Articles by "Kim-Dung"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Kim-Dung. Hiển thị tất cả bài đăng

Dù là một fan lâu năm yêu thích các tác phẩm truyện, phim kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung, nhưng 8 điều thú vị được bài viết đề cập dưới đây về truyện Kim Dung vẫn có thể khiến các bạn té ngửa vì bất ngờ!
1 - Tiểu Long Nữ: Luôn là mỹ nữ đẹp nhất!
 Vai diễn nhân vật Tiểu Long Nữ trong các bộ phim Thần Điêu Đại Hiệp lần lượt được thể hiện bởi dàn diễn viên: Trần Ngọc Liên, Phạm Văn Phương, Lý Nhược Đồng và Lưu Dược Phi.
Vai diễn nhân vật Tiểu Long Nữ trong các bộ phim Thần Điêu Đại Hiệp lần lượt được thể hiện bởi dàn diễn viên: Trần Ngọc Liên, Phạm Văn Phương, Lý Nhược Đồng và Lưu Diệc Phi.
Trong bối cảnh thuộc bộ tiểu thuyết kiếm hiệp Thần Điêu Đại Hiệp của nhà văn Kim Dung, nhân vật Tiểu Long Nữ được miêu tả là một cô gái tuổi 17 mang vẻ đẹp băng thanh ngọc khiết, có nghĩa vẻ lạnh lùng và vẻ đẹp dung mạo của cô đều được ví như một viên ngọc băng sa.

Chính bởi điều này nên cả tác giả Kim Dung cũng thừa nhận Tiểu Long Nữ là mỹ nhân đẹp nhất trong thế giới kiếm hiệp ông tô vẽ nên. Đối với độc giả đọc truyện, cô cũng được miêu tả là một trang tuyệt thế giai nhân, sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành, trong sáng như gương mà lạnh lùng như ngọc.
 Trong vô vàn nữ diễn viên vào vai nhân vật Tiểu Long Nữ khi Thần Điêu Đại Hiệp được chuyển thể thành phim, nhà văn Kim Dung chỉ công nhận mỗi Lý Nhược Đồng là đạt được vai diễn nhập tâm.
Trong vô vàn nữ diễn viên vào vai nhân vật Tiểu Long Nữ khi Thần Điêu Đại Hiệp được chuyển thể thành phim, nhà văn Kim Dung chỉ công nhận mỗi Lý Nhược Đồng là đạt được vai diễn nhập tâm.
Mỗi khán giả, mỗi thế hệ lại có những quan điểm khác nhau về hình tượng Tiểu Long Nữ đích thực. Tuy nhiên, trong số 6 mỹ nhân từng thử sức vai diễn này, Trong đó, Lý Nhược Đồng là người duy nhất được đích thân nhà văn Kim Dung công nhận có thần thái sát với nhân vật Tiểu Long Nữ nhất. Gương mặt thanh tú, trong sáng và đượm buồn của cô hoàn toàn phù hợp với miêu tả về Long Cô Cô xinh đẹp lạnh lùng.
2 - Đoàn Chính Thuần: Người đàn ông đa tình nhất!
 Đoàn Chính Thuần trong bộ truyện Thiên Long Bát Bộ được tác giả Kim Dung thừa nhận là nhân vật nam đa tình nhất, vượt qua cả Vi Tiểu Bảo từ bộ truyện Lộc Đỉnh Ký.
Đoàn Chính Thuần trong bộ truyện Thiên Long Bát Bộ được tác giả Kim Dung thừa nhận là nhân vật nam đa tình nhất, vượt qua cả Vi Tiểu Bảo từ bộ truyện Lộc Đỉnh Ký.
Có thể bạn chưa biết, Đoàn Chính Thuần trong bộ truyện Thiên Long Bát Bộ là một nhân vật có thật trong lịch sử. Ông là Hoàng đế nước Đại Lý từ năm 1096 đến 1108. Trong tiểu thuyết của Kim Dung, Đoàn Chính Thuần được mô tả là một con người đa tình, "yêu mĩ nữ hơn giang sơn". Cũng giống như hình tượng nhân vật Vi Tiểu Bảo trong bộ truyện Lộc Đỉnh Ký, Đoàn Chính Thuần có tình yêu với rất nhiều mỹ nữ trên giang hồ và tình cảm của ông dành cho họ đều rất thật lòng.
 Trong cốt truyện Thiên Long Bát Bộ, Đoàn Chính Thuần có tổng cộng 5 người vợ và nhiều mỹ nhân giang hồ khác mà ông... quên tên.
Trong cốt truyện Thiên Long Bát Bộ, Đoàn Chính Thuần có tổng cộng 5 người vợ và nhiều mỹ nhân giang hồ khác mà ông... quên tên.
3 - Điền Bá Quang: Kẻ lắm điều nhiều chuyện nhất
 Điền Bá Quang - Nhân vật mang lại vô số tình tiết hài hước cho bộ phim Tiếu Ngạo Giang Hồ - 2001.
Điền Bá Quang - Nhân vật mang lại vô số tình tiết hài hước cho bộ phim Tiếu Ngạo Giang Hồ - 2001.
Trong những chương đầu của bộ tiểu thuyết Tiếu Ngạo Giang Hồ, chân dung của nhân vật Điền Bá Quang được tác giả Kim Dung mô tả như một kẻ thủ ác trên võ lâm, thậm chí với những việc ác mà hắn gây ra cũng gây gai mắt cho cả phe Ma giáo chứ không riêng gì phái chính đạo.
 Điền Bá Quang cũng là một trong số ít nhân vật được sở hữu khả năng khinh công cao cường trong thế giới truyện kiếm hiệp Kim Dung.
Điền Bá Quang cũng là một trong số ít nhân vật được sở hữu khả năng khinh công cao cường trong thế giới truyện kiếm hiệp Kim Dung.
Sau khi được trải qua nhiều biến cố trên giang hồ, Điền Bá Quang đã bắt đầu biết từ bỏ bản tính tà ác của mình và dần đi theo con đường hoàn lương, nhưng thứ tính cách phá quấy và làm càn của hắn với mọi chuyện trên võ lâm thì mãi chẳng thay đổi được. Cũng vì điều này, Điền Bá Quang được chính tác giả Kim Dung thừa nhận là một kẻ lắm điều nhiều chuyện nhất trong thế giới kiếm hiệp ông sáng tác nên.

Ngoài việc sở hữu khả năng khinh công cao cường, Điền Bá Quang còn cực giỏi sử dụng bộ khoái đao, vì thế trên giang hồ, hắn còn được biết tới dưới danh phận "Đại đạo Khoái đao - Điền Bá Quang".

4 - Lệnh Hồ Xung: Nhân vật sở hữu tửu lượng cao nhất
 Lý Á Bằng - Nam diễn viên lột tả được chuẩn xác nhất hình tượng nhân vật Lệnh Hồ Xung trong bộ phim Tiếu Ngạo Giang Hồ - 2001.
Lý Á Bằng - Nam diễn viên lột tả được chuẩn xác nhất hình tượng nhân vật Lệnh Hồ Xung trong bộ phim Tiếu Ngạo Giang Hồ - 2001.
Lệnh Hồ Xung là một trong những nhân vật được yêu thích nhất trong loạt truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Bởi lẽ anh chàng có một tính cách rất đặc biệt, đó là ham tửu, yêu tửu như tính mạng mình. Trong bộ phim Tiếu Ngạo Giang Hồ được dựng vào năm 1984, trong trích đoạn khi Điền Bá Quang giao chiến cùng Lệnh Hồ Xung, hắn đã từng phải thốt lên rằng:

"Lệnh Hồ Xung ngươi luận về kiếm pháp trên võ lâm có thể chỉ được xếp hạng thứ, nhưng luận về tửu pháp thì chắc chắn phải đứng thứ nhất trên giang hồ, Điền Bá Quang ta quy phục!"
 Lệnh Hồ Xung: Hình tượng chuẩn về một đấng anh hào tuấn kiệt trong thế giới kiếm hiệp Kim Dung.
Lệnh Hồ Xung: Hình tượng chuẩn về một đấng anh hào tuấn kiệt trong thế giới kiếm hiệp Kim Dung.
Lý Á Bằng - nam diễn viên nổi danh nhờ vai diễn nhân vật Lệnh Hồ Xung cũng từng chia sẻ:

"Luận về tửu lượng thì tôi công nhận hình tượng Lệnh Hồ Xung đúng là một 'con sâu' chính hiệu. Không những ham tửu mà chàng tửu đồ lãng tử này còn rất biết cách uống thưởng thức. Và tôi nghĩ cũng chính nhờ chất tửu mà ngòi bút của Kim Dung tiên sinh đã thể hiện được tính cách, khí phách của một đấng anh tài tuấn kiệt như Lệnh Hồ Xung!".
5 - Cẩu Tạp Chủng: Nhân vật có cái tên xấu nhất!
 Tên gọi gốc của nhân vật chính Thạch Phá Thiên trong bộ truyện Hiệp Khách Hành chính là Cẩu Tạp Chủng.
Tên gọi gốc của nhân vật chính Thạch Phá Thiên trong bộ truyện Hiệp Khách Hành chính là Cẩu Tạp Chủng.
Thạch Phá Thiên là nhân vật chính trong bộ tiểu thuyết Hiệp khách hành của Kim Dung. Nhân vật này khi mới xuất hiện có tên là Cẩu Tạp Chủng (chó lộn giống) và sau đó được bang Trường Lạc "gán" cho cái tên là Thạch Phá Thiên. Nói về nhân vật này, chính tác giả Kim Dung đã xếp Cẩu Tạp Chủng là nhân vật phải mang cái tên xấu và kỳ dị nhất trong thế giới kiếm hiệp của ông.

6 - Vi Tiểu Bảo: Nhân vật háo sắc bậc nhất!
 Luận về bản tính háo sắc, có lẽ trên giang hồ khó ai vượt qua được Vi Tiểu Bảo.
Luận về bản tính háo sắc, có lẽ trên giang hồ khó ai vượt qua được Vi Tiểu Bảo.
Luận về Vi Tiểu Bảo, ta có thể nói đây là một nhân vật có tính cách “loạn” nhất trong loạt truyện tiểu thuyết của Kim Dung. Gã vừa gian nhưng không ác, tham tài nhưng không tiếc của, mê gái đẹp nhưng hay bị mắc lừa nữ nhân, chưa kể gã cùng là một người mù chữ, không biết võ công nhưng chưa bao giờ bận tâm về những điều này… Không rõ có phải vì vậy mà Vi Tiểu Bảo luôn thích thú và chú ý tới những cô nàng võ công cao cường trên giang hồ?
Mặc dù thua nhân vật Đoàn Chính Thuần từ Thiên Long Bát Bộ về số lượng mỹ nữ giai nhân mình tán tỉnh được, nhưng xét về tính háo sắc của Vy Tiểu Bảo, hắn chắc chắn xứng đáng được xếp hàng bậc nhất!
7 - Chu Bá Thông: Nhân vật già đầu mà trẻ con nhất!
8 cái nhất trong thế giới phim truyện kiếm hiệp Kim Dung
 
Chu Bá Thông là một nhân vật phụ được xuất hiện trong hai bộ tiểu thuyết Anh Hùng Xạ Điêu và Thần Điêu Đại Hiệp của nhà văn Kim Dung. Ông được mô tả là người lớn tuổi nhưng lại có tính tình ngây thơ, hay đùa giỡn như trẻ con. Do vậy nên Hoàng Dung - con gái của Đông Tà Hoàng Dược Sư đã đặt biệt danh cho Chu Bá Thông là Lão Ngoan Đồng.
8 cái nhất trong thế giới phim truyện kiếm hiệp Kim Dung
 
Ngoài ra, Chu Bá Thông còn là một con nghiện võ thuật, ông đã tự sáng tạo nên bộ pháp Không Minh Quyền - thứ yếu tố giúp Tiểu Long Nữ đạt được cảnh giới cao nhất của Song Kiếm Hợp Bích về sau này.

8 - Du Thản Chi: Nhân vật "dại gái" bậc nhất truyện Kim Dung
 Trong truyện Thiên Long Bát Bộ, Du Thản Chi đem lòng yêu say đắm A Tử nhưng tình cảm không được đáp lại.
Trong truyện Thiên Long Bát Bộ, Du Thản Chi đem lòng yêu say đắm A Tử nhưng tình cảm không được đáp lại.

Du Thản Chi là nhân vật nam phụ, xuất hiện trong tác phẩm Thiên Long Bát Bộ của nhà văn Kim Dung. Ngay lần đầu tiên nhìn thấy A Tử, Du Thản Chi đã thẫn thờ vì nhan sắc của nàng. Từ đó, cuộc đời y đã có một "lý tưởng", một "mục tiêu", một "hoài bão" vô cùng lớn lao đó là chinh phục được trái tim của nàng A Tử. Mặc dù cách làm của Thản Chi hơi sai, đôi khi nhìn thấy việc A Tử làm, biết là việc sai trái nhưng vì tình yêu mù quáng, hắn vẫn làm mọi cách để chiều lòng người đẹp.
8 cái nhất trong thế giới phim truyện kiếm hiệp Kim Dung
 
Cũng có lúc bản thân của y cảm thấy day dứt khi mối thù cha chưa báo mà đã đến chuyện tư tình nam nữ. Thế nhưng vì tình cảm đối với mỹ nữ A Tử trong con người Du Thản Chi ngày một lớn, nên xuyên suốt cốt truyện Thiên Long Bát Bộ, người ta chỉ nhìn thấy ở Du Thản Chi hình tượng của một tên si tình dại gái không hơn không kém.
Theo GameK

Nhỏ máu nhận thân, đổ rượu xuống đất để thử độc, cao nhân luôn ở dưới đáy vực... là những tình tiết hài hước 'kinh điển' thường gặp trong các phim kiếm hiệp.

Cao nhân dưới đáy vực
nhung-tinh-tiet-trung-lap-hai-huoc-trong-phim-kiem-hiep-phan-2
Cao nhân trong phim kiếm hiệp lúc nào cũng là những ông lão râu tóc bạc phơ, tính tình kỳ quái. Điều đặc biệt là bao giờ họ cũng ở dưới đáy vực chờ 'đệ tử chân truyền' rơi xuống để truyền thụ võ công cả đời luyện được.
Tay đao phủ luôn có khóa an toàn
nhung-tinh-tiet-trung-lap-hai-huoc-trong-phim-kiem-hiep-phan-2-1
Dường như mỗi đao phủ trong phim cổ trang đều có đôi tay mang bộ 'thắng gấp' tức thì. Họ cứ vung đao xuống kề cổ tử tù mà nghe câu 'Đao hạ lưu nhân' là ngay lập tức dừng lại được, chưa từng thấy ai quay lại hối tiếc nói câu: 'Tiểu nhân lỡ chém mất rồi' cả.
Phương pháp thử rượu độc đơn giản
nhung-tinh-tiet-trung-lap-hai-huoc-trong-phim-kiem-hiep-phan-2-2
Một phương pháp đơn giản được lan truyền rộng rãi khắp chốn giang hồ là chỉ cần đổ rượu xuống đất, nếu thấy có khói bốc lên đó chính là rượu độc.
Nhỏ máu nhận thân
nhung-tinh-tiet-trung-lap-hai-huoc-trong-phim-kiem-hiep-phan-2-3
Dù không xác định được độ chuẩn xác, nhưng phương pháp duy nhất để xác định quan hệ cha con máu mủ là nhỏ hai giọt máu vào một chén nước. Nếu hai giọt máu hòa làm một thì là cha con ruột thịt, còn nếu hai giọt máu tách ra thì là người xa lạ.
Đại hiệp luôn có 'hỏa nhãn kim tinh'
[Caption]
Không hiểu sao những vị đại hiệp trong phim bao giờ cũng có thị lực tốt phi thường. Không những có thể tự do di chuyển, bay lượn trong bóng tối, các vị đại hiệp còn có thể đọc được các bí kíp võ công được khắc trong hang sâu mà không có bất kì công cụ thắp sáng nào.
Không bao giờ khai ra được hung thủ
nhung-tinh-tiet-trung-lap-hai-huoc-trong-phim-kiem-hiep-phan-2-5
Khi một người bị giết, bao giờ nhân vật chính cũng đến vào lúc nhân vật đó hấp hối, và câu nói 'kinh điển' là: 'Người giết chết tôi, người giết chết tôi là... người giết tôi là... là... là... á'.
Mọi cánh cửa đều mỏng manh
nhung-tinh-tiet-trung-lap-hai-huoc-trong-phim-kiem-hiep-phan-2-6
Mọi cánh cửa đều được làm bằng giấy dó, chỉ cần dùng một ngón tay chọc thủng là có thể tha hồ nhìn trộm mà không ai hay biết.
Câu chuyện chôn cất
nhung-tinh-tiet-trung-lap-hai-huoc-trong-phim-kiem-hiep-phan-2-7
Các anh hùng võ nghệ cao cường, một chưởng có thể đánh vỡ cả quả núi. Thế nhưng khi có người thân, bạn bè qua đời, lúc nào các vị anh hùng cũng phải dùng tay không đào mộ, và bao giờ cũng phải chôn cất trong một đêm mưa gió bão bùng mới lột tả hết sự thê lương.
Theo VNE

Những tình tiết hết sức phi lý nhưng luôn lặp đi lặp lại trong các phim kiếm hiệp như một 'định luật bất thành văn'.

Thịt bò là món ăn được ưa chuộng nhất
nhung-tinh-tiet-trung-lap-hai-huoc-trong-phim-kiem-hiep
Đại hiệp nào bước vào cửa cũng phải hét với tiểu nhị: 'Cho một cân thịt bò chín'. Không biết vì các vị đại hiệp ngày xưa thích ăn thịt bò, hay vì các tửu điếm chỉ có mỗi món thịt bò là ăn được.
'Đỉnh cao' của tài ngụy trang
nhung-tinh-tiet-trung-lap-hai-huoc-trong-phim-kiem-hiep-1
Bạn thanh mai trúc mã, bạn nối khố hay kẻ thù thề đốt thành tro cũng nhận ra nhưng chỉ cần che mặt bằng một miếng mạng mỏng là 'thần không biết quỷ không hay'.
Một lượng bạc mua được mọi thứ
nhung-tinh-tiet-trung-lap-hai-huoc-trong-phim-kiem-hiep-2
Khi các vị đại hiệp đang ăn nhưng có việc trọng đại cần đi gấp thì luôn để lại một lượng bạc, không biết giá trị thức ăn thế nào nhưng chủ quán không bao giờ đuổi theo để đòi tiếp. Có vẻ như các cửa hàng ăn uống ngày xưa đều thuộc một hệ thống bán hàng và ký kết hiệp định bảo vệ khách hàng nên giá cả của 100 cửa hàng như một, không thèm tăng giá dù là ở kinh thành hay thị trấn nho nhỏ nào đó.
Vô tình nhặt được bí kíp
nhung-tinh-tiet-trung-lap-hai-huoc-trong-phim-kiem-hiep-3
Các bí quyết võ công mà nhiều người dành cả đời để tu luyện vẫn chưa xong, thế nhưng, các anh hùng chỉ rơi xuống vách núi hay vô tình nhặt được 'bí kíp' thì chỉ cần vài tháng, vài ngày đã luyện tới trình độ thượng thừa.
Khách điếm Duyệt Lai thu hút khách nhất giang hồ
nhung-tinh-tiet-trung-lap-hai-huoc-trong-phim-kiem-hiep-4
Khách điếm Duyệt Lai dường như là điểm đến của các anh hùng hào kiệt từ đủ mọi tầng lớp, đủ mọi thời đại. Điểm nổi bật của khách điếm là phong thái nhanh nhẹn, thức ăn ngon, tiểu nhị niềm nở và đặc biệt là... đập vỡ bàn ghế không cần đền.
Cả bộ phim chỉ mặt độc một trang phục
nhung-tinh-tiet-trung-lap-hai-huoc-trong-phim-kiem-hiep-5
Các vị anh hùng, các vị 'soái ca' cả bộ phim chỉ mặc độc một trang phục, dù lăn lộn khắp giang hồ cũng chẳng bao giờ thấy các chàng mảy may nghĩ đến chuyện tắm giặt.
Theo VNE

Trong khi Tào Tháo, Tôn Quyền đều có thực lực hùng mạnh, vì sao Lưu Bị trở thành lựa chọn duy nhất trong cuộc đời nhà quân sự tài ba Gia Cát Lượng vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi.

Có nhiều ý kiến cho rằng, Khổng Minh - Gia Cát Lượng - lựa chọn phò tá Lưu Bị không chỉ vì phù hợp với lý tưởng chính trị Nho gia của ông, mà còn bởi Lưu Bị cho Gia Cát Lượng đầy đủ không gian phát huy "sở học bình sinh" của mình.
Tuy nhiên, một luồng quan điểm khác tại Trung Quốc cho rằng, việc Lưu Bị trở thành "đáp án cuối cùng" của Gia Cát Lượng hoàn toàn không đơn thuần chỉ là vấn đề "không gian thăng tiến".
1800 năm qua, các học giả Trung Quốc vẫn luôn đi tìm lời giải đối với vấn đề này.
Một bài phân tích đăng trên trang Phượng Hoàng nêu ra 4 luận điểm để giải thích cho việc Gia Cát Lượng chịu về dưới trướng Lưu Bị, chứ không phải Tào Tháo - người khi đó nắm danh nghĩa "triều đình Đông Hán" trong tay.
Con người của Gia Cát Lượng
Gia Cát Khổng Minh là nhà quân sự tài ba. Chính sách lược thế chân vạc - tam phân thiên hạ - của ông đã tạo nên cục diện Tam Quốc.
Gia Cát Khổng Minh là nhà quân sự tài ba. Chính sách lược "thế chân vạc" - tam phân thiên hạ - của ông đã tạo nên cục diện Tam Quốc Ngụy, Thục, Ngô.
Gia Cát Lượng là chính trị gia và quân sự gia được giới trí thức Trung Quốc sùng bái suốt hàng nghìn năm.
Một lý do quan trọng chính là việc Gia Cát Khổng Minh "là một nhà trí thức cơ bản và kiểu mẫu". Khuôn mẫu này chủ yếu chỉ đạo đức cao thượng và sự nghiệp hiển hách.
Theo đó, "tam bất hủ" mà cổ nhân Trung Quốc đề ra - gồm lập đức, lập công, lập ngôn - đều được thể hiện ở "hình mẫu" Gia Cát Lượng.
Xét về "lập đức", tức tiêu chuẩn hành vi của phần tử trí thức, mà theo Nho gia là trung, hiếu, nhân, nghĩa.
Là một nhà trí thức tiêu biểu và khắt khe, đương nhiên Khổng Minh hiểu rõ chính quyền trung ương mà Tào Tháo thao túng, thực chất đã không còn là chính phủ Hán triều.
Như vậy, nếu muốn "lập đức", giữ trọn trung - nghĩa, Gia Cát Lượng không thể đầu quân dưới cờ Tào Tháo. Thay vào đó, ông lựa chọn Lưu Bị - nhân vật thực tế có huyết thống hoàng gia và được gọi là "Lưu hoàng thúc".
Lý tưởng của Gia Cát Lượng
Theo phân tích của Phượng Hoàng, lý tưởng trị quốc của Gia Cát Lượng là chính trị Nho gia - đề cao chữ "Nhân".
Trong khi đó, Tào Tháo thi hành chính sách bá quyền, thực hiện thể chế chính trị dựa trên cường quyền.
Có thể nói, Khổng Minh và Tào Tháo dù là 2 nhân vật xuất sắc, song cũng là 2 thái cực từ trong tư tưởng cốt lõi, dẫn đến việc 2 người này không thể bước chung một con đường.
Gia Cát Lượng là người tôn sùng Nho giáo, và ông cũng trung thành tuyệt đối với tư tưởng của mình. Đây là nguyên nhân căn bản nhất khiến ông không theo Tào Ngụy.
Sức hút của Lưu Bị
Lưu Bị là một hình mẫu đạo đức phù hợp với tư tưởng Nho giáo mà Gia Cát Lượng tôn sùng.
Lưu Bị là một hình mẫu "đạo đức" phù hợp với tư tưởng Nho giáo mà Gia Cát Lượng tôn sùng.
Trong xã hội Trung Quốc cổ đại, đạo đức được đề cao hơn tất cả, đặc biệt là phẩm hạnh của bậc quân chủ.
Theo quan niệm này, chỉ cần vị lãnh tụ là nhân vật hiền đức thì có thể khiến trên dưới một lòng, triều đình kỷ cương, đi tới hiện thực hóa một xã hội hòa hợp.
Xét trên phương diện đạo đức, lịch sử Trung Quốc đã công nhận đây là "thế mạnh áp đảo" của Lưu Bị.
Lưu Bị vốn đã mang thân phận hoàng tộc, lại tham gia hành động ám sát Tào Tháo, thể hiện lòng trung thành đối với chính quyền Hán triều.
Về mặt cảm quan, những hành động của Lưu Bị đã "vô tình" đồng điệu với lý tưởng của Gia Cát Lượng - một đệ tử Nho gia sùng bái tư tưởng trung - hiếu.
Bên cạnh đó, trong thời kỳ Lưu Bị nắm quyền ở Thái Nguyên, Từ Châu, đã thi hành chính sách cai trị "nhân nghĩa".
Điều này cũng khiến tiếng tốt của Lưu đồn xa, hiển nhiên không nằm ngoài sự quan sát của Gia Cát Lượng.
Như vậy, về mặt công tác tuyên truyền, Lưu Bị đã xây dựng tốt hình ảnh của một "lãnh tụ kiểu mẫu" trong mắt các nhân sĩ Nho giáo nói chung và Khổng Minh nói riêng.
Lưu Bị cho Khổng Minh không gian phát triển
Trở thành quân sư của Lưu Bị, Khổng Minh được phát huy hết khả năng và được hàng loạt tướng tài quân Thục phò trợ.
Trở thành quân sư của Lưu Bị, Khổng Minh được phát huy hết khả năng và được hàng loạt tướng tài quân Thục phò trợ.
Cũng theo phân tích của Phượng Hoàng, mặc dù Lưu Bị tạo lập được danh vọng, song trước khi có được Gia Cát Lượng, thì Lưu không có nhiều quân sư xuất chúng bên mình.
Nếu Khổng Minh về phò tá Lưu Bị, thì toàn bộ quá trình từ thoát ly khó khăn, ổn định lực lượng, phát triển hùng mạnh cho tới thống nhất thiên hạ, ông có thừa "sân khấu" để phô diễn hết tài năng của mình.
Đồng thời, tuy không có quân sư xuất sắc, nhưng ngược lại, Lưu Bị sở hữu một dàn võ tướng hàng đầu như Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân... Gia Cát Lượng trở thành quân sư của Lưu, những hổ tướng này đều thuộc quyền sai khiến của ông.
Khổng Minh theo Lưu Bị chỉ vì "tiền đồ sự nghiệp"?
Tại Trung Quốc, có quan điểm cho rằng Gia Cát Lượng lựa chọn Lưu Bị chủ yếu nhằm vào "không gian thăng tiến".
Sở dĩ có ý kiến này, bởi khi Gia Cát Lượng đi sứ Đông Ngô trước trận đại chiến Xích Bích, ông từng được Trương Chiêu dụ dỗ "nhảy việc" sang phò tá Tôn Quyền.
Tuy nhiên, Khổng Minh khước từ Trương, nói rằng - "Tôn Quyền là một chủ nhân tốt, nhưng không thể phát huy hết tài năng của ta".
Câu nói này được cho là đã lộ ra "tham vọng" của Gia Cát Lượng.
Song luận điểm trên cũng vấp phải nhiều sự phản đối, bởi vào thời điểm đó Gia Cát Lượng ở vào vị thế "thỉnh cầu" sự giúp đỡ của Tôn Quyền, do đó ông buộc phải tìm những lý do "tế nhị" để từ chối lời đề nghị của Đông Ngô.
Vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu Trung Quốc vẫn cho rằng, thực chất Gia Cát Lượng "không màng đến Tôn Quyền" nhưng vẫn phải tỏ ra "lịch sự" như vậy mà thôi.
Các nhà sử học cũng đánh giá, quan điểm Khổng Minh "không có đất dụng võ" dưới trướng Tào Tháo chỉ là cách nhìn của người đời sau.
Nếu theo Tào Tháo, Khổng Minh hoàn toàn có thể đạt được sự nghiệp hiển hách, nhưng ông vẫn lựa chọn Lưu Bị.
Nếu theo Tào Tháo, Khổng Minh hoàn toàn có thể đạt được sự nghiệp hiển hách, nhưng ông vẫn lựa chọn Lưu Bị.
Đứng từ góc nhìn của Gia Cát Lượng, có thể thấy ông là người luôn tin bản thân có thể sánh ngang các bậc cao nhân trong lịch sử Trung Quốc như Quản Trọng, Nhạc Nghị.
Chính Gia Cát Lượng cũng có biệt hiệu "Ngọa Long tiên sinh", cho thấy ông xem trọng bản thân và không lép vế so với nhóm quân sư Tuân Úc, Giả Hủ, Quách Gia của Tào Tháo.
Do đó, bài phân tích của Phượng Hoàng cũng bác bỏ khả năng Khổng Minh không theo Tào Tháo vì không thể phát triển.
Đồng thời, nếu chỉ xét về con đường sự nghiệp, thì thế lực Lưu Bị chắc chắn kém xa so với Tào Tháo.
Vào thời điểm Gia Cát Lượng đầu quân cho Lưu Bị, lực lượng của Lưu yếu kém, tương lai cũng không rõ ràng.
Ngược lại, Tào Tháo khi đó đã có thế lực mạnh và vững vàng. Nếu nói Khổng Minh chỉ nhìn vào tiền đồ sự nghiệp thì theo logic, Tào Tháo mới là phương án tối ưu.
Lưu Bị là lựa chọn ngay từ đầu
Là một thanh niên trí thức ôm nhiều hoài bão và lý tưởng, việc lựa chọn chủ nhân của Gia Cát Lượng sẽ không đơn giản chỉ phụ thuộc vào "miếng cơm".
Gia nhập lực lượng của Lưu Bị, đồng nghĩa với Gia Cát Lượng đem toàn bộ "vốn liếng" của bản thân đặt vào Lưu.
Nếu Lưu Bị hùng mạnh, lý tưởng của Khổng Minh sẽ thành hiện thực. Ngược lại, tất cả tư tưởng của ông cũng sẽ tiêu vong và trở nên vô danh trong lịch sử.
Tam cố thảo lư - 3 lần tới lều cỏ thỉnh Gia Cát Lượng xuống núi, điển tích tô đậm hình tượng trọng hiền tài của Lưu Bị.
"Tam cố thảo lư" - 3 lần tới lều cỏ thỉnh Gia Cát Lượng xuống núi, điển tích tô đậm hình tượng "trọng hiền tài" của Lưu Bị.
Sự lựa chọn của Gia Cát Lượng cho thấy, ông sẵn sàng bước vào cuộc đấu tranh để thực hiện lý tưởng của mình bên cạnh Lưu Bị, bất chấp khả năng thất bại rất lớn.
Điều thú vị là, nhiều học giả Trung Quốc cho hay, mặc dù Khổng Minh đã quyết tâm theo Lưu Bị ngay từ khi còn ở ẩn, song ông cũng không vội vàng "xuất sơn".
Nguyên nhân do ông vẫn còn những hoài nghi, rằng liệu Lưu Bị có "nhìn trúng" ông hay không?
Lưu Bị sẽ đối đãi với ông như một mưu sĩ bình thường, hay trọng dụng ông như bậc quốc sĩ?
Liệu Lưu Bị có chấp nhận sách lược trị quốc của ông?
Xuất phát từ những "nghi vấn" trên, cho nên mặc dù bản thân đã có đáp án, nhưng Gia Cát Lượng vẫn phải "nằm im chờ thời".
Ở thời điểm đó, Khổng Minh chỉ mới ngoài 20, và ông có đủ thời gian để chờ đợi ngày Lưu Bị "tam cố thảo lư".

Khi ấy, con đường của Gia Cát Lượng mới thực sự bắt đầu.
Theo Đại Lộ

Ngựa Xích Thố của Quan Vân Trường có màu đỏ nổi bật, Ô Vân Đạp Tuyết của Trương Phi lại có màu đen như chủ nhân... là đặc điểm của những con ngựa nổi tiếng thời cổ đại.

1. Ngựa Xích Thố
Ngua-Xich-Tho.jpg
Anh hùng có Lã Bố, tuấn mã có Xích Thố.  Tranh: Baidu
Trong số những con ngựa nổi tiếng thời cổ đại, đầu tiên phải nhắc đến Ngựa Xích Thố thời Tam Quốc. Con ngựa này dài một trượng, cao tám thước, màu đỏ rực như lửa, tuyệt không có một sợi lông tạp, ngày đi ngàn dặm, trèo non vượt suối dễ dàng. 
Ngựa Xích Thố từng qua tay rất nhiều chủ. Chủ nhân đầu tiên của Xích Thố là Đổng Trác (132-192), tướng nhà Đông Hán (năm 25-220). Trong triều đình lúc bấy giờ, có rất nhiều người khinh thường con người tàn bạo như Đổng Trác, trong đó có Đinh Nguyên, cũng là một tướng nhà Đông Hán. Trong một lần họp triều, Đinh Nguyên đã chửi thậm tệ vào mặt Đổng Trác, Đổng Trác định chém Đinh Nguyên thì con nuôi của Đông Nguyên là Lã Bố từ phía sau xông lên, khí chất anh hùng của Lã Bố đã khiến cho Đổng Trác sững lại, đành phải nhượng bộ. Từ đó, Đổng Trác nảy sinh ý định thu phục Lã Bố.
Vì muốn tiếp cận và thu phục Lã Bố, Đổng Trác đã đem Xích Thố tặng cho Lã Bố. Lã Bố sau khi có được ngựa quý quả nhiên đã giết chết chủ cũ của mình là Đinh Nguyên, quy phục dưới chân Đổng Trác, và trở thành con nuôi của Đổng Trác.
Ngựa Xích Thố đã cùng Lã Bố chinh chiến khắp nơi. Trên chiến trường, ông chuyên cưỡi ngựa Xích Thố, như một mãnh hổ tả xung hữu đột, vạn người không địch nổi. Sau này, Lã Bố bị  trúng kế của một đại thần nhà Đông Hán, giết chết Đổng Trác. Sau đó Lã Bố bị Tào Tháo giết, ngựa Xích Thố thuộc về Tào Tháo, một nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán.
Có lẽ do duyên số, Quan Vũ hay còn gọi là Quan Vân Trường, một trong những người có công lớn thành lập nhà Thục Hán vào thế kỷ thứ 2, vì muốn bảo vệ hai vị phu nhân của người anh em kết nghĩa của mình là Lưu Bị đã tạm thời về phe Tào Tháo. Tào Tháo vô cùng quý mến nhân tài như Quan Vũ, cũng muốn bắt chước Đổng Trác tặng ngựa cho anh hùng.
Nhưng Quan Vũ không như Lã Bố, ông tiếp nhận Xích Thố là để tìm được Lưu Bị nhanh hơn. Sau khi Quan Vũ bị giết, Xích Thố lại rơi vào tay một viên tướng nhà Thục Hán khác là Mã Trung. Nhưng lần này nó không còn ngoan ngoãn đi theo chủ nhân mới như trước, mà tuyệt thực đến chết.
2. Ngựa Tuyệt Ảnh
Ngựa Tuyệt Ảnh hy sinh thân mình cứu chủ
Ngựa Tuyệt Ảnh hy sinh thân mình cứu chủ. Tranh: Baidu
Ngựa Tuyệt Ảnh là ngựa yêu của Tào Tháo (155-220). Tuyệt Ảnh có nghĩa là phi rất nhanh, đến cái bóng cũng không đuổi kịp được.
Tương truyền, khi Tào Tháo tấn công Trương Tú, Trương Tú dâng thành đầu hàng Tào Tháo. Trương Tú là cháu gọi Phiêu kỵ tướng quân Trương Tế bằng chú. Sau khi Đổng Trác bị giết năm 192, Trương Tế cùng các tướng khác của Đổng Trác mang quân đánh vào Tràng An, lại nắm vua Hán Hiến Đế, thao túng triều đình như Đổng Trác trước đây. 
Tuy nhiên, Tào Tháo không ngờ lại bị trúng kế của kẻ thù, bị đánh bất ngờ, trở tay không kịp, suýt nữa thì bị mất mạng. May có ngựa Tuyệt Ảnh mới thoát được ra ngoài.
Ngựa Tuyệt Ảnh bị trúng ba mũi tên trên mình mà vẫn cất vó phi nước đại, sau đó bị trúng một mũi tên vào mắt mới gục ngã. Trong trận chiến này, Tuyệt Ảnh đã hoàn tất sứ mạng của mình.
Đây là một thất bại nữa của Tào Tháo kể từ sau trận Xích Bích. Trong trận đánh này, Tào Tháo bị mất một con trai, Tào Ngang, một cháu trai, Tào An, và một con tuấn mã, Tuyệt Ảnh. Có thể nói đây là một thất bại thảm hại của Tào Tháo.
3. Ngựa Đích Lô
Ảnh: Ngựa Đích Lô cứu mạng chủ nhân
Ngựa Đích Lô cứu mạng chủ nhân.  Tranh: Weibo
Đích Lô vốn là ngựa của Trang Vũ, vốn là một tướng của một danh sĩ dòng dõi hoàng tộc nhà Hán là Lưu Biểu nhưng sau này phản bội lại Lưu Biểu. Lưu Bị (người sáng lập ra nhà nhà Thục Hán) bị thất bại trong trận giao chiến với Tào Tháo nên về đầu quân cho Lưu Biểu vì hai người cùng trong hoàng thất, đợi thời cơ làm lại sự nghiệp. 
Lưu Bị nhìn thấy ngựa của Trương Vũ cho rằng đây là một con tuấn mã, liền hết lời ca ngợi rằng "con ngựa này chắc chắn là ngựa thiên lý". Tướng của Lưu Bị lúc đó là Triệu Vân  lập tức hiểu ngay ý của chủ nhân, liền giết chết Trương Vũ để cướp ngựa. Triệu Vân là danh tướng thời cuối Đông Hán và thời Tam Quốc, người góp công lớn thành lập nhà Thục Hán.
Khi Lưu Biểu nhìn thấy con ngựa này cũng khen không ngớt lời. Lưu Bị đang không biết lấy gì để báo đáp Lưu Biểu liền tặng con ngựa này cho Lưu Biểu. Không ngờ, Lưu Biểu lại thấy con ngựa này "có quầng mắt, trên đầu có những đốm trắng, lại tên Đích Lô, ắt là con ngựa sát chủ", còn nói rằng "Trương Vũ cưỡi con ngựa này bị chết" chính là minh chứng, nên vội vàng tìm cớ trả lại cho Lưu Bị.
Người hầu của Lưu Bị đem tin "ngựa sát chủ" nói cho Lưu Bị, nhưng Lưu Bị không tin. Sau đó, khi nhận được mật báo có người định sát hại, Lưu Bị vội vàng thoát ra ngoài, cưỡi ngựa Đích Lô chạy trốn, nhưng bị nhầm đường, ông chạy đến bên suối Đàm Khê.
Phía trước là con suối rộng lớn, phía sau là quân địch truy đuổi, lúc này Lưu Bị mới nhớ đến lời khuyên "Đích Lô sát chủ" ngày trước, ông vừa điên cuồng quất vào lưng ngựa, vừa hét: "Đích Lô! Đích Lô! Hôm nay mày hại ta đi!". Đích Lô bỗng nhiên vùng lên, phi một phát sang bờ bên kia, lập một kỳ tích chưa từng có trong lịch sử. Sau đó, Lưu Bị càng không tin chuyện "Đích Lô sát chủ" , ông càng yêu quý con ngựa đã cứu mạng mình này hơn.
Khi đem quân đi đánh nước Thục, thấy ngựa của Bàng Thống, một trong những mưu  của Lưu Bị, già yếu quá, nên để thể hiện sự trọng dụng của mình với Bàng Thống, Lưu Bị đã đem ngựa yêu của mình tặng cho Bàng. Ai ngờ Bàng Thống không có phúc được hưởng, vừa mới cưỡi lên Đích Lô đã bị kẻ địch tưởng nhầm là Lưu Bị nên bắn chết. Sau này ngựa Đích Lô cũng không rõ lưu lạc về đâu.
4. Dạ Chiếu Ngọc Sư Tử
Ngua-Da-chieu-ngoc-su-tu-28Ha-My-2c-baid
Dạ chiếu ngọc sư tử. Tranh: Baidu
Dạ Chiếu Ngọc Sư Tử toàn thân lông trắng như tuyết, tương truyền một ngày có thể đi hàng nghìn dặm. Ngay từ khi mới sinh ra phía dưới cổ đã có một hàng lông dày, trông giống như sư tử, tính khí nóng nảy, sau này lớn lên tính khí bớt nóng nảy hơn, buổi tối con ngựa này còn phát ra ánh sáng trắng bạc, vì vậy mới có tên là Dạ Chiếu Ngọc Sư Tử . 
Con ngựa này của Triệu Vân, sống vào khoảng thế kỷ thứ hai. Tương truyền, Triệu Vân đóng quân ở trên núi Trường Bản xuất quân đi đánh trận đều cưỡi Dạ chiếu ngọc sư tử, có lần Triệu Vân cùng ngựa bị rơi xuống hố bẫy sẵn của quân địch, tưởng chừng không thể thoát thân. Nhưng sức ngựa rất lớn, cuối cùng cũng nhảy được lên trên miệng hố, cứu chủ nhân thoát chết. Trong bộ tiểu thuyết Thủy hử cũng từng nhắc đến con ngựa này.
5. Ô Vân Đạp Tuyết
O-Van-Dap-Tuyet-28Ha-My-2c-baidu-29.jpg
Ngựa Ô Vân Đạp tuyết. Ảnh: Baidu
Ô Vân Đạp Tuyết còn có tên là Vương Truy Mã, sống ở thế kỷ thứ hai, toàn thân màu đen nhưng bốn vó màu trắng. Đây là ngựa của Trương Phi, người anh em kết nghĩa với Lưu Bị và Quan Công, được coi là anh hùng tuấn mã.
Ngựa của Trương Phi có tên rất ý nghĩa, Vương Truy Mã có nghĩa là con ngựa đi theo hầu hạ Đại Vương. Tương truyền Trương Phi và Ô Vân Đạp Tuyết đều đen như nhau. Trương Phi quý chú ngựa này như con đẻ, thường xuyên tự tay tắm rửa cho ngựa quý. 
Người đời về sau thường nói người dũng mãnh cưỡi ngựa dũng mãnh. Quan Công từng nói: "Người tôi nặng nề, ngựa không vác nổi nên thường hay gầy, chính vì vậy mà tôi không thể cưỡi ngựa bình thường được". Trương Phi cũng như vậy, ngựa bình thường thì không thể xứng với hào khí phi thường của Trương Phi được.
Theo VNE

Kim Dung

[Kim-Dung][fbig1]

Đời Sống

[Doi-song][fbig2]

Sức khỏe

[Suc-khoe][column1]

Quân Đội

[Quan-doi][column2]

Khoa Học

[Khoa-hoc][hot]

Doanh Nhân

[Doanh-nhan][gallery1]

Manga

[Manga][gallery2]

Võ Thuật

[Vo-thuat][gallery3]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Image 1 Title

Image 1 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 3 Title

Image 3 Title

Image 4 Title

Image 4 Title

Image 5 Title

Image 5 Title

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.