không tốt, đặc biệt là những điều dưới đây:
: Mê càng sâu càng khó tỉnh lại
Lời nói: Nói càng tận càng khó thay đổi, càng không thể rút lại.
Việc: Làm quá tận tuyệt sẽ không tiến được cũng chẳng lui được.
Tình: Đắm chìm càng sâu càng khó thoát ra.
Lợi: Đặt càng nặng càng khó sáng suốt.
Người: Sống càng giả càng khó thổ lộ.
Nói chung, “nhân quả báo ứng” chính là làm điều ác phải chịu cái ác, làm điều thiện sẽ được báo thiện. Hành vi xấu ác tùy mức độ nặng nhẹ phải chịu những quả báo khác nhau. 
Theo Khỏe và Đẹp

Những bức tranh phong thủy phù hợp sẽ mang lại luồng sinh khí để trấn áp tà khí và để đón tài lộc vào nhà cho gia chủ.

Tranh phong thủy treo phòng khách là vật dụng trang trí vừa có tác dụng làm đẹp ngôi nhà, vừa đem lại may mắn và thuận lợi cho gia chủ. Sở hữu những bức tranh phong thủy trong nhà, gia chủ vừa cảm thấy an tâm để làm ăn, lại có thêm những tác phẩm nghệ thuật giúp ngôi nhà trở nên quyến rũ và hấp dẫn hơn.
Cách chọn tranh phong thủy treo phòng khách phù hợp với từng tuổi
Tranh Con gà
Trong phong thủy, biểu tượng gà trống thường được sử dụng khá phổ biến, có thể là giải trừ các thế sát cho ngôi nhà hoặc giải trừ “đào hoa sát” cho cá nhân hay tránh bị tiểu nhân nói xấu sau lưng. Ngoài ra, bài trí gà trống còn giúp mang lại hạnh phúc và may mắn cho gia chủ.
Ý nghĩa một số tranh phong thủy thường treo trong nhà
 
Khi treo tranh gà, mỏ gà phải hướng ra ngoài cửa chính hoặc ngoài cửa sổ, hàm ý ra ngoài kiếm ăn, có thể đem lại tiền tài may mắn. Hơn nữa tranh con gà cũng có tác dụng ngăn trừ hung thần, vì vậy rất thích hợp đặt ở phòng khách hoặc cửa chính.
Thuyền buồm doanh nhân và ý nghĩa phong thủy
Trong phong thủy, thuyền buồm được xem là biểu tượng trong kinh doanh. Các thương nhân ngày xưa thường chọn biểu tượng  chiếc thuyền buồm vì nó tượng trưng cho gió, mang lại nhiều thuận lợi, với chiếc thuyền buồm căng gió đang đi về hướng bạn, sẽ mang lại cho bạn nhiều vận may và tài lộc.Thuận buồm xuôi gió có nghĩa là mọi việc thuận lợi, xuôi chèo mát mái, làm việc gì cũng tiện lợi, buôn bán gì cũng thành công tốt đẹp.
Vì vậy bức tranh thường được dùng  để mừng tân gia đại khiết, hay khai trương đại lợi và thành công.
Tranh cửu ngư quần hội (cá)
Trong phong thủy, cá mang ý nghĩa rất tốt, nghĩ là mỗi năm đều có đủ ăn đủ tiêu. Theo quan niệm của người Việt cổ, cá chép là biểu tượng của sự thành công với tích 'cá chép vượt vũ môn hóa rồng'. "Cửu ngư quần hội" là bức tranh vẽ 9 con cá chép Nhật (cá Koi) quần tụ dưới ao Sen.
Ý nghĩa một số tranh phong thủy thường treo trong nhà
 
Sen biểu tượng cho sự tinh khiết, trong sáng, thịnh vượng, hoàn hảo. Những hàm ý quyện với nhau tạo nên một bức tranh có sinh khí mạnh mẽ. Cá chép là biểu tượng cho sự kiên trì,bền chí, linh thiêng,cao quý gắn liền với các câu chuyện vượt vũ môn hóa rồng để thể hiện cho sự thăng tiến công danh, địa vị, tài lộc.
Tranh Mã đáo thành công
Ý nghĩa một số tranh phong thủy thường treo trong nhà
Nếu gia chủ cầm tinh không hợp với ngựa, như chuột và trâu, cũng không thích hợp treo tranh tuấn mã
Tuy nhiên tranh tuấn mã không nên treo ở phía Nam, sẽ phạm vào “hỏa thiêu thiên môn”. Nếu treo như vậy những người trong gia đình sẽ dễ gặp những điều không may như đau đầu, chóng mặt, dễ ho. Hơn nữa, con cái không hiếu thuận, thường xảy ra tranh chấp với cha mẹ. Treo tranh Tuấn mã mang ngụ ý thăng quan tiến chức. Những người sinh vào mùa thu đông thiếu hỏa nên treo bức tranh tuấn mã có tính nóng, có thể tương trợ cho gia chủ.
Tranh chim hạc mặt trời mọc và ý nghĩa phong thủy
Hạc còn  mang tinh thần vươn cao, vươn xa cất cánh lên bầu trời. Do đó, biểu tượng của hạc cũng được sử dụng trong phong thủy để đem lại nguồn năng lượng sống dồi dào và ý chí mạnh mẽ. Bạn có thể dùng dây đeo có biểu tượng chim hạc để cầu nguyện vận may luôn bên mình.
Tranh chữ
Các chữ thường treo là Phúc, Lộc, Thọ với mong muốn trực tiếp từ nghĩa của các chữ mang lại. Ví như chữ "Phúc" treo gần cửa ra vào nghiã là" Phúc rơi vào đầu", tức hạnh phúc sẽ đến với gia đình.
Theo Khỏe và Đẹp

Người Việt Nam mỗi khi làm một sự việc gì lớn đều dùng “tuổi mụ” để xem xét. Vậy "tuổi mụ" ở đây là gì? Bạn có biết hay không?

Theo phong tục của người Trung Quốc, tuổi mụ vẫn được tính trên cơ sở đơn vị là năm như tuổi thật, nhưng chỉ khác là mỗi người được cộng thêm 1 tuổi vào năm chào đời và trở về sau thì cách tính như tuổi thật.
Tuổi mụ là một cách tính tuổi “độc nhất vô nhị” ở Trung Quốc và Việt Nam. Theo một số nghiên cứu, trong tiếng Hán, tuổi mụ được gọi là “hư tuế” với chữ “hư” có nghĩa là giả. Vậy tuổi “không thực” là tuổi như thế nào và cách tính loại tuổi này ra sao ?
Đằng sau cách tính tuổi mụ kì lạ này là cả một công trình nghiên cứu về văn hóa và khoa học trong cách tính thiên văn của người Trung Quốc cổ đại. Theo đó, người Trung Quốc xưa thường quan sát mặt trời lặn, mọc, trời sáng và trời tối mà cho ra đời khái niệm “ngày”, còn khái niệm “tháng” được hình thành sau một vòng tuần hoàn lặn, mọc của mặt trăng và khái niệm “năm” được dựa trên một chu kì hè qua đông đến.
Những câu chuyện bạn còn chưa biết về tuổi mụ
Ảnh minh họa
Trong các bộ phim cổ trang Trung Quốc, ắt hẳn bạn sẽ bắt gặp lúc các nhân vật tính giờ bằng cách gọi tên 12 con giáp. Quả thật vậy, người Trung Quốc xưa chia một ngày thành 12 thời thần và dùng 12 địa chi gồm: tí, sửu, dần, mão, thìn, tị, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi để biểu thị.
Hiện tại rất nhiều người trẻ tuổi không hiểu về tuổi mụ. Họ cho rằng có tuổi mụ là kết quả của quan niệm “xấp xỉ” hay “tương đối” của người Trung Quốc mà ra.
Tuổi mụ là gì?
Họ cho rằng, người Trung Quốc không có tinh thần khoa học, mọi thứ cứ “tương đối” là được rồi. Vì vậy, vấn đề tuổi tác chỉ cần tính toán đại khái chứ không cần chính xác, cho nên, người ta dùng năm chứ không tính ngày kể tháng.
Lại có người cho rằng đây là do tâm lý “muốn chiếm lợi” của người Trung Quốc gây ra. Vì “tuổi mụ” cao hơn “tuổi thực” cho nên tuổi thọ của người đó cao hơn và người đó sẽ cảm thấy vui vẻ, thỏa mãn hơn.
Những câu chuyện bạn còn chưa biết về tuổi mụ
Ảnh minh họa
Còn có người cho rằng, đây là do sự bất đồng về thời điểm tính toán sự bắt đầu của một sinh mệnh.
Người hiện đại dùng thời điểm sinh ra để tính thời điểm bắt đầu của sinh mệnh còn người cổ đại lại dùng thời điểm bắt đầu mang thai để tính. Bởi vì một đứa trẻ đã tồn tại trong bụng mẹ 10 tháng tuổi rồi.
Tuy nhiên, những giả thuyết này đều là kết quả của sự suy đoán chứ không có căn cứ được ghi chép trong lịch sử.
Theo Khỏe và Đẹp

Bạn chỉ mất 2 phút để đọc, 5 phút để chiêm nghiệm và cả đời để áp dụng và thực hiện nó. Tuy nhiên cũng có những người cả đời cũng không học được.

Ngồi lê đôi mách
Con người thường đánh giá và bàn luận về người khác, bất chấp việc đó có gây tổn thương cho đối tượng được nói đến hay không. Theo Robin Dunbar, nhà nghiên cứu ở ĐH Oxford (Anh), mục tiêu của việc “buôn dưa lê” không phải là để đưa ra sự thật, thông tin chính xác, mà là để một nhóm người xích lại gần nhau, dù rằng điều đó có thể ảnh hưởng không tốt đến đối tượng được bàn tán.
Ức hiếp người khác
Các nghiên cứu chỉ ra rằng hơn một nửa học sinh trung học từng bắt nạt hay bị bắt nạt. Theo một nghiên cứu thực hiện năm 2009 ở châu Âu, trẻ em ức hiếp bạn bè ở trường thì thường bắt nạt anh chị em ruột ở nhà. Nhưng bắt nạt người khác không chỉ là hành động của trẻ con. Một nghiên cứu cho thấy 30% nhân viên văn phòng ở Mỹ bị sếp hay đồng nghiệp ức hiếp, thể hiện qua việc giấu thông tin quan trọng khiến nhiệm vụ khó hoàn thành, tung tin đồn nhảm, cố tình sỉ nhục khác…
Đánh bạc
Máu “đỏ đen” dường như đã bám rễ sâu trong đầu óc nhiều người khắp nơi trên thế giới. Theo kết quả một công trình nghiên cứu về thần kinh đăng trên tạp chí Neuron, khi thắng bạc, não của con người bị kích thích để tiếp tục bài bạc. “Con bạc thường cho rằng việc suýt thắng là sự kiện đặc biệt, khuyến khích họ tiếp tục đánh bạc.
Những tật xấu của con người khó có thể loại bỏ
 
Não người bị kích thích bởi việc suýt thắng giống như khi thắng bạc, dù rằng hai thứ đó khác nhau hoàn toàn”, Like Clark ở ĐH Cambridge (Anh) nói. Khi thua, người ta trở nên say sưa hơn và quên hết những tính toán hợp lý, kỹ lưỡng trước khi bước vào canh bạc.
Xâu, xiên, xăm, xẻ
Dự báo tới năm 2015, khoảng 17% dân Mỹ trải qua quá trình làm đẹp nào đó. Một vài người gọi đó là tự khai sáng, là nghệ thuật, là giết thời gian, là nổi loạn, là chống đối. Một số người thích xâu, xiên, khuyên, xẻ, xăm… để thay đổi hình dáng dáng đầu, kéo dài cổ, trang trí tai, miệng, ngực, bụng… Những hành động này có từ thời xa xưa, khi con người vô cùng sùng bái tôn giáo hay muốn thể hiện sức mạnh, địa vị.
Có lẽ nhiều người ngày nay làm thế để khiến mình đẹp hơn hay đơn giản chỉ để thông báo rằng mình thuộc một nhóm người nào đó. Tuy nhiên, việc làm “đục đẽo” cơ thể như vậy thường gây bất tiện trong sinh hoạt, dễ gây sưng tấy, viêm nhiễm, lây bệnh nguy hiểm… Ngoài ra, những hình xăm kì dị trên bắp tay, trang sức gắn trên lưỡi, móc xâu trên ngực, bi nằm dưới da… khiến người ngoài nhìn vào không mấy thiện cảm.
Đố kỵ
Những tật xấu của con người khó có thể loại bỏ
 
Người Việt hay để ý của nhau nên mới biết nhà kia có gì hay, có gì hơn của nhà mình. Nếu thấy người ta mua được con xe máy đắt tiền thì cũng cố để mua được con xe... đắt tiền hơn. Thấy người ta xây căn nhà mới, nếu sau đó nhà mình cũng xây thì luôn cố gắng làm to hơn một tí, cao hơn một tí... Ngược lại, nếu mình không được như nhà hàng xóm thì sinh ra ganh ghét, so bì.
Làm quá nhiều
Căng thẳng thần kinh có thể khiến con người suy nhược, chán nản, thậm chí dẫn đến tự tử. Môi trường làm việc hiện đại gây căng thẳng cho rất nhiều người. Theo Tổ chức Lao động quốc tế, trên 600 triệu người khắp thế giới làm việc hơn 48 tiếng một tuần, nhiều người phải làm thêm giờ mà không được trả thêm tiền. Khoảng một nửa số người đi làm ở Mỹ về nhà vẫn làm việc. Những công nghệ tiên tiến như điện thoại thông minh và Internet băng thông rộng khiến ranh giới giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi mờ dần đi. Các chuyên gia y tế khuyên rằng, tập thể dục thường xuyên và ngủ đầy đủ là biện pháp tốt nhất để loại bỏ căng thẳng thần kinh.
Lừa dối
Dù hầu hết mọi người cho rằng thật thà là đức tính tốt, nhưng cứ 5 người Mỹ thì có 1 người cho rằng gian lận trong việc đóng thuế là có thể chấp nhận được và đó không phải vấn đề đạo đức. Khoảng 10% số người được nghiên cứu nói rằng đôi lúc có thể ngoại tình mà không cảm thấy có lỗi với bạn đời. Theo một vài nghiên cứu, những người đề cao các quy tắc đạo đức thường bị lừa dối nhiều nhất. Những kẻ dối trá nhất lại thường tỏ ra có đạo đức nhất, và biện minh rằng dối trá là hành động có thể chấp nhận được trong một số tình huống nhất định.
Ngày càng nhiều người nổi tiếng và chính trị gia được coi là những tấm gương đạo đức lại đi ngoại tình. Theo nhiều chuyên gia, lý do thật đơn giản: đàn ông ham muốn sex hơn đàn bà, và nam giới có quyền lực càng có xu hướng lừa dối bạn đời.
Khoe Khoang
Khi bạn khoe khoang cái sự giàu có mà bạn đang có được. Hãy cẩn thận, bạn đã đặt người đối diện vào một tình huống mà bạn không lường trước, bạn đã khiến họ phải phán xét về bạn đấy!
Những tật xấu của con người khó có thể loại bỏ

Nếu bạn thực sự tài năng hay là người có năng lực thì bạn không cần nói ra điều đó mà hãy để người khác tự đánh giá về bạn. Như vậy sẽ tốt cho bạn hơn gấp ngàn lần chính bạn tự nói ra.
Khao khát bạo lực
Bạo lực là vấn đề xuyên suốt lịch sử loài người. Theo các nhà khoa học, tổ tiên loài người trong quá khứ thậm chí còn yêu hòa bình hơn con người ngày nay, dù có bằng chứng cho thấy loài người ăn thịt đồng loại trong thời kỳ tiền sử. Con người dường như thèm muốn bạo lực giống như khao khát tình dục, thức ăn và ma túy. Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng, những hành động bạo lực của con người gắn liền với bản năng sinh tồn.
“Hành động hiếu chiến ở các loài nói chung đều liên quan đến việc đấu tranh sinh tồn hay tranh giành bạn tình, và điều này phụ thuộc vào môi trường tự nhiên, xã hội, sinh sản, và lịch sử của các loài. Loài người là một trong những loài hiếu chiến nhất”, nhà sinh vật học David Carrier ở ĐH Utah (Mỹ) nhận định.
Giữ mãi thói quen xấu
Có lẽ tất cả các điều trên vẫn dễ giải quyết hơn việc từ bỏ thói quen xấu. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nhiều người đã nhận thức được mối nguy hại của những thói quen xấu nhưng vẫn không bỏ được. Họ thường viện lý lẽ cho thói quen xấu của mình, ví dụ như “Nó đã làm hại tôi đâu”, “Bà tôi hút thuốc cả đời mà vẫn sống đến 90 tuổi đấy thôi”
Theo Khỏe và Đẹp

Hoàng đế là bậc đế vương nắm trong tay quyền sinh quyền sát, nhưng thế mà lại có thể chết dễ dàng trong tay đám người tưởng như vô hại là cung nữ....

Bị cận thần giết hại
Kiểu hạ sát này chính là một loại “phạm thượng”, cũng là “kẻ dưới giết người trên”, là hiện tượng thường thấy trong lịch sử Trung Quốc
Thời Thập lục quốc có Hán Ẩn Hoàng đế Lưu Xán là con trai của Chiêu Võ đế Lưu Thông. Lúc đầu Hoàng thái tử Lưu Xán nhiếp chính, cho tới tháng 7 năm 318 mới chính thức kế vị.
Hoàng đế Trung Hoa - trăm nghìn cách bị giết hại
 
Nhưng vào tháng 9 năm 318, chỉ sau 2 tháng sau khi đăng cơ, Lưu Xán đã bị Đại tướng quân nắm binh quyền khi ấy là Lục thượng thư Cận Chuẩn sát hại tự mình lên làm hoàng đế.
Trong khi đó, lịch sử cũng ghi chép lại cái chết của Đường Chiêu Tông Lý Diệp và Mạt đế Lý Chúc. Cả hai đều bị thần tử Chu Ôn giết chết.
Chu Ôn vốn là cấp dưới của Hoàng Sào, vào năm 882 làm phản, dấy binh hàng phục nhà Đường.
Đường triều sau đó giao cho Chu Ôn giữ chức Hữu kim Ngô đại tướng quân, sau phong là Lương vương. Nhưng họ Chu này vẫn không bằng lòng, ngày đêm nuôi binh, có ý đồ soán ngôi Hoàng đế.
Bị hoạn quan giết
Tiêu biểu nhất phải kể đến cái chết của Tần Thủy Hoàng - vị Hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa cổ đại. Doanh Chính đã bị một hoạn quan đoạt mệnh, đó chính là thái giám Triệu Cao.
Vào năm 210 TCN, Doanh Chính trên đường tuần tra thì lâm bệnh nặng. Khi ấy, Tần Vương ở tại hành cung Sa Khâu để dưỡng bệnh, nhưng đột nhiên băng hà khi vừa bước sang tuổi 50.
Chính sử ghi chép rằng Tần Thủy Hoàng bị bệnh qua đời, nhưng không ít học giả cho rằng vị Hoàng đế này bị sát hại bởi thái giám Triệu Cao - người đã phát động chính biến.
Lúc ấy, Thái tử đương triều là Phù Tô. Bản thân Doanh Chính cũng không có ý muốn truyền ngôi lại cho con thứ là Hồ Hợi.
Triệu Cao lo lắng Phù Tô kế vị sẽ gây bất lợi cho mình, nên đã lợi dụng việc Hoàng đế đi tuần, cho Hồ Hợi có cơ hội đi theo để mưu đồ chính biến.
Doanh Chính qua đời, Hồ Hợi thuận lợi kế vị. Nhưng vị tân Hoàng đế này vẫn phải chịu số phận bị hoạn quan giở trò, còn bị chính Triệu Cao làm hại.
Vào tháng 8 năm 207 TCN, trong khi Hạng Vũ và Lưu Bang đang đối đầu, Triệu Cao cùng với con rể là Diêm Nhạc mưu đồ bí mật, thừa dịp Hồ Hợi đang ở cung Trai Giới, đã cho quân vây cung, ép vua tự vẫn.
Triệu Cao có ý đồ tự xưng làm vua, nhưng triều thần không phục, đành phải đưa con của tiên đế là Tử An lên làm Tần vương. Sau này, Triệu Cao cũng không được chết tử tế. Tháng 9 cùng năm, thái giám này bị xử tử, còn lĩnh án tru di tam tộc.
Bị con giết
Một án giết cha nổi danh khác là Đường Thế Tông Lý Thế Dân. Lý Thế Dân là vị vua có tầm ảnh hưởng lớn trong lịch sử Trung Quốc, được đánh giá là một vị hoàng đế tốt. Nhưng vị hoàng đế tốt này cũng không từ thủ đoạn để có được ngôi báu.
Tháng 6 năm Võ Đức thứ chín (năm 626), Lý Thế Dân phát động binh biến ở cung Huyền Vũ, đem Thái tử Lý Kiến Thành, Tề vương Lý Nguyên Cát và toàn bộ các hoàng tử khác giết chết. Sử cũ gọi đây là sự kiện “binh biến Huyền Vũ môn”.
Dưới tình huống như vậy, ngày 7 tháng 6, Lý Uyên buộc phải lập Lý Thế Dân làm Thái tử. Hai tháng sau, Lý Uyên nhường ngôi cho con, lui về làm Thái thượng hoàng, nhưng thực chất là bị giam lỏng.
Tháng 5 năm Trinh Quán thứ chín (năm 635), Lý Uyên qua đời. Khi ấy có người hoài nghi tiên đế chết vì Lý Thế Dân mưu sát. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh giả thuyết này.
Xoay quanh cái chết của Thanh Thái Tổ Huyền Diệp – tức Khang Hy Hoàng đế - cũng có người cho rằng ông bị con thứ tư là Ung Chính sát hại.
Huyền Diệp (1654 – 1722) là vị vua thứ tám của Thanh triều. Ông được đánh giá là vị hoàng đế có thành tựu lớn nhất của Đại Thanh, đồng thời là người khai sáng thời đại “Khang – Càn thịnh thế”, cũng là vị vua ở ngôi lâu nhất trong lịch sử Trung Hoa với 62 năm tại vị.
Sau khi qua đời, ông được an táng tại Cảnh Lăng. Cái chết của Huyền Diệp vẫn để lại nhiều nghi hoặc đối với hậu thế. Trước khi ông qua đời, một cuộc tranh đoạt ngôi vị của các hoàng tử đã diễn ra hết sức kịch liệt.
Sau này, Tứ Hoàng tử Dận Chân dựa vào thế lực của cậu ruột, lại có Niên Canh Nghiêu viện binh lực, đã lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Ung Chính.
Chính sử ghi rằng, Dận Chân kế vị theo đúng di chiếu của tiên đế, nhưng dân gian lại lưu truyền giai thoại cho thấy ông ta nhờ mưu sát cha đẻ mới được lên ngôi làm Hoàng đế.
Bị chú giết
Truyền thống thừa tự của đế vương là “lập trưởng không lập ấu”, “truyền đích bất truyền thứ” (chỉ lập con trưởng, chỉ truyền ngôi cho dòng trưởng).
Cho dù người anh trai làm Hoàng đế đã qua đời, thì ngay cả em ruột cũng không có cơ hội lên ngôi, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt như Tống Thái Tông Triệu Quang Nghĩa, hay Tự Thái Tổ Triệu Khuông Dận.
Chính sự tồn tại của của truyền thống thừa tự này đã dẫn đến bi kịch cung đình.
Minh Thành Tổ Chu Đệ, so về vai vế chính là ở ngôi “thúc thúc” (chú ruột) của Kiến Văn đế Chu Doãn Văn.
Sau khi Hồng Vũ đế băng hà, Chu Doãn Văn lên làm Hoàng đế. Khi chuẩn bị tiến hành đăng cơ để từng bước diệt trừ chú ruột, thì người chú Chu Đệ (con thứ tư của Chu Nguyên Chương, em trai Hồng Vũ đế) đã khởi binh, phát động “Tĩnh nan chi dịch”.
Chu Đệ sau khi vào thành, việc đầu tiên là đi tìm Chu Doãn Văn, nhưng khi đó hậu cung bị hỏa hoạn, nên không tìm thấy được thi thể của Kiến Văn đế.
Tới vài năm sau, việc tìm kiếm thi thể của cháu ruột vẫn được Chu Đệ tiến hành. Có người còn cho rằng việc nhà thám hiểm Trịnh Hòa đến đại dương phía Tây thực chất cũng có mục đích tìm kiếm Kiến Văn đế.
Vào năm 1402, Chu Đệ lên ngôi Hoàng đế, năm sau đó sửa cũng tăng cường sức mạnh cho Minh triều.
Mặc dù là kẻ soán ngôi đoạt vị, nhưng Chu Đệ vẫn được đánh giá là một vị minh quân lưu danh sử sách, còn vị Minh Huệ đế Chu Doãn Văn thậm chí không được chính sử nhớ tới.
Huynh đệ tương tàn
Cũng chính vì truyền thống thừa tự “lập trưởng không lập ấu”, “lập đích không lập thứ”, nên dù rằng nhiều hoàng tử sinh sau đẻ muộn có tài năng, nhưng cũng không thể lên làm Hoàng đế. Hình thức chọn lựa người kế vị này dẫn đến việc bi kịch huynh đệ tương tàn.
Vào thời Thập lục quốc, sau khi Hán Hoàng đế Lưu Uyên qua đời, Thái tử Lưu Hòa kế vị. Kết quả là người em trai Lưu Thông không cam lòng, đem ca ca Lưu Hòa giết chết, tự mình lên ngôi Hoàng đế.
Hoàng đế Trung Hoa - trăm nghìn cách bị giết hại
Thảm sát Huyền Vũ Môn tranh quyền đoạt vị
Nam Hán Thương đế Lưu Phân (920 – 943) kế vị vào năm 942, sau khi Cao Tổ Lưu Nham qua đời. Kết quả là năm thứ hai tại vị đã bị em trai là Tấn vương Lưu Hoằng Hi giết chết. Khi ấy, Lưu Phân mới 24 tuổi. Lưu Hoằng Hi lên ngôi Hoàng đế, sử gọi là Trung Tông.
Sau khi Lưu Phân bị giết, Lưu Hồng Hi tôn làm Thương đế (hoàng đế chết non), không có lăng tẩm an táng.
Hoàng đế Mân Tông Hoàn Nhan Đản của nhà Kim Tống là cháu trưởng của Kim Thái Tổ Hoàn Nhan A Cốt Đả, 17 tuổi đã lên ngôi. Từ nhỏ, Nhan Đản lớn lên cùng anh trai là Hoàn Nhan Lượng (Hải Lăng vương).
Vào tháng 12 năm Hoàng Thống thứ chín (năm 1149), Hoàn Nhan Lượng bí mật lẻn vào trong cung, cấu kết cùng thị thần, một đao giết chết em trai Hoàn Nhan Đản. Khi ấy, Mân Tông Nhan Đản 31 tuổi, sau được an táng tại Vu Tư lăng.
Bị mẹ giết
Tục ngữ có câu “hổ dữ không ăn thịt con”. Nhưng đối mặt với sự mê hoặc của ngôi vị “chí cao vô thượng” Hoàng đế, người mẹ vốn hiền lành cũng có thể trở thành hung ác.
Trong lịch sử Trung Quốc, “độc mẫu” (người mẹ độc ác) vốn không ít, ví như đệ nhất Hoàng hậu Tây Hán Lữ Trĩ, hay Đại Đường đệ nhất Hoàng hậu Võ Tắc Thiên, Đại Thanh đệ nhất Hoàng hậu Từ Hy,...
Hoàng đế Trung Hoa - trăm nghìn cách bị giết hại
Võ Tắc Thiên giết hại chính con ruột của mình
Túc Tông Nguyên Hủ (510 – 528) là con trai thứ hai của Võ Tông Nguyên Khác. Nguyên Hủ 6 tuổi đã được làm hoàng tử kế vị, nhưng mẹ ông là Hồ Thái hậu vì đam mê quyền lực, lấy lý do Hoàng đế còn nhỏ để lâm triều nhiếp chính.
Sau này, Hồ Thái hậu thẳng tay hạ độc giết chết con đẻ của mình. Nguyên Hủ qua đời khi mới 19 tuổi. Thái hậu còn giữ lại một chút mẫu tính, cho người xây dựng lăng tẩm an táng con trai, gọi là Định Lăng.
Bị vợ giết
Đường Trung Tông Lý Hiển (656 – 710), là con ruột của Cao Tông Lý Trị và Võ hậu Võ Tắc Thiên. Sau khi Lý Trị qua đời, Hoàng thái tử Lý Hiển khi ấy 28 tuổi được kế vị. Võ Tắc Thiên lâm triều xưng đế, sửa quốc hiệu thành “Chu”.
Lý Hiển sau đó bị phế làm Lư Lăng vương, được đưa về châu Thiên Phòng (Hồ Bắc ngày nay) để giam lỏng.
Vào năm Thánh Lịch thứ hai (698), Lý Hiển được đưa trở lại Đông Cung, phục hồi chức danh Thái tử. Vào năm Thần Long thứ nhất (705), Thừa tướng Trương Giản Chi nhân lúc Võ Tắc Thiên bệnh nặng, ủng hộ Lý Hiển lên làm vua, khôi phục quốc hiệu “Đường”.
Sau khi trở lại làm Hoàng đế, Lý Hiến yêu thương Vi Hoàng hậu không kém gì Cao Tông Lý Trị sủng ái Võ Tắc Thiên năm xưa.
Không chỉ vậy, ông còn cho vợ mình tham gia việc triều chính, lại phong vương cho cha vợ. Nhưng Vi Hoàng hậu vì muốn làm Hoàng đế như Võ Tắc Thiên, nên đã làm ra chuyện tàn ác hơn cả Võ hậu.
Vào năm Cảnh Lục thứ 6 (710), Vi Hoàng hậu bị tố dâm loạn trong hậu cung, vì lo lắng Lý Hiển truy cứu, nên đã liên thủ cùng Thái Bình công chúa cho độc dược vào bánh dâng lên Lý Hiển.
Vị Hoàng hậu này vì ham muốn quyền lực đã ra tay giết chết chồng mình để lâm triều nhiếp chính.
Bị cha giết
Trong lịch sử Trung Quốc, việc phụ thân giết nhi tử là điều hiếm thấy. Tuy nhiên cũng có trường hợp Hoàng đế giết Thái tử.
Vào thời Ngũ đại thập quốc có vị vua thứ hai của Bắc hán là Duệ Tông Lưu Quân. Lưu Quân 15 tuổi kế thừa ngôi vị của Lưu Mân, vậy nhưng lại tôn Liêu chúa làm phụ hoàng. Ông yên phận làm “vua bù nhìn”, làm “con trai của Hoàng đế” nước Liêu, qua đời năm 43 tuổi.
Việc Lưu Quân qua đời vẫn bị nghi ngờ là do “phụ hoàng” là vua Liêu bày kế hãm hại. Lưu Quân cũng không có con ruột, chỉ có con nuôi là Lưu Kế Ân kế vị, nhưng Lưu Kế Ân làm vua chưa được 60 ngày đã bị giết chết.
Bị bà nội giết
Gia đình truyền thống của Trung Quốc là kiểu “cách đại thân” (gia đình nhiều thế hệ), nên ông bà nhiều khi còn gắn bó với cháu hơn cả cha mẹ. Nhưng lịch sử Trung Quốc từng ghi lại việc Hoàng đế bị chính bà nội giết chết. Người “bà nội” này chính là Lữ hậu – Lữ Trĩ.
Hán Cao Hoàng hậu họ Lữ tên Trĩ (241 – 180 TCN), là Hoàng hậu của Hán Cao Tổ Lưu Bang (202 – 195 TCN). Sau khi Cao Tổ qua đời, bà được tôn làm Hoàng Thái hậu.
Đây chính là vị Hoàng hậu và Hoàng Thái hậu đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử Trung Quốc. Đồng thời bà cũng là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử nắm quyền chuyên chế, trị vì Hán triều tới 16 năm.
Sau khi Hán Cao Tổ băng hà, con trai 8 tuổi là Lưu Doanh kế vị, sử gọi là Hán Huệ Đế. Lưu Doanh tuổi còn nhỏ, nên quyền hành đều nằm trong tay Lữ hậu. Vào năm 188 TCN, Lưu Doanh khi ấy chỉ mới 21 tuổi đã đột ngột qua đời.
Lữ hậu liền lập một Thiếu Đế, tiếp tục nắm quyền triều chính trong 8 năm.
Lưu Doanh vốn không có con, để quyền lực không rơi vào tay người khác, Lữ Trĩ đã sai một cung nữ đưa một em bé mới sinh vào cung, tuyên bố với thiên hạ rằng đây là con của Lưu Doanh và Hoàng hậu mới sinh, cũng là cháu ruột của mình.
Lữ Trĩ làm việc rất nhanh gọn, đem mẹ đẻ của đứa bé cùng cung nữ diệt khẩu. Sau này, Thiếu Đế biết Lữ hậu giết mẹ ruột của mình, trong lòng không phục, buông lời oán hận.
Điều này khiến Lữ Trĩ lo lắng Thiếu Đế sau này sẽ khó điều khiển, nên đã tìm cách đầu độc Thiếu Đế, sau đó đưa một đứa trẻ khác là Thường Sơn vương Lưu Nghĩa lên ngôi, còn bản thân tiếp tục giữ việc triều chính.
Theo Khỏe và Đẹp

Bạn có phải tín đồ của ca hát? Bạn thường hát Karaoke với bạn bè chứ? Sau đây là 10 bí kíp dành cho bạn.


1. Uống nhiều nước, hạn chế chất kích thích như rượu, bia và mộ số loại thức uống có ga khác.
Dây thanh của bạn rung động rất nhanh, lượng nước đầy đu sẽ giúp nó hoat động một cách nhẹ nhàng hơn; những thức ăn chứa nhiều nước, đặc biệt là một số loại hoa quả sẽ giúp bạn chống khô cổ rất tốt như: táo, lê, dưa hấu, đào, nho, mận… đó là lý do vì sao tại các quán karaoke người ta hay sử dụng những món này.

2. Tự tạo thời gian nghỉ ngơi cho giọng hát của mình, đặc biệt là tại những buổi mà bạn được xem là giọng ca “chính của chương trình. một số người còn có thói quen “cướp diễn đàn” khi tham gia vào hầu hết các ca khúc mà mình biết, không cần biết ai chưa hát hoặc ai chọn ca khúc mà mình đang hát. có thể nói đây là hình thức gây “mất điểm” hiệu quả nhất mà bạn có thể làm tại những buổi giao lưu karaoke.

3.Hạn chế hút thuốc lá: hút thuốc lá gia tăng nguy cơ bị ung thư vòm họng; hít khói thuốc lá nhiều hay hút thuôc thụ động cũng gây sưng và tổn thương dây thanh.

4. Không lạm dụng việc hò hét, gào thét vì điều này sẽ khiến giọng bạn bị tổn thương và xuống cấp rất nhanh ; không nên nói to trong phòng hát. nếu thấy cổ họng của bạn bị khô hay bị khàn giọng thì là dấu hiệu dây thanh của bạn có dấu hiệu tổn thương, cần nghỉ ngơi hoặc chọn những bài hát nhẹ nhàng hơn, không có những câu từ lên quá cao

5. Giữ họng và các cơ ở cổ thư giãn ngay cả khi bạn hát ở những âm cao và âm trầm. nhiều người lầm tưởng rằng việc vươn cổ cao lên sẽ giúp mình hát được những âm cao và cúi mặt xuống sẽ xuống được những âm trầm hơn. điều này sẽ khiến dây thanh của bạn bị căng và hạn chế âm vực của bạn. cáh tốt nhất là luôn giữ mặt ở tư thế nhìn thẳng và ngang tầm mắt.


6. Lấy hơi sâu, lượng hơi vừa đủ cho mỗi câu hát, đồng thời “thả hồn” vào ca từ của bài hát sẽ giúp bạn bớt căng thẳng và thể hiện cảm xúc cho bài hát tốt hơn.

7. Không nên hắng giọng nhiều vì động tác này sẽ làm 2 dây thanh hoạt động một cách thất thường và xô vào nhau, dẫn đến bị tổn thương và kết quả là bạn sẽ bị khản giọng. cố gắng nuốt một ngụm nước hoặc nuốt khan thay vì hắng giọng.

8. Không nên để điều hoà quá lạnh, không hát hay nói chuyện trước quạt; ngừng nói chuyện khi bạn bị khản giọng. 

9. Khi bạn cần phát biểu trước mọi người, bạn có thể dung micro và tắt hoặc giảm âm thanh của nhạc đi để tránh phải căng giọng để phát biểu.

10. Giữ ấm phòng ở và nơi làm việc của mình. trong sinh hoạt hằng ngày, hãy chú ý cách lấy hơi và hãy lấy đủ hơi cho những câu nói của mình khi có thể, dần dần việc nói chuyện có sự chuẩn bị và khống chế hơi thở sẽ trở thành thói quen – một thói quen rất tốt sẽ giúp ích không chỉ giọng hát mà còn bảo vệ sức khoẻ, tăng tuổi thọ cho bạn nữa đấy.

Bạn vừa xem xong 10 mẹo giúp hát Karaoke hay nhất. Chúc thành công nhé! :)

Sưu Tầm

Kim Dung

[Kim-Dung][fbig1]

Đời Sống

[Doi-song][fbig2]

Sức khỏe

[Suc-khoe][column1]

Quân Đội

[Quan-doi][column2]

Khoa Học

[Khoa-hoc][hot]

Doanh Nhân

[Doanh-nhan][gallery1]

Manga

[Manga][gallery2]

Võ Thuật

[Vo-thuat][gallery3]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Image 1 Title

Image 1 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 3 Title

Image 3 Title

Image 4 Title

Image 4 Title

Image 5 Title

Image 5 Title

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.