Latest Post

Giáng Sinh là ngày tuyệt vời nhất trong năm ở các nước phương Tây, đó là ngày mọi người tổ chức lễ hội và tặng quà cho nhau. Nhưng còn có những điều thú vị đằng sau nó.

Ngày lễ Giáng sinh đang đến gần, không khí nhộn nhịp, những bài hát vui nhộn, các cây thông trang trí rực rỡ... đã trở nên quá quen thuộc, nhưng liệu bạn đã thực sự biết hết mọi điều về ngày lễ Noel này chưa?
1. “Jingle Bells” (Tiếng chuông ngân) là bài hát đầu tiên được phát trong không gian.
Ngày 16/12/1965, trong không gian, các phi hành gia tàu Gemini 6, đã đùa với đài kiểm soát dưới mặt đất rằng họ thấy Ông già Noel lái…phi tuyền và đã chơi bản Jingle Bells bằng kèn Harmonica và truyền nó từ ngoài không gian về Trái đất.
2. Mặc dù ngày Giáng Sinh là để kỷ niệm ngày chúa Jesus ra đời, nhưng trong thực tế người ta không biết thực sự chúa được sinh vào ngày nào.
3. Mặc dù ngày Giáng Sinh là để kỷ niệm ngày chúa Jesus ra đời, nhưng trong thực tế người ta không biết thực sự chúa được sinh vào ngày nào.
4. Món quà Giáng sinh lớn nhất thuộc về nước Pháp, khi trao tặng cho Mỹ vào năm 1886. Đó chính là tượng Nữ thần tự do.
5. Ông già Noel (Santa Claus) cũng là một vị thánh (Saint). Ông sống ở Myra vào những năm 300. Myra là một địa phương thuộc Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay. Tên tiếng Đức của thánh Nicolas là Sankt Niklaus.
6. Cây Noel đầu tiên thực ra không phải là một cái cây. Người Đức đã làm nên cái cây này từ lông của những con ngỗng đã chết.
7. Các bài hát Giáng Sinh nổi tiếng, “Rudolph The Red-Nosed Reindeer”, “Rockin ‘Around The Christmas Tree,” và “Holly Jolly Christmas” được viết bởi nhạc sĩ Do Thái Johnny Marks.
8. Đèn Giáng Sinh bằng điện được sử dụng lần đầu vào năm 1882. Edward Johnson là một nhà phát minh nhưng ông chưa bao giờ tạo ra bất cứ điều gì có giá trị.
Điểm sáng duy nhất trong sự nghiệp là ông thường xuyên được làm việc với huyền thoại Thomas Edison.
Tuy nhiên tất cả điều này đã thay đổi vào năm 1882, khi Johnson lần đầu tiên tạo ra những bóng đèn điện trang trí Giáng sinh, để sử dụng nhà riêng ở New York.
Dù sau này có rất nhiều phát minh mang tính đột phá, những bóng đèn nhấp nhày nhiều màu này vẫn đủ để Johnson ghi tên mình vào danh sách dài các phát minh vĩ đại của nước Mỹ.
9. Người Anh đeo vương miện bằng giấy trong suốt bữa tối của ngày Giáng sinh. Những chiếc vương miện này được cất giữ trong một cái ống gọi là "bánh quy Giáng sinh".
10. Những chiếc bít tất Giáng sinh bắt nguồn từ chuyện 3 cô gái chưa chồng giặt đồ và treo tất của họ bên lò sưởi cho nhanh khô.
Họ không thể lấy chồng vì không có của hồi môn. Tuy nhiên, thánh Nicholas biết hoàn cảnh của họ đã đặt một thỏi vàng vào tất, buổi sáng khi các cô thức dậy và phát hiện ra nên họ đã có thể cưới chồng.
11. Chiếc tất Giáng sinh lớn nhất thế giới dài 32,56 m và rộng 14,97 m. Khối lượng của nó tương đương với 5 con tuần lộc và có thể chứa được 1.000 món quà. Đây là chiếc tất của Hiệp hội trẻ em London, làm vào ngày 14/12/2007.
12. Kẹo cây gậy là một trong những biểu tượng nổi tiếng và phổ biến nhất cho Giáng sinh. Nó xuất hiện tại châu Âu vào năm 1670 nhưng mãi tới những năm 1800 mới có mặt ở Mỹ.
Hình dáng chiếc kẹo ngày nay giống với cái móc mà Chúa Jesus dùng để đi chăn cừu và có màu cùng với sợi dây quấn quanh biểu tượng cho sự trong sạch và hy sinh của Chúa.
Kẹo cây gậy bắt đầu phổ biến vào giữa những năm 1900.
Theo Khỏe và Đẹp

Cuộc nổi dậy ở Lương Sơn Bạc do Tống Giang lãnh đạo chỉ là một trong hơn hai trăm cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra trong suốt triều Tống. Cho đến nay vẫn còn nhiều tranh luận về quy mô cuộc khởi nghĩa này.

Lương Sơn Bạc nằm ở phía Nam huyện Thọ Trương, Vận Châu, tỉnh Sơn Đông. Trước vốn là một hồ nhỏ, sau do sông Hoàng Hà nhiều lần bị vỡ đê khiến nơi này trở thành một biển hồ rộng đến mấy trăm dặm.
Sào huyệt của nhiều cuộc nổi dậy
Lương Sơn Bạc có đường thủy tiện lợi, cá tôm vô số, lau lách um tùm, bên trong lại có nhiều “ốc đảo” nên trở thành nơi cư ngụ lý tưởng của dân đánh cá, cắt cỏ và cả tội phạm, trộm cướp.
Cạnh hồ lại có núi Lương Sơn, tuy ngọn chủ phong chỉ cao 197 m nhưng hình thế hiểm trở. Vì có thế địa lợi “khả thủ khả công” nên đây là căn cứ địa của nhiều cuộc nổi dậy phản kháng triều Tống cả trước và sau khởi nghĩa của Tống Giang.
“Tống sử - Bồ Tông Mạnh truyện” chép rằng “Vận Châu có Lương Sơn Bạc, trộm cướp nhiều”. Bồ Tông Mạnh trấn áp tàn khốc những cuộc nổi dậy nơi đây, giết rất nhiều người.
Về sau này khi Tống Giang quy hàng triều đình, Lương Sơn Bạc vẫn là nơi nông dân tụ nghĩa.

Hảo hán Lương Sơn Bạc qua tranh vẽ truyền thần
Hảo hán Lương Sơn Bạc qua tranh vẽ truyền thần
Sử chép, năm 1124, Sái Cư Hậu làm tri châu Vận Châu đã dụ giết hơn 500 quân khởi nghĩa. Lại có ngư dân Trương Vinh nổi dậy, lập đạo thủy quân mấy trăm chiến thuyền.
Đến khi quân Kim lật đổ nhà Tống thì Lương Sơn Bạc cũng là cứ điểm phản kích.
Vì thế, nói “anh hùng hảo hán Lương Sơn Bạc” không chỉ gói gọn trong nhóm Tống Giang hoặc giả nói “108 anh hùng ” mà bao quát cả những người từng nổi dậy ở Lương Sơn.
“Dây dẫn hỏa” của cuộc nổi dậy do Tống Giang lãnh đạo bắt nguồn từ chính sách “quát công điền” để tăng ngân khố thời Tống Huy Tông.
Theo đó, Lương Sơn Bạc thuộc sở hữu của triều đình, tất cả dân chúng sinh sống nơi đây phải đóng thuế rất nặng, họ không thể sống nổi nên tụ chúng phản kháng.
Trong chính sử triều Tống chỉ chép rải rác về cuộc khởi nghĩa này và gọi là “nhóm 36 người của bọn Tống Giang”, ngoài ra không có chi tiết cụ thể về diễn biến khởi nghĩa.
Ngoài cái tên “Tống Giang” ra, không có chép tên tuổi hay nhân thân của “36 thiên cương, 72 địa sát” nào cả.
Sau đến đời Nam Tống mới có sách “Tuyên Hòa di sự” kể ra tên tuổi của 36 người cùng những chuyện về Tống Giang, Tiều Cái, Võ Tòng… theo lối truyền kỳ, làm nền tảng cho Thi Nại Am sau này viết “Thủy Hử truyện”.
Quân lực hùng mạnh
Theo chính sử, “Hoàng Tống thập triều cương yếu” chép: Vào tháng 12 năm Tuyên Hòa nguyên niên (1119), Tống Huy Tông hạ chiếu cho quan
Đề điểm ở hai lộ Kinh Đông, Kinh Tây đem quân đi bắt “Kinh Đông tặc” Tống Giang, không lâu sau lại ra lệnh “chiêu dụ”. Điều này cho thấy quân khởi nghĩa của Tống Giang đã làm kinh động triều đình.
Đến năm sau, tri châu Hào Châu là Hầu Mông dâng thư nói “36 người của bọn Tống Giang hoành hành vùng Tề, Ngụy, quan quân mấy vạn không dám nghinh chiến.
Chi bằng xá cho Giang, khiến hắn đi thảo phạt Phương Lạp để chuộc tội hoặc là đi bình loạn phía Đông Nam”.
Vua đồng ý, cho Hầu Mông làm tri phủ Đông Bình để chiêu hàng Tống Giang nhưng Hầu Mông chưa đi thì bệnh chết. Quân khởi nghĩa tiếp tục tấn công các châu Đan, Bộc, Tề, Thanh.
Tháng 12, triều đình sai tri châu Thanh Châu là Tăng Hiếu Uẩn kéo quân trấn áp nhưng quân khởi nghĩa tiếp tục đánh xuống phía Nam đến Cân Châu, kịch chiến với quân Tống do Tưởng Viên thống lĩnh.
Đầu năm 1121, quân Tống Giang từ Kinh Đông vượt biển, tấn công Thuật Dương, chiến đấu với quân Tống của Vương Sư Tâm. Sử gọi quân Tống Giang lúc này là “giặc cướp Hoài Nam”.
Đến tháng 2, quân khởi nghĩa tấn công Hoài Dương, tiến về vùng Hải Châu, Sở Châu. Đến lúc này quân Tống Giang đã “chuyển đánh cướp cả 10 quận, quan quân không dám ngăn đường tiến, lên tiếng rằng sẽ đến Hải Châu”.
“Tống sử - Trương Thúc Dạ truyện” có chép đến 7 đoạn về danh tướng này, trong đó đoạn thứ 4 viết về việc đánh bại quân Tống Giang như thế nào.
Theo đó, khi Trương Thúc Dạ nhậm mệnh đến Hải Châu thì quân Tống Giang đang chuẩn bị công thành.
Tống Giang quyết định đánh thành theo hướng trên biển nên cho quân chiếm lấy hơn 10 chiếc thuyền lớn để chở quân lương.
Nhưng kế của Tống Giang đã bị gián điệp của Thúc Dạ dò biết. Thúc Dạ lập tức chiêu mộ hơn 1.000 quân cảm tử mai phục ở gần thành, sau đó cho quân tiểu tốt đi thuyền nhỏ đến khiêu chiến còn tinh binh thì bố trí trận địa ven bờ biển.
Khi hai bên giao chiến, phục binh của Trương Thúc Dạ lao ra dùng hỏa công đốt thuyền quân Tống Giang. Hai bên giao chiến kịch liệt, cuối cùng đội thuyền của Tống Giang bị đốt cháy hết.
Đường lui cũng đã tuyệt, phó tướng bị bắt, quân lính tan vỡ nên chấp nhận chịu hàng.
Chiêu an hay bị giết?
Hầu hết các sử tịch triều Tống như “Hoàng Tống thập triều cương yếu”, “Tục Tư trị thong giám trường thiên”, “Tam triều bắc minh hội biên”… đều chép việc Tống Giang chấp nhận chiêu an, sau đó đem quân đi trấn áp khởi nghĩa của Phương Lạp.
Nhưng tại vùng Hải Châu, nơi Tống Giang bại trận, người dân vẫn lưu truyền việc Tống Giang và các nghĩa sĩ đều bị Trương Thúc Dạ giết chết, chôn dưới núi Bạch Hổ.
Núi này hiện ở phía Tây Nam cổ thành Hải Châu, cảng Liên Vân, tỉnh Giang Tô.
Núi chỉ cao 62,8 m, được người dân gọi là “Hảo hán doanh” (mộ hảo hán) và lưu truyền bài thơ: “Bạch bích Hổ sơn âm, Phần điệp thảo mộc thanh. Vấn thị thùy gia mộ, Lương Sơn hảo hán doanh”.
(Núi Bạch Hổ vách trắng âm u; mộ phần chồng lên nhau, cây cỏ xanh tốt. Hỏi rằng đó là phần mộ của ai? Rằng là mồ chung của hảo hán Lương Sơn).
Năm 1939 khai quật được tấm mộ chí minh của Võ Công đại phu Chiết Khả Tồn thì lại chép rằng Khả Tồn chiến thắng Phương Lạp rồi mới đi trấn áp Tống Giang, coi đây là một võ công lừng lẫy của mình.
Vì thế, một số ý kiến cho rằng Tống Giang chấp nhận quy hàng nhưng sau đó lại dấy binh phản Tống một lần nữa. Đến năm Tuyên Hòa thứ 4 (1122) thì bị Chiết Khả Tồn trấn áp và giết chết.
Theo Người Lao Động

Trong số 108 anh hùng Lương Sơn Bạc, không ít hảo hán tôn thờ chủ nghĩa độc thân, điển hình là Lỗ Trí Thâm, Võ Tòng, Lý Quỳ, Tiều Cái, Công Tôn Thắng, Ngô Dụng…


Họ không màng sắc dục, dồn hết tinh lực để luyện võ, tỉ thí với đời.
Đới Tung từng tán dương Lý Quỳ “Tịnh vô dâm dục tà tâm” (ý nói Lý Quỳ không có tà tâm dâm dục). Lý Quỳ là vị hảo hán có tư tưởng bài xích phụ nữ kịch liệt.
Trông thấy Tống Giang ngồi uống rượu với Lý Sư Sư, Lý Quỳ tức giận, trừng mắt đứng nhìn.
Không chỉ trên Lương Sơn mà nhiều nhân vật hảo hán khác trong truyện cũng coi nhẹ nữ sắc.
Ví như Bát thập vạn cấm quân Giáo đầu Vương Tiến – nhân vật xuất hiện trong phần đầu “Thủy Hử” - chỉ sống với mẹ già đã ngoại lục tuần, không vợ không con.
Theo mô tả trong truyện, Vương Tiến chẳng còn ít tuổi, lại giữ chức Giáo đầu cấm quân, tướng mạo đường hoàng, hành sự cẩn trọng hữu lễ, vì vậy, không thể có chuyện hẩm hiu đường tình.
Lại nói Tiều Cái, tuổi đã 36 - 37, là trưởng thôn Đông Khê, tới Tống Giang cũng phải gọi bằng anh, gia cảnh giàu có, nhưng không màng tới chuyện lập thê lập thất.
Tới cuối đời, vị hảo hán này chỉ chăm chăm “đả ngao cân cốt” (ý chỉ luyện tập võ nghệ để cường tráng gân cốt).
Thời xưa, người Trung Quốc thường kết hôn sớm, nam nữ tới tuổi 15 – 16 đã đủ chín để yên bề gia thất rồi sinh con đẻ cái.
Nhưng trong “Thủy hử”, nhiều nhân vật lại đi ngược với lề lối bấy giờ. Lâm Xung tới 32 tuổi mới chịu kết tóc xe duyên cùng Lâm nương tử.
Ngọc Kỳ Lân Lư Tuấn Nghĩa được liệt vào hàng tam kiệt Hà Bắc, khí vũ hiên ngang, nhưng tới 27 tuổi mới lập chính thất, dù sớm hơn Lâm Xung, nhưng cũng liệt vào hàng muộn màng thời ấy.
Đó là biểu hiện rõ rệt của tư tưởng cấm dục thời xưa. Tam giáo: Nho, Đạo, Thích ảnh hưởng sâu sắc nhất tới xã hội Trung Quốc cổ đại.
Các giáo này đều đề cao tư tưởng “cấm dục”, trong đó, “dâm dục” được liệt ra hàng đầu. Người xưa, đặc biệt là những ai ham mê võ nghệ, thường sùng bái tới mức mê tín mẫu hình “đồng tử chi thân”, suốt đời không lập thê thiếp.
Trong “Thủy Hử”, Thi Nại Am thường dùng câu: “Tướng mạo đường đường cường tráng sĩ, vị xâm nữ sắc thiếu niên lãng” (ý chỉ người tráng sĩ có tướng mạo đường hoàng oai vệ, thiếu niên trẻ tuổi chưa vướng nữ sắc) để mô tả về những đấng nam nhi hãy còn tân.
Ý niệm “Vạn ác dâm vi thủ” (đại ý: trong một vạn điều ác thì dâm dục là đứng đầu) không chỉ tồn tại trong suy nghĩ của kẻ giang hồ, ngay cả Phật môn cũng ủng hộ.
Lỗ Trí Thâm là người xuất gia, môn đệ của trưởng lão Trí Chân.
Khi đã xuống tóc đi tu trên Ngũ Đài Sơn, ông ta vẫn thỏa thuê rượu thịt, đại náo Phật đường, đánh đổ hai tượng tả hữu môn thần, về sau giết người phóng hỏa, nhưng vẫn được Trí Chân trưởng lão ca tụng là có phật tính, tiền đồ phơi phới hơn cả đám chúng tăng không màng rượu thịt, có thể tu thành chính quả.
Ấy là vì Trí Chân trưởng lão nhìn thấu đồ đệ mình không mang tà tâm dâm dục.
Không chỉ các vị hảo hán Lương Sơn, thời xưa, nhiều bậc “cao nhân” cũng sống theo chủ nghĩa độc thân.
Ngay cả phương Tây cũng nhiều nhà khoa học lỗi lạc ở vậy suốt đời, như: Newton, Kant, Cavendish, Nobel…Phải chăng, họ đều tôn thờ quan điểm: “Người đàn ông nếu muốn không tầm thường thì đừng lấy vợ” (danh ngôn của Kant).
Theo Báo Đất Việt

Sẽ không ít bạn ngỡ ngàng khi khám phá ra 10 sự thật khoa học thú vị về việc thưởng thức âm nhạc này.

Nhún nhảy theo điệu nhạc, lắc lư mình để "phiêu" cùng giai điệu trong bài hát - đó có thể là những hành động mà bất cứ ai trong chúng ta cũng từng làm.
Nhiều bạn sẽ nghĩ rằng, những giai điệu âm nhạc của bài hát đó sẽ chỉ khiến bạn có dịp thả hồn mình lơ lửng cùng ca từ trong bài hát.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra lợi ích không ngờ đằng sau hành động tưởng chừng như "bản năng" này.
Những lý do dưới đây hẳn sẽ khiến bạn "gật gù" về độ chính xác của chúng và hơn hết là muốn... nghe nhạc ngay-lập-tức.
1. Nghe nhạc buồn sẽ làm bạn... vui 
Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học Mỹ vào năm 2014, rất nhiều người khi được hỏi đã trả lời rằng họ nghe nhạc buồn bởi vì cảm thấy nó mang lại rất nhiều cảm xúc đan xen và phần nào là một chút tích cực.
Có thể kể ra ở đây một số sắc thái tiêu biểu như sự nhớ nhung, bình yên, mềm yếu, mơ hồ hay hoài nghi.
Điều đáng ngạc nhiên ở đây là sự nhớ nhung mới là phương án được nhiều người lựa chọn nhất chứ không phải là đau khổ khi họ nghe nhạc buồn.
Bởi lẽ, những bản nhạc buồn sẽ phản ánh đúng vấn đề trong mối quan hệ và tâm trạng tiêu cực của bạn, giúp bạn gợi nhớ đến những tình tiết "yếu đuối"... Từ đó, bạn sẽ cảm thấy như có người chia sẻ, đồng cảm với mình và thấy nhẹ nhàng hơn.
2. Nghe đi nghe lại một bài hát khiến bạn trở nên thông minh hơn
Trong một bài diễn văn tại Aeon, Elizabeth Hellmuth Margulis - giám đốc phòng nghiên cứu âm nhạc của Đại học Arkansas đã chỉ ra nguyên nhân vì sao nghe đi nghe lại nhiều lần một bài hát khiến chúng ta thích nó.
Theo bà, đơn giản bởi con người thường nhầm lẫn rằng, họ nhận thức những sự vật qua các giác quan nhờ hình hài của chúng như hình tròn hay hình vuông.
Tuy nhiên trên thực tế chúng ta phân biệt được là nhờ những trải nghiệm về vật thể đó trong quá khứ khiến chúng ta có thể gợi ra nó trong đầu.
Điều này được bà gọi là “Hiệu ứng từng trải” - một trong những lý do khiến chúng ta thích nghe đi nghe lại một bài hát.
Bên cạnh đó, bà cũng chỉ ra rằng, nghe đi nghe lại một bài hát khiến bạn trở nên thông minh hơn, vì nó khiến não của bạn phải vận động.
3. Chúng ta nghe sai lời vì chúng ta... muốn thế
Có một sự thật là ngay cả những người bản ngữ đôi khi cũng còn nghe nhầm lời bài hát của một ca khúc do nhạc sĩ ở đó sáng tác.
Điều này xảy ra bởi đôi lúc những gì chúng ta nghe được lại khác với những gì chúng ta vẫn mong muốn và nghĩ trong đầu.
Theo Mark Liberman của Đại học Pennsylvania, chúng ta chỉ nghe một phần nào lời bài hát, phần còn lại là những gì chúng ta tưởng tượng ra khi nghe giai điệu bài hát đó.
4. Càng nghe nhầm, càng nghe nhiều
Trong một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2012, các nhà khoa học Anh đã chỉ ra rằng nếu bạn nghe sai lời một bài hát, bạn sẽ thích phiên bản lỗi đó của mình và nghe lại nó theo cách ấy nhiều lần.
Điều này đồng nghĩa với việc mỗi lần bạn nghe lại ca khúc đó, não của bạn sẽ tự “dịch” ca từ lại thành lỗi đúng như lần đầu bạn nghe.
5. Con người thường “phiêu” khi nghe nhiều thể loại nhạc
Đã bao giờ bạn vừa nghe nhạc vừa nhún nhảy hay búng tay chưa? Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng khi vừa nghe nhạc vừa làm những hành động này thì loại nhạc nào bạn cũng sẽ thấy thích.
Theo nghiên cứu của Đại học Bắc Carolina trên 196 người trưởng thành về trải nghiệm khi nghe nhạc của họ, nếu càng “phiêu” khi nghe nhạc thì bạn sẽ càng cảm nhận âm nhạc sâu sắc hơn.
Điều này có nghĩa là bạn sẽ chìm sâu vào giai điệu của một bản nhạc, cho dù là bất cứ thể loại nào, nếu bạn vừa nghe nó vừa nhún nhảy.
6. Không chỉ thăng hoa, âm nhạc còn làm bạn hào phóng hơn
Các nhà khoa học cũng nhận ra rằng, khi nghe thể loại âm nhạc yêu thích của mình, con người ta trở nên rộng lượng hơn và sẵn sàng hào phóng - đưa tiền cho người khác hơn.
Cũng theo nghiên cứu này, khi nghe thể loại khác kém yêu thích hơn, con người ta chi ra ít tiền hơn. Tuy nhiên với chỉ 22 người tham dự khảo sát, nghiên cứu này chỉ như muối bỏ bể.
7. Những ca khúc gây ám ảnh bị gọi là “sâu tai”
Theo Victoria Williamson, nhà nghiên cứu của Đại học Sheffield đã chỉ ra rằng, hiện tượng bị ám ảnh bởi một ca khúc có một số nguyên nhân sau.
Nghe đi nghe lại nhiều lần cũng chỉ là một yếu tố gây nên sự ám ảnh này, tuy nhiên, điều mấu chốt là ở sự liên tưởng.
Ví dụ điển hình nhất là khi Williamson đi vào một tiệm giày và bà bỗng được gợi lại trong đầu giai điệu một bài hát từng nghe trước đó qua cảnh tượng cửa hàng.
Stress cũng là nguyên nhân gây ra sự ám ảnh. Nếu bạn vô tình nghe một bài hát khi đang căng thẳng trong một kỳ kiểm tra, có thể nhiều năm sau bạn vẫn nhớ đến nó.
8. Muốn hết ám ảnh, hãy nghe một bài "gây nghiện" khác
Cố gắng quên một bài hát chỉ càng làm bạn nghĩ về nó nhiều hơn. Theo một số nghiên cứu, nếu bạn thử cách nghe bài hát đó thật là nhiều, ở mọi nơi mọi lúc thì may ra bạn sẽ quên được nó.
Tuy nhiên nếu tất cả mọi cách đều không hiệu quả, hãy thử nghe một bài khác và ít nhất bạn sẽ không bị bài hát cũ ám ảnh nữa.
9. Thể loại nhạc càng đơn giản, album bán càng chạy
Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Plus ONE cho thấy, những bản nhạc càng đơn giản, ca từ dễ hiểu, ngắn gọn, "na ná" nhau càng chiếm được nhiều cảm tình của khán giả.
Và đương nhiên, số lượng album tung ra thị trường cũng tiêu thụ được nhiều hơn.
10. Điệp khúc là nhân tố chủ đạo của một bản hit
Trong một bài phân tích về các bài hit thành công, Joseph Nunes của Đại học Nam Carolina nhận thấy một quy tắc rất kỳ lạ. Theo đó, những bài hát có ca từ càng đơn giản với điệp khúc lặp lại càng nhiều lần thì càng dễ trở thành một bản hit.
Cũng theo Nunes và người đồng tác giả bài báo, cứ mỗi lần điệp khúc lặp lại thì cơ hội để một bài hát đứng ở nửa trên của bảng xếp hạng lại tăng lên 14,5%. Tuy nhiên, việc lặp lại quá nhiều lại gây tác hại cho bài hát thay vì giúp nó hay hơn.
Nguồn: Buzzfeed
Theo Kênh 14

Tiếp nối bài viết 60 câu nói nổi tiếng và sâu sắc của TS Lê Thẩm Dương - P1, chúng ta cùng đi đến với phần II các câu nói nổi tiếng đầy sâu sắc và sự thâm thúy của chuyên gia kinh tế, giảng viên Đại học Ngân hàng TP HCM các bạn nhé!

31. Dao cùn không sắc thì ấm ở đáy túi.

32. Chỉ có động vật bốn chân mới là chân dài tới nách. Nên đẹp thường kèm với dốt.

33. Nhàm chán + so sánh sẽ giết chết bạn.
60 câu nói nổi tiếng và sâu sắc của TS Lê Thẩm Dương - P2
34. Tái cấu trúc.

35. Thông minh mới giả ngu. Còn ngu sẵn rồi thì không cần nữa.

36. Thấy người ta giỏi hơn mình, cuối xuống thừa nhận, và cố gắng được như vậy.

37. Cái gì cũng phải học.

38. Phải tập phản xạ nhanh, cái gì cũng liên tưởng được thì mới làm kinh tế được.

39. Cái này mình nói: Bạn hiểu được bao nhiêu điều.???

40. Kiềm chế là sức mạnh - Sức mạnh là kiềm chế.
60 câu nói nổi tiếng và sâu sắc của TS Lê Thẩm Dương - P2
41. Đạo đức là làm được gì... chứ không phải nói...

42. Quê hương là chùm khế ngọt.

43. Muốn nhanh thì phải từ từ.

44. Kẻ trưởng thành là kẻ biết dùng mình chứ không phải kẻ trên 18 tuổi

45. Nhiều cộng vân vân là biểu hiện của bí
46. Lúc nào cũng phải nghĩ

47. Miếng phô mai có sẵn chỉ có ở trên cái bẫy chuột.

48. Kẻ đối diện bạn không ngu đâu.

49. Không nói chung... nói riêng đi: "Các đồng chí nên nhớ, các đồng chí đói thì các đồng chí phải ăn... Nói thế ai chả nói được, cái quan trọng nhất của cuộc đời là kiếm cơm ở đâu ra mà ăn."

50. Cái gì cũng phải học... học quyết liệt đi.
60 câu nói nổi tiếng và sâu sắc của TS Lê Thẩm Dương - P2
51. Đàn ông hay đàn bà thì cuối cùng cũng là "đàn" thôi...

52. Một ngày mà không học được cái gì thì đừng đi ngủ.

53. Tất cả rồi cũng sẽ ra đi, chỉ còn dư nợ là ở lại.

54. Cái đích của cuộc đời: Một là sức khỏe, hai là gia đình, ba là sự nghiệp, và bốn là bạn bè. Kẻ thành công là kẻ làm được hàm (fx) này.

55. Sợ vợ có gì là xấu.

56. Nếu đã phấn đấu lên chức,... sao không phấn đấu làm ông chủ?

57. Cảm xúc là kẻ thù số một của thành công.
58. Bằng cấp không mài mà ăn được.

59. Con đường nhanh nhất có khi lại là đường gấp khúc chứ chưa chắc đã là đường thẳng.

60. Năng lực nằm ở cánh tay chứ không phải ở cái bằng Tiến sĩ.
60 câu nói nổi tiếng và sâu sắc của TS Lê Thẩm Dương - P2

Có lẽ cái tên Lê Thẩm Dương đã không còn trở nên xa lạ với đông đảo sinh viên, các bạn trẻ trên cả nước. Tiến sĩ Lê Thẩm Dương - chuyên gia kinh tế, giảng viên Đại học Ngân hàng TP HCM luôn được các bạn sinh viên yêu quý bởi sự thú vị và lôi cuốn cùng khả năng diễn thuyết phóng túng và hài hước của ông.

Và dưới đây, những câu nói nổi tiếng của TS Lê Thẩm Dương đã được mình tổng kết lại chắc chắn sẽ đem đến cho bạn những bài học sâu sắc và không kém phần thâm thúy về cuộc sống đâu nhé!
1. Mọi chuyện đều là chuyện nhỏ chỉ có lấy vợ nhỏ là chuyện lớn.
2. Rất là cái gì. Đếch là cái gì.
3. Rất nhiều người: Mặc đồ thế kỉ 21 nhưng tư duy thế kỉ 13.
Vô cùng SÂU SẮC VÀ Ý NGHĨA với 60 câu nói nổi tiếng của TS Lê Thẩm Dương
4. Đời chỉ hoành tráng khi đóng nắp quan tài, chú không hoành tráng như chú nghĩ đâu.

5. Chém gió không có gì là xấu, quan trọng là có biết mẹ gì đâu mà chém.

6. Chữ tôi to hơn bộ não là đời điếc, hãy trả bộ não về vị trí của nó.

7. Khác biệt đừng để dị biệt.
8. Khó mới cần học, dễ thì cần gì hỏi.

9. Gái đẹp thì có chỉ số yêu tinh cao hơn gái xấu.

10. Chim gặp bác Chào Mào chào bác. - Mày im. Bác chào chim. 
Vô cùng SÂU SẮC VÀ Ý NGHĨA với 60 câu nói nổi tiếng của TS Lê Thẩm Dương
11. Tại sao gái xấu lại thường giỏi. Vì: - Không thằng nào theo đuổi. – Buồn tập trung chuyên môn.

12. Đời có hai loại: Biết tại sao mà đếch biết làm. (Loại này cực nhiều,chỉ được hoành tráng trên trang giấy).

Biết làm mà đếch biết tại sao.

13. Túi tiền gần con tim, xa bộ não. Lấy được tim là móc được túi.

14. Bán cái người ta cần. Đáp ứng đúng cầu của cậu.

15. Nó mắng tôi như má, tôi nghe như con vì nó đã lấy được cảm xúc của tôi.( Nghệ thuật thu phục lòng người.)

16. Ai cũng có chỗ để khen.

17. Cuộc sống khó hơn bạn nghĩ nhưng nó không khó nếu như bạn tư duy.

18. Là người trẻ bạn phải:
- Đánh giá mình cao hơn những mình có.
- Xác định mình là ai.
Khi ai đó đánh giá bạn, hay khuyên bạn. Bạn nên cám ơn chân thành.
Nhưng phải là:
- Nguồn lực của tao khác của mày.
- Sở trường của tao khác sở trường của mày.
- Và tao là tao.
Bạn nên nhớ rằng:
- Bạn chỉ làm được những việc trong tầm của bạn thôi.

19. Yêu nhau không sai. Lấy nhau không ngờ.
Vô cùng SÂU SẮC VÀ Ý NGHĨA với 60 câu nói nổi tiếng của TS Lê Thẩm Dương
20. Bạn không cần giàu ở điểm xuất phát nhưng phải có tầm nhìn.

21. Người ta lớn hơn mình vì mình quỳ xuống.

22. Khôn đi với ngoan. Đừng khôn mất dạy.

23. Cái khốn khổ nhất của thằng đàn ông là đi ăn cắp tiền của chính mình làm ra.

24. Bạn cảm thấy đạo đức là vì bạn chưa có cơ hội làm sai.
25. Thành công = công nhận + học.

26. Con người hay có kiểu: “Nói chứ thề không làm”

27. Kinh doanh là nhìn đời qua lỗ đồng xu.

28. Sinh viên cái gì cũng biết nhưng chỉ biết ở “đại khái là…” chứ “chi tiết là”…..là hết biết.

29. Tài năng là do để tâm. Để tâm là lên “$”

30. Vợ là đàn bà, chứ không phải cứ đàn bà là vợ được.
Theo Ohay

Kim Dung

[Kim-Dung][fbig1]

Đời Sống

[Doi-song][fbig2]

Sức khỏe

[Suc-khoe][column1]

Quân Đội

[Quan-doi][column2]

Khoa Học

[Khoa-hoc][hot]

Doanh Nhân

[Doanh-nhan][gallery1]

Manga

[Manga][gallery2]

Võ Thuật

[Vo-thuat][gallery3]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Image 1 Title

Image 1 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 3 Title

Image 3 Title

Image 4 Title

Image 4 Title

Image 5 Title

Image 5 Title

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.