Articles by "Quan-doi"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Quan-doi. Hiển thị tất cả bài đăng

Từ ngàn xưa đến nay, chúng ta đã chứng kiến cuộc chiến khác nhau nhưng trong số đó có những trận chiến mang ý nghĩa lớn lao, làm thay đổi toàn bộ lịch sử thế giới.

Lịch sử nhân loại đã trải qua vô số trận chiến lớn nhỏ, mỗi cuộc chiến đều mang trong mình một ý nghĩa nhất định.
Trong số đó, có những trận chiến có ý nghĩa quan trọng đối với cả thế giới chứ không riêng một bộ phận, tầng lớp hay một quốc gia nào.
Hãy cùng tìm hiểu về những trận chiến này và lý do chúng lại có ý nghĩa quan trọng như vậy đối với lịch sử loài người.
Nhà sử gia Edward Shepherd Creasy (Anh) đã xuất bản cuốn sách15 trận chiến ý nghĩa của thế giới” (1851), trong đó ông đưa ra 15 cuộc chiến ý nghĩa nhất lịch sử.
Ông viết: Tầm quan trọng lịch sử của một cuộc chiến tranh không được tính bằng những con số như số người chết, bị thương, hay số vũ khí,…
Mà nó được tính bằng những gì ta có được ngày hôm nay, do chiến thắng mang lại. Nó cũng tính bằng những gì ta không có ngày hôm nay, nếu ta thất trận.
Sau đây là những cuộc chiến mang ý nghĩa lớn lao nhất cho toàn nhân loại:
1. Cuộc chiến Marathon
Đây là cuộc chiến của người dân Athens chống lại sự tàn bạo man rợ của quân đội Ba Tư khi chúng xâm chiếm và phá phách đền thờ Acropolis. Là cuộc chiến tranh của lẽ phải, của chân lý trước sự tàn bạo.
Ý nghĩa của cuộc chiến:
Giữ cho nhân loại những kho tàng văn hóa của Hy Lạp, đảm bảo cho sự phát triển của những định chế tự do, đã giúp cho sự nảy nở của trí tuệ phương Tây, đưa nó phát triển lên qua các thời đại.
Các tác phẩm tư tưởng của Homer. Platon, Aristotle,… sẽ không được lưu truyền cho thế hệ sau này nếu cuộc chiến thất bại.
Tác giả kết luận: Nếu không có chiến thắng Marathon nhân loại sẽ phát triển theo một hướng khác và phương Tây sẽ không có một nền văn minh như bây giờ.
2. Đệ nhị thế chiến
Đây là cuộc chiến lớn nhất từ trước tới nay với quy mô toàn cầu và sức tàn phá hơn hẳn cuộc chiến thứ nhất.
Thế chiến II xảy ra giữa phe Phát xít và Đồng Minh. Đây không những là cuộc chiến lớn nhất lịch sử mà nó còn mang một ý nghĩa quan trọng đối với thế giới.
Chiến thắng then chốt Normandy đánh bại Đức quốc xã đã đưa Mỹ lên địa vị siêu cường như hiện nay, giúp Mỹ trở thành “người lãnh đạo đáng kính của Thế Giới Tự Do” và dành chiến thắng trong cuộc chiến lạnh sau đó.
Chúng ta đều biết đến tầm ảnh hưởng của Mỹ đối với nửa còn lại của thế giới, do đó cuộc chiến thực sự làm thay đổi bộ mặt không chỉ riêng nước Mỹ mà còn với toàn nhân loại.
Nếu thất bại trong cuộc chiến này, bạo lực sẽ hoành hành khắp Châu Âu và lịch sử hiện đại sẽ thay đổi theo hướng tiêu cực.
3. Cuộc chiến Waterloo (1815)
Cuộc chiến nổi tiếng này là dấu chấm hết cho sự nghiệp cầm quân lẫy lừng của vị tướng tài ba Napoleon.
Chiến trường diễn ra tại Bỉ cách Brussel 12 km. Cuộc chiến đã kết thúc thời kỳ chiến tranh rối loạn châu Âu hơn 25 năm, chấm dứt kế hoạch tái lập nền đệ nhất Đế chế Pháp của Napoleon, mở ra nửa thế kỷ hòa bình mới.
Cuộc chiến này đưa Anh vươn lên vị trí siêu cường lúc bất giờ, đồng thời giúp châu Âu thoát khỏi ách bá quyền, đem lại hòa bình, mở đường cho sự thống nhất nước Đức sau này.
4. Trận Tours (732-TCN)
Đây là một trong những trận chiến quan trọng nhất thế giới. Đây là trận chiến diễn ra tại Pháp với sự liên minh của người Frank và Burgundy chống lại đội quân hồi giáo hơn gấp đôi lực lượng.
Kết quả là quân Hồi giáo thua trận, đây là trận chiến mang ý nghĩa lớn lao, nhất là về mặt tôn giáo vì giúp Kito giáo ở châu Âu giữ được vị trí quan trọng của mình trong xã hội.
5. Trận chiến Stalingrad (1942-1943)
Đây là trận chiến ác liệt giữa Liên Xô và Đức quốc xã trong Thế chiến II giữa Hồng Quân chống lại Phát Xít Đức. Nó được đánh giá là cuộc chiến mang tính bước ngoặt và có tính quyết định của thế chiến II.
Đây cũng là một trận chiến đẫm máu, tàn khốc nhất thế giới. Sau khi Đức thua, thế trận xoay trục với sự phản công trên nhiều mặt trận của phe Đồng Minh, khiến cho quân Phát Xít liên tục gặp thất bại.
Trận Stalinggrad không chỉ có ý nghĩa với người dân Nga, nó còn củng cố niềm tin và sức mạnh tinh thần cho cả phe Đồng Minh.
Cuộc chiến này cũng là thất bại nặng nề nhất của Đức quốc xã, mà nguyên nhân thua cuộc có phần không nhỏ từ thời tiết khắc nghiệt, bệnh tật,…và sự kiên cường chống trả của Hồng Quân.

Nếu Nhật không tấn công Trân Châu Cảng, thế chiến II sẽ ra sao?

Trân Châu Cảng là cuộc chiến mang tính bước ngoặt của thế chiến thứ II, sẽ thế nào nếu Nhật không tấn công Mỹ...

Trận chiến Trân Châu Cảng là một trong những trận đấu nổi tiếng nhất lịch sử thế chiến thứ II, nó mang một ý nghĩa lớn và làm thay đổi cục diện của cả trận chiến.
Vậy nếu đế quốc Nhật không mở cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng liệu lịch sử thế giới nói chung và lịch sử nước Nhật nói riêng sẽ thay đổi như thế nào?
Chúng ta đều biết Nhật Bản là một cường quốc về kinh tế và quân sự của thế giới hiện nay, mặc dù là nước thua trận trong thế chiến thứ II, hứng chịu nhiều thiên tai và tài nguyên thiên nhiên có hạn.
Nhưng tinh thần, ý chí của họ đã vực dậy cả một đất nước sau đám tro tàn của 2 quả bom nguyên tử vào Hiroshima và Nagasaki.
Một trong những bước ngoặt khiến Nhật Bản lâm vào tình cảnh như vậy có thể bắt nguồn từ quyết định sai lầm khi tấn công vào Trân Châu Cảng.
Trận chiến Trân Châu Cảng là trận đấu mà hải quân Nhật tấn công vào hải quân Hoa Kỳ bằng không quân (353 máy bay) không kích và tấn công 4 thiết hạm Hoa Kỳ, gây hư hỏng 4 chiếc khác.
Họ đánh chìm và phá hoại 3 tàu tuần dương, 3 tàu khu trục và một tàu thả mìn, phá hủy 188 máy bay, khiến 2402 người tử mạng và 1282 người bị thương,…
Đây là trận chiến lớn và nổi tiếng nhất thế chiến II, mặc dù Nhật Bản thiệt hại rất nhỏ (mất 29 máy bay, 65 người thương vong, nhưng liệu đó là thành công hay thất bại lớn nhất của Nhật?
Cuộc chiến bất ngờ này được trù tính sẽ ngăn ngừa và giữ chân hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ không can thiệp đến cuộc chiến mà Nhật Bản đang hoạch định nhằm xâm chiếm Đông Nam Á, chống lại Anh Quốc, Hà Lan và Hoa Kỳ.
Liệu đây có phải là nguyên nhân thất bại của phe Phát Xít?
Cùng với sai lầm của đế quốc Đức khi cho quân tấn công sâu vào lãnh thổ nước Nga, Trân Châu Cảng có lẽ cũng là nguyên nhân lớn khiến phe phát xít thất bại.
Sau đây là một số sai lầm trong trận Trân Châu Cảng:
1. Phá vỡ thế mạnh của phe phát xít
Giai đoạn trước cuộc chiến Trân Châu Cảng, phe Phát Xít đang chiếm lợi thế và khiến cho phe đồng minh yếu thế hơn rất nhiều.
Cuộc chiến khiến người Mỹ phẫn nộ và thay đổi lập trường của mình, công chúng Hoa Kỳ đã thay đổi quan điểm biệt lập sang ủng hộ Hoa Kỳ tham chiến.
Như vậy sau trận Trân Châu Cảng, Hoa Kỳ mới chuyển từ thế trung lập sang tham chiến, ủng hộ quân đồng minh.
Đây chính là thời khắc phá vỡ thế áp đảo của phe Phát Xít, khiến cán cân của cuộc chiển thay đổi.
Thay vì khiến người Mỹ bị đòn đánh phủ đầu làm cho nản lòng để Nhật có thể tiếp tục chinh phục Đông Nam Á mà không bị can thiệp, nó lại phản tác dụng và đi ngược với dự tính ban đầu.
2. Sai lầm trong quan hệ Nhật-Hoa Kỳ
Trước đó Hoa Kỳ là nguồn cung cấp máy bay, linh kiện, máy công cụ và xăng máy bay, dầu mỏ, …những tài nguyên Nhật Bản rất hạn chế trong nước do vị trí địa lý của mình.
Do đó sau cuộc tấn công bất thình lình, Nhật hiển nhiên mất đi đối tác cung cấp trang thiết bị phục vụ chiến tranh cũng như cuộc sống của người Nhật.
Vậy rõ ràng khi nghĩ rằng cuộc tấn công sẽ làm nản chí người Mỹ và Nhật dễ dàng đạt được mục đích là một sai lầm tai hại của họ. Điều này góp phần khiến cục diện thay đổi gây bất lợi cho phe Phát Xít.
3. Đòn giáng mạnh trở lại sau thất bại của Nhật
Chúng ta hẳn không thể quên 2 quả bom nguyên tử mà Hoa Kỳ đã giáng xuống 2 thành phố Nagasaki và Hiroshima, thời điểm mà phe Phát Xít rơi vào thế thua cuộc, khiến Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện sau đó.
Hai quả bom nguyên tử không những là đòn kết liễu đối với người Nhật, đánh dấu thất bại của họ trong thế chiến II mà nó còn tàn phá nặng nề và ảnh hưởng lâu dài đến đất nước Nhật.
Kéo lùi sự phát triển va tiềm lực kinh tế, quân sự lúc bấy giờ. Theo ước tính 140 000 người dân thành phố Hiroshima đã chết kể cả hậu quả phóng xạ nhiều tháng sau đó.
Còn ở Nagasaki là 70 000 người. Cơ sở hạ tầng của Nhật trở về thời “đồ đá”. Để lại hậu quả nặng nề và trở thành đòn đáp trả tàn nhẫn nhất mà Nhật phải hứng chịu từ Hoa Kỳ.
Mặc dù không thể xác định rõ ràng vai trò của cuộc chiến Trân Châu Cảng đối với thế chiến thứ II cũng như đất nước Nhật Bản, nhưng có thể thấy trận chiến sai lầm lớn nhất mà người Nhật mắc phải.
Theo ý kiến cá nhân người viết, nếu không có quyết định này, cục diện thế chiến sẽ khác rất nhiều đối với cả 2 phe tham chiến. Và có thể Nhật Bản cũng như phe Phát xít sẽ không có kết cục như vậy.




Những đội quân động vật hùng mạnh trong chiến tranh thời xưa

Khi cần thiết, các loài động vật cũng có thể trở thành "siêu chiến binh" trên sa trường.


Trong lịch sử quân sự thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, có không ít động vật đã được con người sử dụng trong chiến trận.
Ngoài một số loài vật quen thuộc như voi, ngựa, lạc đà… đã bao giờ bạn nghe đến chuyện rắn tấn công thuyền địch, hay bộ đội Việt Nam ta dùng ong để khiến kẻ thù khiếp sợ như thế nào chưa?
Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những “chiến binh” động vật có 1-0-2 trong lịch sử. Tuy ít được biết đến nhưng thực tế, chúng đã từng góp công lao không hề nhỏ trong các chiến thắng vĩ đại của thế giới.
1. Lính cận chiến chó
Từ lâu, loài chó đã giúp đỡ con người trong rất nhiều việc từ giữa nhà, cứu hộ đến cảnh sát… nhưng ít khi được dùng như là một vũ khí trong chiến tranh.
Tuy nhiên, với người Hy Lạp cổ đại thì chó từng là những “chiến binh” đầy sức mạnh trên chiến trường.
Những chú chó to lớn từng là những “chiến binh” đáng sợ trên chiến trường
Trong thế kỷ thứ VII TCN, một thành bang của Hy Lạp là Magnesia đã bổ sung vào quân đội của họ những chú chó kích thước lớn, có thể nặng tới 113kg.
Với sự hung dữ của mình, những “chiến binh” chó sẽ đóng vai trò tiên phong tấn công làm rối loạn đội hình của quân địch giúp các binh sĩ theo sau tận dụng sự hỗn loạn để có thể dễ dàng đánh bại kẻ thù.
Việc sử dụng những chú chó với mục đích này hiện nay nghe có vẻ khá tàn nhẫn, nhưng vào thời điểm đó chúng đã được đối đãi công bằng như bao người lính khác, thậm chí còn được trang bị áo giáp gai để bảo vệ cơ thể trong các trận chiến.
Chúng được xem như một người lính thực thụ và đôi lúc còn được mặc áo giáp ra trận
2. Lính biệt kích rắn
Trong lịch sử quân sự thế giới, Hannibal (247 - 182 TCN) được xem là một trong những tướng quân vĩ đại nhất khi tài năng quân sự của ông đã làm khiếp sợ cả đế chế La Mã.
Một trong những chiến lược nổi tiếng nhất của Hannibal là dẫn đoàn voi chiến vượt dãy Alps để tấn công thành Rome từ phía sau, kì tích không tưởng vào thời đó.
Tuy nhiên, chiến lược sáng tạo và kỳ lạ nhất của ông thì còn cao tay hơn thế.
Hannibal là một trong những vị tướng quân vĩ đại nhất lịch sử
Theo các tài liệu lịch sử, sau khi kết thúc cuộc chiến tranh Punic với La Mã, Hannibal đã tiến hành một cuộc chiến khác chống lại vua Eumenes II của đế quốc Pergamon.
Đây là một trận thủy chiến mà lực lượng Hannibal chỉ huy ít hơn nhiều so với đối thủ. Để chiến thắng, ông đã nghĩ ra một diệu kế.
Trước khi bước vào trận chiến, Hannibal đã quan sát kĩ để tìm ra chiến thuyền của vua Eumenes. Khi cuộc chiến bắt đầu, thuyền của Hannibal đã bỏ qua những thuyền chiến còn lại và nhanh chóng tiếp cận thuyền của Eumenes.
Khi đã ở trong khoảng cách phù hợp, ông lập tức ra lệnh phóng những bình chứa đầy rắn độc lên thuyền chỉ huy. Điều đó khiến vua Eumenes hoảng sợ và quay thuyền bỏ chạy, kéo theo những chiếc tàu chiến còn lại.
Những bình chứa rắn độc đã giúp Hannibal không phải tốn nhiều công sức để đánh bại kẻ thù đông hơn mình
3. Lực lượng tuần tra chim ưng
Trước khi hệ thống thông tin liên lạc phát triển như ngày nay, một trong những “người đưa tin” hiệu quả nhất trong chiến trận là chim bồ câu.
Trong Chiến tranh thế giới thứ II, quân đội Anh đã sử dụng 250.000 chú chim bồ câu để truyền tin đến những người lính ở phía sau chiến tuyến của quân Đức.
Đây là một chiến thuật hoàn hảo vì mỗi chú chim bồ câu được huấn luyện có thể bay 1.800km đến chính xác vị trí được chỉ định.
Một lợi thế khác là chúng khó bị phát hiện và nghe lén như việc liên lạc bằng sóng radio.
Tuy nhiên, người Đức cũng nhận ra những ưu điểm của phương pháp này và đã tương kế tựu kế, lập hẳn một đội quân bồ câu phục vụ cho chiến dịch xâm lược nước Anh.
Phát xít Đức đã lập cả một đội quân bồ câu để thực hiện mưu đồ của mình
Để đối phó, người Anh huấn luyện một lực lượng nhỏ chim ưng nhằm đánh chặn đội quân bồ câu của Đức quốc xã. Những chú chim ưng này sẽ bay tuần tra quanh bờ biển và tấn công bất cứ “kẻ xâm nhập” có cánh nào.
Một đội quân chim ưng tuần tra đã được nuôi dưỡng để chống lại lực lượng bồ câu đưa thư của phát xít Đức
Ý tưởng dùng chim ưng này đã đem lại thắng lợi cho quân đội Anh trên mặt trận thông tin liên lạc khi rất nhiều chiến sĩ bồ câu của quân Đức đã bị đánh bại và ít nhất có hai con chim bồ câu của Đức đã bị bắt làm “tù binh” bởi lực lượng chim ưng tuần tra này.
4. Lính không quân ong vò vẽ
Loài ong từ lâu đã được sử dụng như một vũ khí để gây ra sự hoảng loạn cho kẻ thù trong lịch sử quân sự thế giới.
Tuy nhiên đó là vào thời Trung Cổ, còn trong chiến tranh hiện đại với súng đạn tiên tiến thì có lẽ ít người nghĩ rằng chúng vẫn là một vũ khí đáng gờm.
Vậy mà với tài trí của quân dân Việt Nam, thứ vũ khí độc đáo này đã được tái sử dụng một cách tài tình trong kháng chiến chống Mỹ.
Những tổ ong như thế này đã từng được nhân dân ta sử dụng như một thứ vũ khí vô cùng hiệu quả để tiêu diệt quân thù
Vào khoảng năm 1962, ở Bến Tre, chiến sĩ du kích Nguyễn Văn Tư (1935-1964), đã sáng tạo ra cách đánh địch bằng ong vò vẽ phối hợp với trận địa chông, mìn, gây cho kẻ địch nhiều tổn thất đáng kể.
Trận địa ong vò vẽ được ông thiết kế một cách công phu. Theo đó, ong được bắt về điểm sẽ xây trận địa từ lúc tổ còn nhỏ,  hàng ngày được nuôi bằng thịt trâu, bò để tổ mau lớn.
Bên cạnh tổ ong, ông cho thiết kế trận địa gồm hầm chông, mìn, và cắm cọc nhọn dày đặc dưới các mương gần đó.
Tổ ong vò vẽ kết hợp hầm chông đã trở thành nỗi khiếp sợ của quân Mỹ
Khi quân địch đã lọt vào “ổ”, từ xa ông Tư sẽ giật dây phá vỡ tổ khiến ong bay ra tấn công tới tấp, làm địch hoảng loạn, không biết xung quanh đã được bố trí trận địa:
Hệ quả là quân địch kẻ thì rớt xuống hầm chông, kẻ rơi vào điểm có cài mìn, hoặc nếu nhảy xuống mương để trốn thoát thì lại dính phải chông bên dưới.
Trận địa này của ông Tư đã tiêu diệt rất nhiều quân địch và khiến các cuộc hành quân càn quét của kẻ thù thất bại.
Những “chiến sĩ không quân” tí hon đã góp công làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc ta
Ngoài ra ở Cần Thơ, nhân dân còn sáng tạo ra một kiểu đánh giặc khác. Người dân bắt ong về nuôi, hàng ngày đem áo, khăn của mình ra treo ở gần tổ ong khiến ong quen mùi xem như người quen nên khi lại gần tổ ong sẽ không sao.
Nhưng khi quân Mỹ càn tới, ong thấy mùi lạ thì xông ra chích tới tấp khiến binh lính Mỹ phải bỏ chạy tán loạn.
5. Lính thủy quân cá heo
Kể từ thập niên 1960, Hải quân Mỹ đã thành lập một nhánh riêng nhằm nghiên cứu và đào tạo các sinh vật biển cho mục đích quân sự.
Và một trong những ứng cử viên sáng giá là cá heo, bởi tài bơi lội và trí thông minh của chúng.
Nhiệm vụ thông thường của cá heo là thăm dò mìn và thủy lôi ở dưới nước và sau đó cảnh báo cho các tàu tuần tra về mối nguy hiểm.
Khi cần thiết, các chú cá heo còn có thể được trang bị thêm vũ khí để tấn công người nhái đối phương xâm nhập vào vùng chúng kiểm soát.
Liên Xô cũng từng thành lập một đơn vị cá heo để phát hiện và tấn công tàu chiến kẻ địch bằng cách dạy chúng phân biệt các tiếng động của chân vịt gây ra dưới nước.
Năm 2000, một số chú cá heo này được quân đội Nga bán cho Hải quân Iran nhằm kiểm soát vùng Vịnh Ba Tư và được gọi một cách hóm hỉnh là những chú “lính đánh thuê”.
Theo Soha



5 quân đội hùng mạnh nhất mọi thời đại

Quân đội La Mã thống trị châu Âu hàng trăm năm hay những kỵ binh Mông Cổ chinh phạt khắp lục địa Á - Âu là 2 trong số những đế chế mạnh nhất mọi thời đại.

Quân đội La Mã
Tái hiện đội quân Đế chế La Mã hùng mạnh trong một lễ hội. Ảnh: Photobucket
Theo tạp chí National Interest, quân đội là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá sức mạnh của một quốc gia.
Từ khi con người sinh sống và phát triển trên trái đất đến nay, có hàng nghìn đội quân được thành lập và suy tàn sau những trận đánh.
Sức mạnh của mỗi quân đội quyết định bằng khả năng giành chiến thắng trong những trận đánh ác liệt.
Quân đội La Mã nổi tiếng khắp thế giới khi chinh phạt châu Âu trong hàng trăm năm. Điểm mạnh của họ là sự kiên trì ngay cả khi phải chịu những thất bại thảm khốc.
Sức mạnh và lòng quyết tâm của quân đội La Mã được thể hiện bằng việc họ đánh bại Đế chế Carthage để trở thành quốc gia hùng mạnh nhất Địa Trung Hải.
Những người chỉ huy cho phép binh lính phát huy các sáng kiến của họ giúp cho quân đội mạnh hơn và chiến thắng trong các trận đánh.
Phần thưởng cho những nỗ lực của binh lính là các đồn điền rộng lớn. Quy định thưởng, phạt nghiêm minh đã thúc đẩy tinh thần và lòng dũng cảm của các binh sĩ ngay trong những trận đánh khó khăn nhất.
Tinh thần là một trong những yếu tố làm nên sức mạnh của quân đội La Mã trong nhiều thế kỷ. Bên cạnh đó, họ có chế độ tuyển quân độc đáo giúp quân đội liên tục có tân binh cho những trận đánh lớn.
Đặc biệt, quân đội được chỉ huy bởi những vị tướng xuất sắc với tài thao lược giúp đánh bại những quốc gia có chiến lược phòng ngự chặt chẽ nhất.
Những kỵ binh Mông Cổ
a
Kỵ binh Mông Cổ trong một bộ phim cổ trang của Trung Quốc. Ảnh: Ecranlarge
Quân đội Mông Cổ có quân số tối đa 1 triệu binh sĩ khi họ bắt đầu cuộc chinh phạt vào năm 1206. Họ đánh bại hầu hết các quốc gia ở châu Á và châu Âu ngay cả với những nước có quân đội lớn gấp nhiều lần.
Trong thời gian dài, những kỵ binh Mông Cổ gần như không thể ngăn chặn.
Thành công của đội quân này nhờ vào chiến thuật và chiến lược tài tình của Thành Cát Tư Hãn, người sáng lập Đế chế Mông Cổ.
Điểm mạnh của họ là chiến thuật sử dụng kỵ binh đột kích vào đội hình đối phương với tốc độ cao. Lối đánh này đã giúp họ chinh phạt khắp lục địa Á – Âu.
Lối sống du mục giúp người Mông Cổ di chuyển trên quãng đường dài trong thời gian ngắn một cách đáng kinh ngạc.
Những binh lính có thể sống và chiến đấu trong điều kiện lương thực khó khăn. Sức chịu đựng cao cùng tinh thần mãnh liệt là những yếu tố tạo nên sự thành công của quân đội Mông Cổ.
Đế chế Ottoman
a
Hỏa lực mạnh là yếu tố quan trọng giúp Đế chế Ottoman thống trị Địa Trung Hải trong thời gian dài. Ảnh: Wikipedia
Quân đội của Đế quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) chinh phục hầu hết khu vực Trung Đông, Balkan và Bắc Phi trong thời kỳ hoàng kim của họ kéo dài khoảng 500 năm.
Đội quân này bắt đầu nổi tiếng khắp thế giới khi họ chinh phạt thủ phủ Constantinople của Đế chế Đông La Mã, thành phố được bảo vệ tốt nhất thế giới lúc đó.
Thành công của đế chế Ottoman nhờ vào việc sớm sử dụng pháo và súng hỏa mai trong khi các đối thủ vẫn chiến đấu với vũ khí cỗ điển. Hỏa lực mạnh đã tạo cho quân đội Ottoman sức mạnh tối đa.
Bên cạnh đó, họ tập trung mạnh vào việc sử dụng các đơn vị bộ binh ưu tú Janissary được đào tạo đặc biệt. Đơn vị này thường tiến hành các chiến thuật đột kích luồn sâu, phá vỡ đội hình đối phương.
Quân đội Liên Xô
a
Chiến sĩ Hồng quân vẫy cờ chiến thắng tại trung tâm thành phố Stalingrad. Ảnh: Wikipedia
Hồng quân là quân đội có quy mô lớn nhất trong Thế chiến II. Sự kiên cường đã giúp họ đánh bại đội quân hùng mạnh nhất của Đức quốc xã.
Sức mạnh của Hồng quân được khẳng định bằng việc đánh bại Tập đoàn quân số 6 của Đức trong trận Stalingrad tháng 2/1943, tạo nên bước ngoặt xoay chuyển cục diện.
Theo ước tính của các nhà sử học, Hồng quân đã đánh bại khoảng 75-80% sức mạnh quân đội Quốc xã trên mặt trận phía Đông góp phần quan trọng trong việc đánh bại phát xít Đức.
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, quy mô và sức mạnh quân đội Liên Xô khiến phần lớn châu Âu lo sợ. Điều đó dẫn đến Chiến tranh Lạnh giữa Moscow và Khối NATO kéo dài trong nhiều thập kỷ.
Quân đội Mỹ
a
Hải quân Mỹ là lực lượng hùng mạnh nhất thế giới. Ảnh: U.S Navy
Những năm đầu Chiến tranh thế giới II, Mỹ gần như tìm cách né tránh việc tham gia vào cuộc chiến. Sau thất bại thảm hại ở Trân Châu Cảng, đội quân hùng mạnh này mới chính thức tham chiến.
Quân đội Mỹ lãnh đạo phe Đồng minh ở mặt trận phía Tây bằng cuộc đổ bộ lịch sử lên Normandy, góp phần quan trọng đánh bại quân Đức của Hitler.
Ở mặt trận Thái Bình Dương, Mỹ đánh bại Đế quốc Nhật trong trận đánh quyết định ở Okinawa dẫn đến sự đầu hàng của phát xít Nhật trong tháng 9/1945.
Sức mạnh quân đội Mỹ thể hiện ở chiến thuật tấn công chớp nhoáng bằng vũ khí công nghệ cao. Ngày nay, Mỹ là quốc gia có quy mô không quân và hải quân lớn nhất thế giới.

Sức mạnh khủng khiếp của kỵ binh Hetairoi Macedonia - Đội quân 'tất thắng' trong lịch sử cổ đại


Không chỉ nổi tiếng với đội quân bộ binh Phalanx hùng mạnh nhất lịch sử cổ đại, đội kỵ binh Hetairoi là lực lượng kỵ binh mạnh mẽ thành công nhất trong thế giới cổ đại dưới sự lãnh đạo của vua Philiops II và sau đó là con trai ông - Alexandros Đại đế.


Theo bình chọn của nhiều website lớn về quân sự trên thế giới như Military.com, Military.discovery.com, Guardian.co.uk, Defence.pk, Kỵ binh Macedonia - Đội quân kỵ binh mạnh nhất trong lịch sử thế giới.
Đội kỵ binh Hetairoi hùng mạnh nhất trong lịch sử cổ đại.
Kỵ binh Hetairoi: Đội quân hùng mạnh bậc nhất thế giới cổ đại
Quân đội Macedonia hay Quân đội của Macedon ở đây được hiểu là đội quân của Vương quốc Macedon cổ đại.
Nó được coi là một trong những lực lượng quân sự mạnh nhất của thế giới cổ đại, đặc biệt giai đoạn dưới sự lãnh đạo của vua Philipos II của Macedonia và sau đó con trai ông, Alexandros Đại đế.
Các phát kiến mới nhất về vũ khí được áp dụng trong quân đội cùng với chiến thuật, cùng với sự kết hợp duy nhất của quân đội dưới sự chỉ huy của Philipos II, đã dẫn đến những chiến thắng hình thành nên một đế chế lớn.
Alexander Đại đế là một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử.
Bằng việc quy định nghề lính trở thành nghề nghiệp chính, Philipos đã có thể rèn luyện những người lính của mình thường xuyên, đảm bảo sự đoàn kết trong hàng ngũ của mình, chỉ trong một thời gian ngắn, dẫn đến hình thành một đội quân mà Hy Lạp và châu Á chưa bao giờ gặp.
Nếu nghĩ Macedonia chỉ có bộ binh Phalanx (bộ binh đội hình phương trận) là mạnh nhất thì các bạn đã đánh giá quá thấp lực lượng khinh kỵ mạnh mẽ và quy củ bậc nhất thế giới.
Đội quân bộ binh Phalanx.
Hetairoi (có nghĩa là Chiến hữu kỵ binh) là tên gọi lực lượng kỵ binh chủ chốt trong quân đội Macedonia và được đánh giá là lực lượng kỵ binh mạnh mẽ thành công nhất trong thế giới cổ đại dưới sự lãnh đạo của vua Philiops II và sau đó là con trai ông -  Alexandros đại đế.
Ngoài ra Alexandros cũng sử dụng kỵ binh như một lực lượng trợ chiến cho bộ binh Phalanx (phương trận) vốn chậm chạp , dù là chiến thuật nào kỵ binh Hetairoi cũng hoàn thành xuất sắc.
Và biến Alexandros đại đế thành một vị tướng đánh đâu thắng đó. Mười mấy năm thân chinh cầm quân chưa 1 lần thất bại, ông qua đời vì bệnh số rét hoặc thương hàn.
Kỵ binh Hetairoi luôn dũng mãnh trên chiến trường.
Vũ khí của Kỵ binh Hetairoi Macedonia:
- Xyston : một loại giáo nặng có chiều dài hơn 3 mét.
- Kopis : một loại gươm ngắn và nhẹ
- Mũ trụ
- Áo giáp bằng đồng và giáp vai bằng da hoặc bằng kim loại.
- Giáp bảo vệ cho ngựa ở phần ngực và đầu.
Chiến thuật của kỵ binh Hetairoi
Bằng việc coi nghề lính là một nghề chính thống, có hệ thống trường đào tạo và luyện tập rất bài bản.
Alexandros Đại đế đã tạo ra cho mình một lực lượng kỵ binh hoàn hảo, kỵ binh Hetairoi luôn chú trọng phát triển những ưu điểm của mình và không quên khắc phục những nhược điểm vốn có.
Đội hình mũi dùi của kỵ binh Macedonia.
Kỵ binh Hetairoi luôn rất thành công với chiến thuật đánh thọc sườn chớp nhoáng gây rối loạn đội hình chiến thuật đối phương sau đó là rút lui an toàn.
Lực lượng kỵ binh Hetairoi luôn được chú trọng phát triển do những ưu điểm của nó, thuận tiện ứng dụng chiến thuật trong cả hành quân cơ động chớp nhoáng lẫn gây rối loạn cho đội hình chiến thuật của đối phương.
Chiến thuật này do người Macedonia sao chép từ người Thrace, vốn được phát huy từ người Scythia.
Mặc dù vậy, dường như Alexandros đã rất thận trọng với việc sử dụng kị binh Hetairoi chống lại bộ binh, như theo sách của Arrian viết về cuộc chiến chống lại người Malli, một bộ tộc Ấn Độ mà Alexandros phải đối mặt sau trận Hydaspes.
Theo đó, Alexandros đã không mạo hiểm dùng kỵ binh Hetairoi tấn công thẳng vào đội hình bộ binh dày đặc của người Malli, mà thay vào đó, quấy nhiễu bên cánh của họ, chờ cho lực lượng bộ binh của mình đến nơi tấn công công phá.
Lực lượng kỵ binh Hetairoi theo Alexandros đến châu Á có khoảng 1.800 người.
Một kinh kỵ binh tiêu chuẩn.
Thông thường, họ được nố trí bên cánh phải, vị trí được coi là vinh quang trong quân đội Hy Lạp, nơi đội quân xuất sắc nhất có vinh dự này, và thường thực hiện các quyết định cơ động/tấn công trong các trận chiến dưới sự chỉ huy trực tiếp của Alexandros Đại đế.

Kim Dung

[Kim-Dung][fbig1]

Đời Sống

[Doi-song][fbig2]

Sức khỏe

[Suc-khoe][column1]

Quân Đội

[Quan-doi][column2]

Khoa Học

[Khoa-hoc][hot]

Doanh Nhân

[Doanh-nhan][gallery1]

Manga

[Manga][gallery2]

Võ Thuật

[Vo-thuat][gallery3]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Image 1 Title

Image 1 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 3 Title

Image 3 Title

Image 4 Title

Image 4 Title

Image 5 Title

Image 5 Title

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.