Articles by "Thien-nhien"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thien-nhien. Hiển thị tất cả bài đăng

10 địa danh dưới đây ngày nào cũng mưa này, người dân gặp nhiều khó khăn, nhưng thiên nhiên nơi đây lại vô cùng tuyệt đẹp với thảm thực vật tươi tốt, sông suối róc rách...

1. Mawsynram, Meghalaya, Ấn Độ
Đây là một trong những vùng đất ngày nào cũng mưa với lượng mưa kỷ lục, lên tới 11.871 mm/năm. Điều này khiến người dân trong vùng có cuộc sống rất khó khăn. Nhiều người vẫn sống trong những mái nhà lợp cỏ nên ngấm nước rất nặng.
2. Cherrapunji, Ấn Độ
Cherrapunji nổi tiếng với những cơn mưa liên tiếp. Ở đây hầu như ngày nào cũng mưa, lượng mưa lên tới 11.777 mm/năm.
3. Tutunendo, Nam Mỹ
Nằm ở Colombia, Tutunendo mỗi năm có 2 mùa mưa, với lượng mưa 11.770 mm/năm. Dân số của vùng này chưa tới 1.000 người, cuộc sống tương đối khó khăn.
4. Sông Cropp, New Zealand
Con sông Cropp là nguồn cơn của hầu hết những trận mưa trong vùng. Do sông nằm gần biển Tasman, được bao quanh bởi những ngọn núi nên lượng mưa ở đây rất lớn, 11.516 mm/năm.
5. San Antonio De Ureca, Equatorial Guinea
Đây được coi là vùng đất ướt át nhất châu Phi, với lượng mưa 10.450 mm/năm. Những cơn mưa rào là hình ảnh thường xuyên ở vùng này tại bất kỳ thời điểm nào trong năm.
6. Debundscha, châu Phi
Ngôi làng nằm ở phía tây nam Cameroon này là nơi ướt thứ 2 châu Phi, với lượng mưa 10.299 mm/năm. Nguyên nhân là do làng nằm ở ven biển, những ngọn núi xung quanh tạo những đám mây lớn thường xuyên gây mưa.
7. Big Bog, Oceania
Là một vùng đất hẻo lánh ở Hawaii, Big Boss có lượng mưa mỗi năm 10.272 mm. Để đến được đây cần phải bay bằng trực thăng, hoặc cuốc bộ mất 2 ngày. Tuy nhiên, Big Boss lại là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất nhờ cảnh đẹp say lòng người.
8. Mt. Waialeale, Oceania
Cũng nằm ở Hawaii, lượng mưa ở đây là 9.763 mm/năm. Do những cơn mưa liên tiếp, đi bộ leo núi ở vùng này vô cùng nguy hiểm, kể cả với những người kinh nghiệm nhất. Nhưng cũng nhờ mưa mà khu vực này có rất nhiều loại thảo mộc quý hiếm.
9. Kukui, Oceania
Lượng mưa ở Kukui được ghi lại ở con số 9.293 mỗi năm. Ở đây có một ngọn núi cao 1.763 m so với mực nước biển với rất nhiều loài cây đẹp. Đây cũng được coi là một trong những phong cảnh tự nhiên đẹp nhất thế giới bởi rất nhiều loài hoa khoe sắc.
10. Núi Nga Mi, Trung Quốc
Lượng mưa trên núi là 8.169 mm/năm. Đỉnh cao nhất của Nga Mi sơn là đỉnh Vạn Phật của ngọn núi chính Kim Đỉnh, với độ cao 3.099 m. Với địa thế cao chót vót, phong cảnh thần tiên nên ngọn núi còn có biệt danh "Nga Mi thiên hạ tú". Tại đây có trên 3.000 loài thực vật, 2.300 loài động vật hoang dã, trong đó có 51 loài động vật có vú, 256 loài chim, 34 loài bò sát, 60 loài cá, 33 loài động vật lưỡng cư, 1.000 loài côn trùng.
Nguồn: Zing News

Vườn quốc gia hồ Plitvice, Croatia; vườn quốc gia Glacier (Mỹ); đường hầm tình yêu ở Klevan, Ukraine... là những địa điểm đẹp nổi tiếng được ví như "thiên đường trên mặt đất".

1. Pamukkale (Thổ Nhĩ Kỳ)
Pamukkale trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ có nghĩa là “lâu đài bông”, trước kia, đây là vị trí của thành phố cổ đại Hierapolis. Khu vực này là quần thể của những vùng đá vôi và suối nước nóng giàu khoáng chất.
Các đồi đá vôi tại đây có màu trắng phau, nhìn lấp lóa trong nắng trông như tuyết phủ. Tuy nhiên đó là do hợp chất calcium bocarbonate trong nước suối tích tụ qua nhiều ngàn năm tạo thành những mảng đá vôi trắng tinh, xếp lớp như vỏ sò. Nước suối ở đây được cho là rất tốt cho sức khỏe, chữa được nhiều loại bệnh như huyết áp cao, tim mạch, thấp khớp.
2Danxia Lanform (Trung Quốc)
Hiện tượng địa chất độc đáo này, được gọi là “Danxia Landform” có thể thấy ở nhiều nơi tại Trung Quốc như tại tỉnh Cam Túc.
Danxia, có nghĩa là “đám mây hồng” là một dạng địa hình đặc biệt được hình thành từ loại đá sa thạch đỏ đã bị bào mòn theo thời gian thành một loạt các dãy núi bao quanh bởi những vách đá dựng đứng và nhiều khối đá với hình dáng “dị thường”.
3. Vườn quốc gia hồ Plitvice, Croatia
Plitvice là công viên quốc gia lâu đời nhất khu vực đông nam châu Âu và cũng là công viên lớn nhất ở tại Croatia. Vường quốc gia này thành lập vào năm 1949. Năm 1979, Vườn quốc giao hồ Plivice được thêm vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO.
4. Vườn quốc gia Glacier (Mỹ)
Vườn quốc gia Glacier nằm ở tiểu bang Montana có diện tích hơn 4 nghìn km2, bao gồm các phần của hai dãy núi, hơn 130 hồ được đặt tên, hơn 1 nghìn loài thực vật khác nhau và hàng trăm loài động vật.
5. Bora Bora (Pháp)
Bora Bora là một hòn đảo tại Polynesie thuộc Pháp, được bao bọc bởi một đầm phá và một rặng san hô. Bora Bora là một trọng điểm du lịch quốc tế, nổi tiếng với khu nghỉ mát sang trọng.
6. Đảo Phi Phi (Thái Lan)
Phi Phi là một quần đảo lớn gồm 6 hòn đảo, nằm ngoài khơi tỉnh Phuket. Đây được xem là một bãi biển khá nổi tiếng với các hoạt động du lịch và là bãi biển được mệnh danh là một trong những bãi biển sạch nhất thế giới.
7. Đường hầm tình yêu ở Klevan, Ukraine
Người Ukraine gọi đây là đường hầm tình yêu bởi những vẻ đẹp lãng mạn của đường hầm xen giữa là hệ thống đường sắt đơn sơ.
Mỗi ngày có ba lần tàu di chuyển qua đường hầm để cung cấp gỗ cho nhà máy trong khu vực. Những cặp vợ chồng sắp cưới thường lui tới đây để chụp lại những bộ ảnh đính hôn lãng mạn nhất.
8. Hồ Kelimutu trên đảo Flores, Indonesia
Khu vực hồ Kelimutu trên đảo Flores chia làm ba loại khác nhau với màu xanh và đỏ hình thành trên miệng ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động từ lâu. Màu sắc kỳ lạ cùng cảnh quan hùng vĩ đưa khu vực trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng thế giới.
Theo ĐSPL

Cơ thể người cần 12 giờ để thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn, cá voi xanh có thể tạo ra âm thanh lên đến 188 Decibels và có thể vang xa 852km... là những sự thật thú vị trong cuộc sống.

Những sự thật thú vị trong cuộc sống

Bạn có biết số xương ở người lớn là 206 và ở trẻ em con số đó là 300 (vì khi trẻ lớn lên, một vài xương sẽ nối lại với nhau).
Con bọ chét có thể nhảy cao hơn chiều cao của nó 130 lần. Nếu ở kích cỡ của một người cao 1,8m thì nó có thể nhảy cao 237m.
ảnh minh họa
Sinh vật nguy hiểm nhất hành tinh chính là ruồi nhà. Lý do là vì thói quen tiếp xúc với chất thải động vật và từ đó truyền bệnh sang cho các động vật khác.
Rắn mới là loài ăn thịt thật sự vì chúng không ăn bất kỳ thứ gì khác ngoài động vật.
Loài lưỡng cư lớn nhất thế giới chính là loài kỳ giông khổng lồ. Con trưởng thành có thể dài đến 1,5m.
Cái xương nhỏ nhất trong cơ thể người chính là xương bàn đạp nằm trong tai giữa. Kích thước: cao 3.33 mm, dài 2,97 mm, rộng 1,46 mm, và nặng 3,42 mg.
Tế bào dài nhất trong cơ thể người là neuron vận động. Các tế bào này có thể dài đến 1,37m và chạy từ phần tủy sống bên dưới đến đầu ngón chân.
Không có rắn độc tại tiểu bang Maine của Mỹ.
Cá voi xanh có thể tạo ra âm thanh lên đến 188 Decibels và có thể vang xa 852km. Đây là âm thanh lớn nhất được tạo ra bởi sinh vật sống.
Hồ Mead tại Mỹ là hồ nhân tạo lớn nhất từng được tạo ra.
Hồ Mead
Hồ Mead
Ếch phi tiêu tại Nam và Trung Mỹ là loài động vật độc nhất trên thế giới.
ếch phi tiêu
Ếch phi tiêu
Một chú các voi xanh con dài từ 6 đến 8m và nặng trên 3 tấn.
Loài khủng long Stegosaurus dài hơn 9m nhưng kích thước bộ não chỉ bằng quả óc chó.
stegosaurus
Stegosaurus
Hố thiên thạch lớn nhất thế giớ nằm tại Winslow bang Arizona có đường kính 1186m và sâu 170m.
Hố thiên thạch tại Winslow, Arizona
Một năm con người chớp mắt trung bình 4.200.000 lần một năm.
Skylab là phòng thí nghiệm ngoài không gian đầu tiên của Mỹ. Phòng thí nghiệm này rơi vào trái đất vào năm 1979 và vỡ thành ngàn mảnh. May mắn là tất cả đều rơi xuống biển.
Skylab
Skylab
Cơ thể người cần 12 giờ để thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn.
Cơ hàm của con người có sản sinh ra một lực tương đương 90,8kg lên răng hàm.
Các phi hành gia làm việc trong trạm không gian (skylab) cao thêm 3,8 – 5,7cm vì trọng lực tác động lên cột sống bằng 0.
Trong suốt 10.000 năm qua, thác Niagara tại Mỹ đã lùi hơn 11km vì sự sói mòn.
Thác Niagara
Thác Niagara
40 đến 50% nhiệt lượng cơ thể thoát ra qua phần đầu.
Một đàn chấu chấu sa mạc lớn có tên khoa học là Schistocerca gregaria có thể tiêu thụ khoảng 20.000 tấn thực vật một ngày.
Châu chấu sa mạc
Châu chấu sa mạc
Kính viễn vọng lớn nhất thế giới hiện đặt tại phía Bắc Chile. Kính viễn vọng này sử dụng 4 tấm kính kích thước 8,13m.
Kính thiên văn vũ trụ Hubble nặng 10,896kg, dài 13,1m và có giá 2,1 tỉ USD.
Hubble
Hubble
Sinh vật bay lớn nhất từng tồn tại là loài pterosaur sống cách đây 70 triệu năm. Loài bò sát này có sải cánh rộng khoảng 12m và có trọng lượng từ 86-113,5kg.
Pterosaur
Pterosaur
Mắt của loài mực khổng lồ Atlantic có thể có đường kính 40cm.
mực khổng lồ dạt trên bờ biển Tây Ban Nha
Mực khổng lồ dạt trên bờ biển Tây Ban Nha
Con tatu, thú có túi opot, và con lười dành khoảng 80% cuộc đời để ngủ.
Tua của loài sứa Bắc cực khổng lồ có thể dài đến 36,6m.
sứa bắc cực khổng lồ
Sứa bắc cực khổng lồ
Nhiệt độ cao nhất mà con người từng tạo ra trong phòng thí nghiệm là 511.000.000oC Tại Lò phản ứng Tokamak Fusion ở Princeton, New Jersey, Mỹ.
bên trong lò phản ứng hạt nhân Tokamak
bên trong lò phản ứng hạt nhân Tokamak
Tia laser mạnh nhất trên thế giới là Nova laser tại phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore, California, Mỹ. Cường độ năng lượng là 100.000.000.000.000 watts/giây trên mục tiêu có kích thước bằng một hạt cát.
Một phần của thiết bị phóng tia Nova laser (Nguồn: internet)
Một phần của thiết bị phóng tia Nova laser (Nguồn: internet)
Bộ não người nặng nhất từng được ghi nhận  có trọng lượng 2,3kg.
Rãnh Mariana ở Thái Bình Dương là nơi sâu nhất trên thế giới, 11.035m. Ở độ sâu này sức ép lên một inch là 9172kg.
Hang động lớn nhất trên thế giớ là hang Sơn Đoòng tại Việt Nam có chiều cao hơn 200m, rộng 150m, và sâu 5km.
Hang Sơn Đoòng
Hang Sơn Đoòng
Hành tinh nóng nhất trong hệ mặt trời là Venus, với nhiệt độ bề mặt ước tính khoảng 462oC.
Tai dế nằm ở chân trước, bên dưới đầu gối.
tai dế
Tai dế
Máy tính điện tử kỷ thuật số đầu tiên có tên ENIAC, được phát triển vào năm 1946 và chứa hơn 18.000 ống chân không.
máy tính ENIAC
Máy tính ENIAC
Cơ chân của châu chấu mạnh hơn cơ của một người bình thường gấp 1000 lần.
Âm thanh di chuyển trong nước nhanh hơn 4 lần so với khi di chuyển trong không khí.
Axit Flohydric có thể làm tan thủy tinh.
Một cây lúa mạch đen trưởng thành có tổng chiều dài bộ rễ là 613km và tổng chiều dài lông hút của rễ là 10,645km.
Nếu bạn ném một quả bóng tuyết đủ nhanh, nó có thể bóc hơi trước khi chạm vào bức tường.
Boron nitrit là hợp chất cứng thứ 2 mà con người từng biết tới.
Boron nitride
Boron nitride
Ong bắp cày ký sinh tarantula  có thể làm tê liệt con nhện lớn chỉ với một vết đốt. Sau đó nó đẻ trứng vào trong cơ thể con nhện để con non có thể lớn lên trong  nguồn thịt tươi từ con nhện.
ong bắp cày đang tấn công một con nhện tarantula (vì loài này thường tấn công nhện tarantula nên chúng được đặt tên là ong bắp cày tarantula)
Ong bắp cày đang tấn công một con nhện tarantula (vì loài này thường tấn công nhện tarantula nên chúng được đặt tên là ong bắp cày tarantula)
Hạt của giống sen Ấn Độ vẫn có thể nãy mầm sau 400 năm.
Ký tự duy nhất không xuất hiện trong bản tuần hoàn là “J”.
Velcro (miếng khóa dán) được một người Thụy Sĩ phát minh. Ông lấy cảm hứng cho phát minh này từ cách mà những cái dăm dính vào vải.
Kẹo Hershey’s Kisses có tên như vậy vì chiếc máy làm ra chúng trông giống như đang hôn cái băng chuyền.
Lò vi sóng được phát minh sau khi một nhà khoa học tình cờ đi ngang qua một cái đèn radar làm cho thỏi socola trong túi quần ông tan chảy.
Dù ở kích cỡ nào hoặc dày bao nhiêu thì một tờ giấy chỉ có thể gấp đôi lại không quá 7 lần.
Theo một hệ thống đo lường thời gian cũ của Anh, một khoảnh khác bằng 1 phút rưỡi.
Đồng hồ đeo tay được Louis Cartier phát minh vào năm 1904.
Louis Cartier
Khi kính vỡ, vết nứt di chuyển với tốc độ lên tới 4.828 km/h.
Bạn sẽ không bị chìm trong cát lún nếu bạn nâng chân từ từ lên và hạ lưng xuống.
Năng lượng từ 10 phút của cơn bão tương đương với năng lượng từ kho hạt nhân của toàn thế giới.
Hầu hết đá quý đều chứa nhiều nguyên tố. Riêng kim cương chỉ chứa duy nhất nguyên tố carbon.
Kim cương là thứ cứng nhất mà con người từng biết đến.
Nước hình thành khi Hydro cháy trong không khí.
J.B Dunlop là người đầu tiên bơm hơi vào lốp xe.
J.B. Dunlop
J.B. Dunlop
Chu vi xích đạo của trái đất (40,075km) lớn hơn chu vi qua 2 cực của nó (40,008km)
Hồ Baikal là hồ nước ngọt sâu nhất trên  thế giới.
Vận tốc của trái đất quay quanh mặt trời là 107,220 km/h.
Có thủy triều cao và thủy triều thấp vì ảnh hưởng của mặt trăng và mặt trời.
Nước Mỹ tiêu thụ 25% năng lượng toàn cầu.
Bạn sẽ mất 193 năm để đi đến mặt trời với tốc độ 90km/h.
Một chiếc Boeing 707 cần 4000 gallons nhiên liệu để cất cánh.
Mật độ vật chất trên Thổ Tinh thấp hơn nước. Nên, Thổ Tinh sẽ nổi nếu đặt nó trên mặt nước.
Thổ tinh
Thổ tinh
Từ năm 1959, có hơn 6000 mảnh rác vũ trụ (các bộ phận loại bỏ của vệ tinh và tên lửa) rải rác trong vũ trụ. Nhiều mảnh này đã rớt trở lại bề mặt trái đất.
Sản xuất một tấn giấy từ giấy tái chế cần ít năng lượng hơn 70% so với sản xuất giấy từ cây.
Mỗi năm tại Mỹ có 625 người bị sét đánh.
Một năm Hawaii di chuyển về phía Nhật Bản 4 inch.
Bản thân động cơ tên lửa cung cấp oxy cho chính nó, nên nó có thể đốt trong không gian.
Oxy là nguyên tố dồi dào nhất có trong vỏ trái đất, nước, và bầu khí quyển (khoảng 49,5%).
Theo Khoahocthuvi

17 sự thật chưa biết về châu Nam Cực

Châu Nam Cực là hoang mạc lớn nhất thế giới. 98% lục địa này bị bao phủ bởi lớp băng dày gần 2km. Ước tính, nếu toàn bộ băng ở châu Nam cực tan hết thì mực nước biển trên thế giới sẽ dâng cao khoảng 70m, nhấn chìm khoảng 2,2 triệu km2 diện tích đất liền.


Với diện tích 14.000.000 km2, châu Nam Cực được coi là hoang mạc lớn nhất thế giới. Hai vị trí tiếp theo là Sahara (rộng 9.400.000 km2) và sa mạc Ả Rập (rộng 2.330.000 km2).
Châu Nam Cực là hoang mạc lớn nhất thế giới
Diện tích của nó là 14 triệu Km2
Châu Nam Cực là lục địa lớn thứ 5 về diện tích, sau châu Á, châu Phi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ.
Châu Nam Cực là lục địa lạnh nhất (nhiệt độ thấp nhất là -89 độ C), cao nhất (độ cao trung bình so với mực nước biển là 2.350), khô hạn nhất (lượng mưa trung bình hàng năm chỉ ở mức 55mm).
Và gió mạnh nhất (tốc độ gió tối đa nơi đây là 100m/s) trên Trái Đất.
Những cơn gió vận tốc 100m/s ở châu Nam Cực được mệnh danh là 'gió sát thủ'
Châu Nam Cực được mệnh danh là “cực gió của thế giới”. Các con gió nơi đây được gọi là “gió sát thủ”.
98% châu Nam Cực bị phủ bởi lớp băng dày ít nhất 1,9km. Có nơi dày 3,5km. Trong khi đó, ở Bắc Cực, lớp băng lạnh này chỉ dày từ 2m đến 4m.
Lớp băng dày 3,5km ở Nam Cực
Núi băng khổng lồ ở châu Nam Cực
Châu Nam Cực là nơi duy nhất trên Trái Đất không có loài bò sát sinh sống. Tại một số vùng ở châu Nam Cực đã không có mưa hoặc tuyết suốt 2 triệu năm trở lại đây.
Đây là lục địa cằn cỗi, khô hạn nhất Trái đất
Việc băng tan ở châu Nam Cực đã gây ra sự thay đổi lực hấp dẫn nhỏ tại đây. Theo các nhà khoa học tại Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), băng ở châu Nam Cực đang tan nhanh hơn dự kiến.
Điều này đang đe dọa tới sự thay đổi trọng lực trên toàn Trái Đất.
Việc băng tan nhanh hơn so với dự kiến của các nhà khoa học...
... khiến nhiều người lo ngại nó sẽ làm thay đổi trọng lực trên Trái Đất
Tại châu Nam Cực, có một thác nước có màu máu đỏ tươi. Thác ‘máu’ này nằm trong vùng thung lũng khô McMurdo Dry Valleys rộng 15.000 km2.
Thác băng 'máu' ở thung lũng khô McMurdo Dry Valleys
90% lượng nước ngọt trên Trái Đất tập trung ở châu Nam Cực. Gấu Bắc Cực chỉ sống duy nhất ở Bắc Cực. Chúng không sống ở châu Nam Cực.
Ở châu Nam Cực, có hệ thống sinh vật biển khá phong phú sinh sống. Điển hình là hải cẩu, cá voi, chim cánh cụt và các loài nhuyễn thể giàu protein khác (trai, sò, ốc, hến...).
Cá voi....
...và hải cẩu ở châu Nam Cực
Có khoảng 19 loài chim cánh cụt sinh sống ở châu Nam Cực. Trong đó, loài lớn nhất là chim cánh cụt hoàng đế.
Chim cánh cụt hoàng đế
Cứ 60 năm một lần, ở Nam Cực và Bắc Cực lại xuất hiện hiện tượng kỳ lạ: nửa năm sáng – nửa năm tối.
Hiện tượng nửa năm sáng - nửa năm tối ở 2 cực
Đây là hiện tượng khí hậu và vật lý chỉ có ở khu vực vĩ độ cao nhất của Trái đất do quá trình Trái đất tự chuyển động quanh trục của nó đồng thời quay xung quanh Mặt trời tạo thành.
Châu Nam Cực là châu lục duy nhất trên thế giới chưa có cư dân sinh sống. Chỉ có một số chuyên gia khoa thuộc các quốc gia khác nhau tới đây làm việc trong những khoảng thời gian ngắn. Số người này mỗi năm chỉ có khoảng 2000 người.
'Đại lục thứ 7' là nơi có rất ít người sinh sống
Chỉ có duy nhất một máy ATM (máy rút tiền tự động) ở châu Nam Cực.
Tại châu Nam Cực, có duy nhất 1 máy rút tiền tự động ATM
Nếu toàn bộ băng ở châu Nam cực tan hết thì mực nước biển trên thế giới sẽ dâng cao khoảng 70m, nhấn chìm khoảng 2,2 triệu km2 diện tích đất liền.
Theo NgayNay

Kim Dung

[Kim-Dung][fbig1]

Đời Sống

[Doi-song][fbig2]

Sức khỏe

[Suc-khoe][column1]

Quân Đội

[Quan-doi][column2]

Khoa Học

[Khoa-hoc][hot]

Doanh Nhân

[Doanh-nhan][gallery1]

Manga

[Manga][gallery2]

Võ Thuật

[Vo-thuat][gallery3]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Image 1 Title

Image 1 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 3 Title

Image 3 Title

Image 4 Title

Image 4 Title

Image 5 Title

Image 5 Title

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.