Articles by "Kim-Dung"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Kim-Dung. Hiển thị tất cả bài đăng

Mỹ nhân khiến Tào Tháo phải "hớt tay trên" Quan Vũ là một phụ nữ bị gã chồng vô danh rũ bỏ.

Trong “Tam Quốc diễn nghĩa”, La Quán Trung đã xây dựng lên ba nhân vật xuất sắc nhất và gọi họ là “tam tuyệt”, tức Tào Tháo tuyệt gian, Quan Vũ tuyệt nghĩa, Gia Cát Lượng tuyệt trí. Như vậy đủ thấy bộ ba này nổi bật thế nào vào thời đó.
Trong lịch sử, có một người phụ nữ “số khổ” bị chồng rũ bỏ lại khiến cho hai trong số “tam tuyệt” này phải tranh giành. Bà họ Đỗ, sử gọi là Đỗ thị. Chồng bà chính Tần Nghi Lộc, là thuộc hạ dưới trướng hổ tướng số một, dũng mãnh vô song thời Tam Quốc – Lã Bố.
Hai người đàn ông khác có liên quan đến bà, một người về sau là Nguỵ Vũ đế Tào Tháo Tào Mạnh Đức, người còn lại chính là Quan Vũ Quan Vân Trường uy phong lẫm liệt khắp vùng đất Hoa Hạ (Trung Quốc). Như vậy, mỹ nhân khiến Tào Tháo phải "hớt tay trên" Quan Vũ là Đỗ Thị 
Mô tả ảnh.
 Tào Tháo tuyệt gian.
Như vậy đủ thấy Đỗ thị quả là một mỹ nhân. Đã là mỹ nhân, có liên quan đến Tào Tháo thì không có gì lạ, bởi Tào Tháo vốn nổi tiếng là “quỷ háo sắc”, luôn “ngã lòng” trước phụ nữ đẹp. Lạ là ở chỗ, tại sao một Quan Vũ vốn trung nghĩa cái thế, không tham tài mê sắc lại vướng vào “vòng lao lý” vì bà, ba lần xin Tào Tháo nể mặt cho cưới bà?
Sử sách ít đề cập đến những chuyện liên quan đến Tần Nghi Lộc và Đỗ thị, lần đầu tiên họ bước lên sân khấu chính là lúc ở Từ Châu. Tần Nghi Lộc là thuộc hạ của Lã Bố, Đỗ thị là một mỹ nhân thì chắc hẳn Tần Nghi Lộc ít nhất cũng có tướng mạo hơn người, phong độ ngời ngời, nếu không, làm sao ông ta có thể thu phục được người đẹp? Hai vợ chồng họ theo Lã Bố nhiều năm, có một con trai tên là Tần Lãng.
Trong những năm tháng chiến tranh, khi biết bao người ăn bữa hôm lo bữa mai, thì ít nhất họ cũng có một địa vị nhất định, đảm bảo luôn được ăn no mặc ấm.
Nhưng, Lã Bố là một kẻ võ biền hữu dũng vô mưu, thiếu đầu óc chính trị một cách trầm trọng.
Việc Lã Bố chỉ cướp Từ Châu của Lưu Bị, không triệt hạ được tận gốc Lưu Bị, lại chưa từng thật sự muốn vỗ về dân Từ Châu để “dọn cho mình một chỗ thật êm ái” ở đây. Kết quả, Lưu Bị câu kết với Tào Tháo, nhằm vào Lã Bố. Lã Bố cũng biết tình hình không ổn, liền phái Tần Nghi Lộc làm xứ thần đến móc nối với Viên Thuật, đề phòng gặp biến.
Những ai đã từng xem “Tam Quốc diễn nghĩa” thì biết, liên minh giữa một Lã Bố hữu dũng vô mưu và một Viên Thuật vô dũng vô mưu, thật chẳng khác gì đứa kém nắm tay đứa khờ, thật nực cười. Nhưng khi đó người ta lại không nghĩ như vậy.
Lã Bố võ nghệ cao cường, dưới trướng lại có tinh binh hùng mạnh từng vào sinh ra tử cả trăm trận đánh trên chiến trường; còn Viên Thuật binh nhiều lương thực sẵn, là người có dã tâm muốn làm hoàng đế. Hai người này bắt tay nhau sẽ thành một “cặp cộng sự vàng”, ngay cả Tào Tháo cũng phải cân nhắc, suy tính.
Tuy Viên Thuật là kẻ hồ đồ, dốt nát, nhưng phóng khoáng, kết giao với nhiều nhân sĩ. Thấy Tần Nghi Lộc phong độ hơn người cũng muốn lôi kéo, liền làm mối một tiểu thư họ Lưu là tông thất nhà Đại Hán cho hắn.
Tần Nghi Lộc nhận “ý tốt” của Viên Thuật, lấy con gái hoàng tộc. Đỗ thị đang mòn mỏi chờ hắn ở Từ Châu bỗng nhiên trở thành “vợ trước” của hắn. Không còn cách nào khác, bà đành phải tiếp tục sống ở cạnh Lã Bố và chăm sóc con trai.
Chẳng bao lâu, Tào Tháo liên kết với Lưu Bị, đem quân đến Từ Châu đánh Lã Bố. Lã Bố tuy dũng mãnh, nhưng không thể chống lại được bọn họ, đành cố thủ trong thành Hạ Bì. Lúc đó, mãnh tướng Quan Vũ của Lưu Bị xông vào đại trướng Tào Tháo, mở lời xin được lấy Đỗ thị. Tào Tháo chỉ nói đó là chuyện nhỏ, để sau hẵng hay. Mấy hôm sau, lần thứ hai Quan Vũ nhắc lại chuyện này, Tào Tháo chỉ ngáp ngắn ngáp dài cho qua chuyện. Lần thứ ba Quan Vũ đề cập đến việc này khiến Tào Táo phải thay đổi thái độ, vốn là kẻ háo sắc có số má thời đó, Tào Tháo rất lấy làm tò mò: Ngay cả Quan Vũ mà phải ba lần yêu cầu được lấy Đỗ thị, không lẽ Đỗ thị là một tuyệt sắc giai nhân? Tào Tháo quyết định phải đích thân xem mặt nàng ta.
Mô tả ảnh.
 Quan Vũ tuyệt nghĩa. 
Cuối cùng, Tào Tháo đã không đồng ý với yêu cầu của Quan Vũ. Vài ngày sau, khi quân Tào tấn công thành Hạ Bì, Tào Tháo đã ra lệnh cho một đội quân thân tín đánh trước vào phủ đệ nơi Đỗ thị ở. Không ngoài dự đoán, Đỗ thị quả là một đại mỹ nhân! Tào Tháo ngang nhiên chiếm lấy Đỗ thị cho mình. Còn việc Quan Vũ hết lần này đến lần khác thỉnh cầu ông ta chuyện muốn lấy Đỗ thị mấy ngày trước, đương nhiên không được như ý nguyện.
Một người đàn bà mang tiếng bị một gã chồng vô danh như Tần Nghi Lộc vứt bỏ, cuối cùng lại được một “ông trùm” thời Tam Quốc dùng thủ đoạn “hớt tay trên” của một mãnh tướng, đón về phủ đệ của ông ta. Được sự bảo vệ của quân Tào, Đỗ thị mang theo con trai Tần Lãng rời khỏi thành Hạ Bì binh đao loạn lạc, chuyển thẳng đến phủ đệ của Tào Tháo. Từ đó, bà được sống an lành cho đến cuối đời trong thời chiến tranh Tam Quốc đầy khốc liệt.
Tào Tháo – người đàn ông ôm hoài bão lớn trong lòng lại rất đa tình, sẵn sàng tranh đoạt phụ nữ đẹp này đã trở thành chốn đi về cuối cùng của cuộc đời bà. Về sau bà sinh thêm hai người con trai trong số 25 người con trai của Tào Tháo là Tào Lâm và Tào Cổn.
Theo Kiến Thức

Không ai là không biết tứ đại mỹ nữ Trung Hoa nổi danh với nhan sắc hoa nhường nguyệt thẹn, nhưng không mấy ai biết tới tứ đại mỹ nam. Người ta thường nói "hồng nhan bạc phận". Tuy nhiên, câu nói này dường như đúng cả với những người không phải hồng nhan.

1. Phan An
Người ta thường nói “đẹp như Phan An” để ngợi ca vẻ đẹp trai tuấn tú của người đàn ông. Tương truyền, mỗi lần Phan An ra phố, bất kì cô gái nào cũng phải ngoái đầu nhìn theo.
Những cô gái xinh đẹp theo đuổi Phan An nhiều không kể hết. Có cô gái nọ rất muốn làm quen với anh, nhưng không biết bắt đầu thế nào, bèn đem tặng anh một giỏ hoa quả. Đó là nguồn gốc của điển cố “Ném quả đầy xe”! Khác với vẻ ngoài hoàn mỹ ấy là một cuộc sống đầy bi kịch của chàng.
tu dai my nam trung quoc la ai 2 khoahocthuvi.net
tu dai my nam trung quoc la ai 2 khoahocthuvi.net
Con đường chính trị của Phan An cũng gập ghềnh trắc trở. Sớm được trọng dụng, đại mỹ nam ngầm dựa vào tập đoàn Giả thị do Giả Nam Phong và Giả Mật cầm đầu.
Lúc bấy giờ, thế lực Giả thị hô phong hoán vũ trong triều. Giả Nam Phong muốn phế truất Thái tử và Phan An không may bị cuốn vào âm mưu thâm độc ấy. Một lần, khi Thái tử đã chất ngất hơi men, Phan An bèn bố trí để Thái tử soạn một bản tế thần.
Lúc này, Thái tử đã thần chí bất tỉnh, soạn bản tế trong tình trạng mơ mơ hồ hồ. Có trong tay bản này, Phan An bèn thêm thêm bớt bớt, biến nó thành bản chứa mưu đồ tạo phản, khiến Thái tử bị phế truất, mẹ ruột của người bị xử tội chết.
Tuy không phải là người vạch ra âm mưu tàn bạo này, nhưng đại mỹ nam Phan An lại là một nhân tố khiến mọi kế hoạch được xúc tiến theo dự định. Sau loạn Bát vương, Triệu Vương Tư Mã Luân đoạt quyền thành công. Ông ta lập tức truyền lệnh bắt Phan An, rồi phán tội chết, chu di tam tộc.
Thật đáng thương cho một thân phận tài hoa bạc mệnh như Phan An. “Hoa vương cổ đại” đã phải hứng chịu cái kết bi thương vào cuối đời chỉ vì bị cuốn vào vòng xoáy của những âm mưu tàn độc trong chính trị. Dẫu thế nào, tài năng xuất chúng, vẻ đẹp an tuấn mê hoặc chốn nhân gian của kỳ nhân Phan An vẫn lưu danh muôn thuở.
2. Lan Lăng Vương
Lan Lăng Vương là con trai lớn của Cao Hoan (Người đầu tiên sáng lập Bắc Kỳ). Cao Hoan có tất cả sáu người con, nhưng chỉ duy nhất Lan Lăng Vương sử sách không hề ghi rõ phụ mẫu là ai!
Xuất thân trong một gia đình gắn liền với mùi máu và chết chóc, Lan Lăng Vương là một dũng sĩ vô cùng hiếu chiến, một mình giết trăm quân địch, thương quân như con, khiến người đời nể phục.
tu dai my nam trung quoc la ai 3 khoahocthuvi.net

Tương truyền, Lan Lăng Vương vô cùng đẹp, nhưng lại là nét đẹp giống như một thiếu nữ. Trên sa trường, Lan Lăng Vương không muốn kẻ thù nhìn thấy gương mặt nữ tính của mình mà xem thường, nên luôn đeo mặt nạ dữ dằn.
Trên chốn sa trường, Lan Lăng Vương nổi tiếng là một dũng sĩ tài giỏi hơn người, khiến quân địch lẫn quân ta đều phải nể phục. Những tưởng cuộc đời sẽ mỉm cười với chàng mỹ nam mặt đẹp, nhưng số phận của Lan Lăng Vương cũng thê thảm không kém Phan An.
tu dai my nam trung quoc la ai 4 khoahocthuvi.net

Vì bị hoàng đế Cao Vỹ hiểu nhầm là có ý làm phản, nên Lan Lăng Vương đã bị giết chết khi mới ở độ tuổi tam thập.
3. Vệ Vương Giới
Vệ Vương Giới sinh ra đã mang vẻ đẹp tựa ngọc ngà. Anh có sở thích đi dạo trên phố Lạc Dương, ngồi ở đó hướng ánh mắt nhìn xa xăm. Người ta còn so sánh hình ảnh đó đẹp như thể một bức tượng ngọc thạch được tạc trên phố. Mà mỗi lần Vệ Vương Giới đi dạo, thiếu nữ vây quanh tầng tầng lớp lớp.Nhưng có lẽ Vệ Vương Giới cũng có cái chết đáng cười nhất trong Tứ đại mỹ nam.
tu dai my nam trung quoc la ai 5 khoahocthuvi.net

Một lần anh đi du ngoạn, không ngờ lại bị vô số cô gái đi theo như vậy, khiến Vệ Vương Giới mấy ngày liền ăn ngủ không yên, được vài hôm thì sinh bệnh nặng mà qua đời. Đó chính là nguồn gốc của điển cố “nhìn giết Vệ Vương Giới”, quả là một bi kịch bắt nguồn từ cái đẹp!
4. Tống Ngọc
Tống Ngọc có lẽ là người may mắn nhất trong Tứ đại mỹ nam. Vẻ đẹp của Tống Ngọc ra sao, ngày nay không ai biết, bởi không có một bức họa, hay sách sử nào miêu tả lại chi tiết, chỉ biết đó là một vẻ đẹp ngàn năm hiếm gặp.
Nhưng có lẽ Tống Ngọc được nhắc tới nhiều hơn bởi tài văn thơ, ăn nói. Tống Ngọc đã có một vị trí đặc biệt trên văn đàn. Tác phẩm tiêu biểu “Cửu biện” của Tống Ngọc có thể so sánh với Ly Tao của Khuất Nguyên trong lịch sử văn học Trung Quốc.
Truyện kể lại rằng, Đăng Đồ Tử bẩm báo Sở Vương rằng Tống Ngọc là một mỹ nam, lại rất biết ăn nói, nhưng bản tính háo sắc, nên đừng bao giờ để hắn đến hậu cung. Nghe như thế, Tống Ngọc liền phản kích. Anh ta tâu với Sở Vương, xin Sở Vương công tâm suy xét, xem anh ta với Đăng Đồ Tử ai háo sắc hơn?
tu dai my nam trung quoc la ai 6 khoahocthuvi.net

Tống Ngọc trình bày “Mỹ nữ trong thiên hạ không đâu sánh bằng nước Sở, mỹ nữ nước Sở không đâu sánh bằng quê hương thần, Mỹ nữ quê hương thần không đâu sánh bằng người đẹp cạnh nhà thần, Đông Lân”.
Theo Tống Ngọc thì cô hàng xóm xinh đẹp này nếu cao thêm một phân thì quá cao, nếu bớt đi một phân thì quá thấp; nếu thoa thêm ít phấn thì quá trắng, thoa thêm ít son thì quá đỏ. Lông mày thì cong mượt, làn da thì trắng như tuyết, eo thon, răng trắng.
“Ngay cả một tuyệt thế giai nhân như vậy quan tâm đến thần suốt 3 năm mà thần vẫn chưa xao lòng, thì không lẽ thần là người háo sắc? Ngược lại, Đăng Đồ Tử không phải là kẻ tốt lành gì. Hắn có người vợ xấu xí, đầu tóc rối bù, lỗ tai dị tật, hàm răng lởm chởm, môi trề, bước đi hụt trước thiếu sau, lại thêm lưng gù, người đầy mụn ghẻ. Đăng Đồ Tử thế mà lại thích cô ta, có liền 5 mụn con.
Hoàng thượng thấy không, chỉ cần là phụ nữ thì Đăng Đồ Tử thích ngay, vì thế hắn ta háo sắc hơn thần”.
Thực ra, nhìn từ góc độ người đời, Đăng Đồ Tử không bỏ vợ là điều đáng khen. Nhưng miệng lưỡi của Tống Ngọc phi phàm, làm cho Sở Vương thị phi lẫn lộn, phán Đăng Đồ Tử là kẻ háo sắc.
Bằng phán quyết này, Đăng Đồ Tử phải mang tiếng xấu muôn đời, trở thành danh từ dành cho những kẻ háo sắc.
tu dai my nam trung quoc la ai 1 khoahocthuvi.net

Người như Tống Ngọc – tài sắc vẹn toàn quả là hiếm trong xã hội thời xưa. Xuất thân trong một gia đình bần hàn, nhưng vì mưu cầu con đường chính trị, Tống Ngọc đã lặn lội tới kinh thành Sở quốc rồi dần dần trở thành thị tòng văn học hầu hạ bên cạnh Sở Vương.
Tương truyền, tài năng của Tống Ngọc có thời từng được Sở Vương tán thưởng, nhưng đại mỹ nam giảo ngôn này quả sinh ra không hợp với chốn quan trường, nên cuối cùng cũng rời bỏ hoàng cung, trở về với chốn điền viên nơi quê nhà rồi qua đời trong nỗi tiếc nuối vô hạn.
Theo Khoahocthuvi

Nhạn Môn Quan, Nga Mi, Võ Đang vốn rất quen thuộc với tín đồ tiểu thuyết Kim Dung. Ngoài đời thật, đây là những địa danh nổi tiếng và có nhiều cảnh quan đẹp như tranh vẽ.


Núi Nga Mi
3 địa danh tuyệt đẹp được kể trong kiếm hiệp Kim Dung

Núi Nga Mi
 còn gọi là Đại Quang Minh sơn nằm ở Trung Nam tỉnh Tứ Xuyên, thuộc miền Tây Trung Quốc. Đỉnh cao nhất của Nga Mi sơn là Vạn Phật, nằm trên ngọn núi chính Kim Đỉnh với độ cao 3.099m.



Nga Mi cũng là ngọn núi có nhiều chùa miếu và là một trong Tứ đại Phật giáo danh sơn của Trung Hoa, bên cạnh núi Ngũ Đài, núi Cửu Hoa và núi Phổ Đà.


Nhắc đến Nga Mi, bạn sẽ nhớ ngay đến những nhân vật nổi tiếng trong bộ truyện Ỷ thiên Đồ long ký của nhà văn Kim Dung là Chu Chỉ Nhược, Diệt Tuyệt sư thái… Cũng theo bộ tiểu thuyết võ hiệp này, võ lâm Trung Nguyên có ba phái lớn là Thiếu Lâm, Võ Đang và Nga Mi. Sư tổ sáng lập ra võ phái Nga Mi là Quách Tương, con gái của Quách Tĩnh và Hoàng Dung, 2 nhân vật trong bộ Anh hùng xạ điêu đã được ông sáng tác trước đó khá lâu.


Chùa Vạn Niên trên núi Nga Mi có kiến trúc mang đậm dấu ấn của Đạo giáo.


Trong chùa có bức tượng Phổ Hiền Bồ Tát cao 7,35m, nặng 62 tấn, được xem là bức tượng Phật cao nhất thế giới, được đúc bằng đồng mạ 20kg vàng bên ngoài và là điểm thăm viếng không thể bỏ qua khi đến Nga Mi.


Kim Đỉnh hay còn gọi là Vạn Phật Đỉnh, một trong những ngọn núi nổi tiếng của Nga Mi. Điểm độc đáo khi đến đây là du khách có thể nhìn thấy được bốn kỳ quan nổi tiếng của Nga Mi Sơn, gồm Nhật xuất (mặt trời mọc), Vân hải (biển mây), Phật quang (hào quang của Phật) và Thánh đăng (đèn Thánh).


Trong đó Thánh đăng, hay còn gọi là Phật đăng, là hiện tượng kì bí nhất: vào mỗi đêm tối không trăng, dưới địa danh “Xã thân nhai” thường xuất hiện hàng vạn chấm tròn sáng màu xanh lục nhấp nháy như những chòm sao dày đặc. Có nhiều lời giải thích khác nhau cho nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này: do lửa lân tinh, hoặc do một loại nấm phát sáng mọc dày đặc trên các thân cây…


Núi Nga Mi còn là nơi tập trung nhiều chủng loại sinh vật phong phú cùng hệ thảm thực vật Á nhiệt đới.


Hiện nay Núi Nga Mi có 242 loài thực vật cấp cao, 3.200 loài cây, trong đó có hơn 100 loài đặc thù chỉ có ở núi Nga Mi và hơn 2.300 loài động vật quý hiếm.


Chùa Báo Quốc nằm ở chân núi Nga Mi, trên lối vào Nga Mi sơn, đồng thời cũng là nơi diễn ra các hoạt động Phật giáo chính. Chùa này được xây dựng vào thời nhà Minh (cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17) còn có tên gọi là Hội Tông đường. Đến thời vua Khang Hi nhà Thanh đổi tên Thành chùa Báo quốc. Chùa tọa trên diện tích 40.000m2, bao gồm Sơn môn, điện thờ Di Lặc, điện Đại Hùng, điện thờ Thất Phật, điện thờ Phổ Hiền và lầu chứa kinh văn nhà Phật.
3 địa danh tuyệt đẹp được kể trong kiếm hiệp Kim Dung

Ngoài ra, khi đến thăm Nga Mi, du khách cũng nên đến thăm viếng Bức tượng Đại Phật Lạc Sơn tạc trên vách núi lớn nhất thế giới, nằm ở ngọn Thế Loan, đối mặt với Nga Mi sơn. Đại Phật Lạc Sơn cao 71m và được chế tác trong 90 năm, kéo dài gần cả thế kỷ. Thân tượng Phật cao 59,98m, đầu cao 14,6m. Đỉnh đầu có 1.021 búi tóc và độc đáo nhất là phần móng tay của bức tượng, dù là bộ phận nhỏ nhất cũng đủ cho một người ngồi. Đại Phật Lạc Sơn cùng với Nga Mi Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1996.
Nhạn môn quan
3 địa danh tuyệt đẹp được kể trong kiếm hiệp Kim Dung

Dưới ngòi bút của Kim Dung, Nhạn Môn quan trong bộ tiểu thuyết kiếm hiệp Thiên Long Bát Bộ đã trở thành vùng đất huyền thoại. Đây chính là nơi nhân vật Kiều Phong, một đại anh hùng võ công trác tuyệt, dùng chính sinh mạng của mình để đổi lấy sự bình yên cho nhân dân hai nước Tống – Liêu.


Đây cũng là nơi mà độc giả Thiên long Bát bộ đã phải nức nở trước tình yêu trắc trở của Kiều Phong, cũng như ám ảnh với cái kết buồn cho số phận của A Tử, một trong những nhân vật nữ được Kim Dung xây dựng rất thành công trong bộ tiểu thuyết này.


Nhạn Môn Quan nằm trên một thung lũng ở huyện Đại, cách thành phố Hân Châu, tỉnh Sơn Tây 20km về phía Bắc và là cửa ải trọng yếu của Trường thành thời xưa.


Do nằm lọt thỏm giữa hai bờ vách núi dựng đứng với địa thế cực kỳ hiểm trở, mà vùng đất này được đặt tên là Nhạn Môn Quan, hàm ý chỉ có những con chim nhạn, chim én mới bay vượt qua được cửa ải hùng vĩ này.


Vào thời xưa, có rất nhiều cuộc chiến khốc liệt đã diễn ra ở Nhạn Môn Quan. Vì vậy, ngày nay khi đến với điểm du lịch này, du khách không chỉ thăm thú các danh lam thắng cảnh trong khu vực, mà còn được dịp tìm hiểu về lịch sử thăng trầm rất thú vị của vùng biên ải.


Hiện tại, cả ba cửa ải của Nhạn Môn Quan vẫn được bảo tồn tốt và địa danh này đã trở thành một di tích quân sự cổ quan trọng của tỉnh Sơn Tây.
3 địa danh tuyệt đẹp được kể trong kiếm hiệp Kim Dung

Đồng thời, Nhạn Môn Quan cũng là một phần quan trọng của di sản văn hóa thế giới và còn được biết đến với tên gọi “Trung Hoa đệ nhất quan”.
Võ Đang
3 địa danh tuyệt đẹp được kể trong kiếm hiệp Kim Dung

Trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký, sư tổ sáng lập ra phái võ Đang nằm trên ngọn núi cùng tên, là Trương Tam Phong hay còn gọi là Trương Quân Bảo. Nhân vật này cũng là người sáng tạo Thái Cực quyền và Thái Cực kiếm.


Tại đây, giữa vòng vây của các cao thủ võ lâm, Trương Tam Phong đã truyền thụ bí quyết Thái Cực quyền và Thái Cực kiếm cho Trương Vô Kỵ.


Ngoài ra, tín đồ tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung cũng đã rất quen thuộc với phái Võ Đang, vì đây là 1 trong 3 môn phái lớn rất hay xuất hiện trong tiểu thuyết của ông, ngay từ bộ Anh hùng xạ điêu và Thần điêu hiệp lữ. Ngôi Cổ mộ của Tiểu Long Nữ cũng được Kim Dung mô tả có vị trí gần sát núi Võ Đang.


Ngoài đời thật, núi Võ Đang hay còn gọi là núi Thái Hòa, là một dãy núi nằm ở phía Nam thành phố Thập Yển, Tây Bắc của tỉnh Hồ Bắc với ngọn núi chính là Hải Bạt cao 1.612m.


Phong cảnh nơi đây rất hùng vĩ nên thơ, là đất thánh của võ thuật Đạo giáo với phái Thái Cực quyền và Bát Quái chưởng được phát triển từ thế kỷ 13.


Đoạn đường dài 70km từ chân núi đến đỉnh núi Võ Đang có đến 32 đền thờ Đạo Giáo chủ yếu được xây dựng theo lối kiến trúc thời nhà Nguyên, Minh, Thanh. Đạo Giáo ở Võ Đang thịnh vượng nhất vào thời Minh. Ngọn núi xinh đẹp này cũng được công nhận là Di sản thế giới vào năm 1994.


Một kiến trúc độc đáo không thể bỏ qua khi đến thăm núi Võ Đang, đó là tòa Trúc Kim Điện làm bằng đồng mạ vàng nặng đến 405 tấn, được xây dựng từ năm 1416 trên đỉnh núi.


Với không gian hùng vĩ, u tịnh, Võ Đang thu hút du khách gần xa đến để không chỉ thưởng ngoạn mà còn được đắm mình vào thiên nhiên trong lành, không gợn chút bụi trần.

3 địa danh tuyệt đẹp được kể trong kiếm hiệp Kim Dung
Với những ai say mê thế giới thần tiên của tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung, tìm về Võ Đang là cuộc hành trình trải nghiệm lại thế giới nhân vật mà mình yêu thích qua hàng loạt bộ tiểu thuyết nổi tiếng có đề cập đến địa danh này như Ỷ thiên Đồ long ký, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữ…
Theo Thegioitiepthi

Thực tế, cái chết oan nghiệt của Trương Phi, Lưu Bị và Gia Cát Lượng được cho là những "hung thủ giấu mặt" sắp đặt âm mưu trong một thời gian dài.

Nhà nghiên cứu Trung Quốc Uông Hoành Hoa chỉ ra, trong "Tam Quốc diễn nghĩa", tác giả La Quán Trung đã thực hiện một số "thủ thuật che đậy sự thực", nhằm phù hợp với quan niệm chính thống "Lưu chống Tào".
Và một trong những "quan niệm" thực tế, khác với trong "Tam Quốc diễn nghĩa", đó là cái chết đầy oan nghiệt của Trương Phi.
Trên thực tế, cái chết oan nghiệt của Trương Phi do bị ám sát, bên cạnh nguyên nhân từ bản thân Phi là "bạo mà vô ơn", thì Lưu Bị và Gia Cát Lượng được cho là những "hung thủ giấu mặt" sắp đặt âm mưu trong một thời gian dài.
Trương Phi (? - Mất năm 221) là danh tướng nhà Thục Hán thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Mô tả ảnh.
 Mãnh Tướng Trương Phi.
Trương Phi tự là Ích Đức, hay thường được gọi là Dực Đức, người Trác Quận (nay là Trác Châu, địa cấp thị Bảo Định, tỉnh Hà Bắc).
Ông sinh trưởng trong một gia đình giàu có, làm nghề bán rượu, thân hình to lớn, dung mạo oai phong, được học hành cả võ nghệ lẫn sách vở.
Trương Phi viết chữ rất đẹp và là một họa sĩ, ông có sở trường vẽ tranh mỹ nhân.
Trương Phi - Hữu dũng, vô mưu
Nhằm giúp cho Lưu Thiện được thuận lợi đăng cơ, bảo vệ thiên hạ của Lưu gia, Lưu Bị đã quyết định "qua cầu rút ván", thanh trừng các "anh em" khác họ là Quan Vũ, Trương Phi.
Lưu Bị đã âm mưu loại trừ Quan Vũ, liệu có khả năng sẽ bỏ qua Trương Phi?
So với Lưu Bị và Quan Vũ, Trương Phi không có lập trường chính trị rõ ràng. Ông không có xuất thân bần hàn như Lưu Bị, cũng không có tư tưởng diệt cường hào như Quan Vũ.
Trương Phi tòng quân thuần túy vì tinh thần "nhiệt huyết hào tình", cho rằng đại trượng phu thì nên ra giúp nước.
Thêm nữa, con người Trương Phi "quá mức đơn giản". Ông lầm tưởng rằng con cháu của mình cũng cam tâm ở "chiếu dưới", vĩnh viễn trung thành với gia tộc họ Lưu.
Mô tả ảnh.
Trương Phi tòng quân thuần túy vì tinh thần "nhiệt huyết hào tình". (Ảnh minh họa)
Ông cũng lầm tưởng rằng "anh cả" Lưu bị sẽ mãi mãi giữ trọn lời thề nhân nghĩa, coi ông là "huynh đệ khác họ".
Trên thực tế, mô hình huynh đệ kết nghĩa "đồng sinh cộng tử" như La Quán Trung xây dựng chỉ phù hợp với thời đồng tâm hiệp lực đánh thiên hạ, không hợp với thời Hoàng đế chuyên quyền nắm thiên hạ.
Đây có phải là "dấu hiệu| dẫn đến cái chết đầy oan nghiệt của Trương Phi?
Âm mưu hiểm độc của Lưu Bị
Lưu - Quan - Trương đã "cùng nhau" dựng nên triều đình Thục Hán, thì hậu duệ của bọn họ về lý thuyết phải cùng hưởng quyền kế thừa Hoàng vị, chỉ cần tuân thủ nguyên tắc "lập trưởng không lập ấu, lập hiền không lập ngu".
Mô tả ảnh.
Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi kết nghĩa huynh đệ tại vườn đào. (Ảnh minh họa)
Lưu Bị trong vai trò là huynh trưởng, đồng thời cũng là người có lợi ích bị đe dọa trực tiếp, đương nhiên sẽ không để mô hình chính trị "lý tưởng" đó uy hiếp quyền kế vị và thống trị của Lưu Thiện, phá hủy huyết thống "Hoàng gia chính tông" của ông.
Chưa cần nói tới việc đăng cơ làm Hoàng đế Trung Nguyên, cho dù chỉ dừng ở ngôi Hán Trung Vương hay Hoàng đế Tây Thục, khả năng Lưu Bị chia sẻ thiên hạ với 2 họ Quan, Trương cũng không thể xảy ra, nhất là khi Lưu Thiện hoàn toàn không có năng lực cạnh tranh.
Vốn đã có sẵn ý đồ thoát khỏi mô hình "chính trị huynh đệ", Lưu Bị đã ngấm ngầm mượn tay Đông Ngô triệt hạ Quan Vũ, rồi dùng danh nghĩa "tầm thù" để hóa giải lời thề "đồng sinh cộng tử".
Lưu Bị là cao thủ dùng người. Ban đầu, Bị mượn tay Quan Vũ, Trương Phi để "cất cánh". Đến khi đại công sắp thành, lại muốn mượn tay người khác để loại trừ hậu hoạ.
Người được Lưu Bị "chọn mặt gửi vàng" không ai khác ngoài quân sư Gia Cát Lượng.
Đòn hiểm của Khổng Minh
Gia Cát Lượng cũng không phụ sự kỳ vọng của Lưu Bị. Với sở trường "tâm lý chiến" của mình, ông đã khuếch đại khiếm khuyết trong tính cách của Quan Vũ và Trương Phi bằng những "viên đạn bọc đường".
Với Trương Phi, Khổng Minh cho ông lĩnh quân mai phục, diễn màn "tiếng thét trên cầu Đương Dương đẩy lui trăm vạn Tào binh", chính là giúp Phi khoe được cái "dũng" của mình.
Đến khi Khổng Minh muốn "diệt" Quan Vũ, Trương Phi, ông chỉ cần "thổi phồng" cái Tôi của 2 vị danh tướng này lên.
Khi Quan Vân Trường nhận được địa vị "ngũ hổ thượng tướng đệ nhất dũng" mà Lượng phong tặng đã nói - "Kẻ hiểu ta chính là Khổng Minh".
Nhưng Quan Công không ngờ được đó chính là "độc dược" mà Gia Cát Lượng gieo vào đầu ông, mà tưởng rằng bản thân đích thực là uy chấn thiên hạ rồi.
Trương Phi nhận được 3 xe rượu ngon của Gia Cát Lượng gửi tặng, cũng tưởng rằng bản thân là "trí thần - tửu thần" vô địch thiên hạ, đánh đâu thắng đó.
Thực chất, cả Quan Vũ và Trương Phi đều đã vui vẻ bước vào "con đường diệt vong" mà Khổng Minh bày sẵn rồi.
Kết cục cay đắng sau cái chết của Trương Phi
Lưu Bị xưng đế 3 năm không hề nhắc đến chuyện báo thù cho Quan Vũ, khiến Trương Phi "mất phương hướng", rồi đến một ngày đột nhiên hạ chỉ phát binh phạt Ngô.
Trong 3 năm đó, Trương Phi đã sớm trở thành "sâu rượu", ý chí tiêu tán, đâu còn là đại tướng lẫy lừng của Thục Hán.
Việc Lưu Bị "nuôi" Trương Phi thành một kẻ nát rượu rồi ra lệnh "cấm rượu" trước ngày phạt Ngô được các học giả hiện đại đánh giá là một "đòn độc" rất cao tay.
Trương Phi là người "ưa mềm không ưa cứng", lệnh cấm của Lưu Bị chỉ khiến Phi càng ham rượu, mà Trương Phi càng ham rượu thì càng lộ rõ tính bạo ngược.
Theo nhiều học giả Trung Quốc, việc Trương Phi bị ám sát trong quân chỉ là màn cuối trong vở kịch mà Lưu Bị và Khổng Minh đã dựng sẵn, khiến Trương Phi "vì ngu dốt mà tự hại mình".
Còn Lưu Bị khi nghe tin thì "òa khóc", có lẽ là khóc vì quá vui mừng.
Theo Kiến Thức

Đối với Hoàng đế đa nghi Hán Cao Tổ Lưu Bang, Hàn Tín là một chiến thần nhưng đồng thời cũng là một “cái họa tâm phúc” khiến ông không thể kê cao gối ngủ.

Từ khai quốc công thần trở thành “cái họa tâm phúc”
Năm 206 TCN, quân Hán của Lưu Bang và quân Sở của Hạng Vũ nổ ra chiến tranh. Cuộc chiến kéo dài liên tiếp 5 năm ròng, sử cũ vẫn thường gọi là “Hán Sở tranh hùng”.
Lưu Bang khi ấy nhờ biết cách nhìn người, tin dùng Hàn Tín, quân thần trên dưới đồng lòng nên năm 202 TCN đã đánh bại Sở vương Hạng Vũy, sáng lập nên vương triều Đại Hán kéo dài hơn 400 năm sau đó.
Hàn Tín sau đó được phong làm Tề vương, sau lại được thăng làm Sở vương. Từ Tề vương tới Sở vương, Tín khi ấy cũng được coi như bá chủ một vùng.
Nhưng giữa lúc quan lộ rộng mở, ông lại bị Lưu Bang ra mặt chèn ép. Đối với thủ đoạn “mềm rắn đủ cả” của Hán Cao Tổ, Hàn Tín từng bước bị đẩy vào đường cùng, sau phải nhận lấy kết cục “công thần bị chặt đầu.”
Sinh thời, Hàn Tín vốn là người nước Sở. Việc được phong làm Sở vương đối với ông mà nói giống như “áo gấm về làng”.
Thế nhưng với Lưu Bang, việc phong Tín làm Sở vương thực chất là muốn đẩy Hàn Tín đến Hạ Phì (Phi Châu – Giang Tô ngày nay) để làm giảm ảnh hưởng của ông trong triều đình, đồng thời cũng dễ bề trừ khử.
Đối với vị hoàng đế đa nghi này, Hàn Tín vẫn mãi là nỗi canh cánh trong lòng, là “cái họa tâm phúc”. Ngay từ khi Hàn Tín đề xuất là giả vương của nước Tề, Lưu Bang đã có động cơ trừ khử vị “chiến thần” này.

Là một khai quốc công thần, nhưng thay vì được trọng dụng, tín nhiệm, Hàn Tín luôn là một mối họa tiềm tàng trong suy nghĩ của Hán Cao Tổ Lưu Bang.
Là một khai quốc công thần, nhưng thay vì được trọng dụng, tín nhiệm, Hàn Tín luôn là một mối họa tiềm tàng trong suy nghĩ của Hán Cao Tổ Lưu Bang.
“Bán bạn cầu vinh”, Hàn Tín tự đẩy bản thân vào chỗ chết
Năm thứ hai Hàn Tín lên làm Sở vương, có người đã dâng tấu cáo buộc Tín mưu phản. Trên thực tế, tấu chương này chính là hành động vu oan giá họa.
Hàn Tín không những không có động cơ gì để mưu phản, mà bản thân cũng không có điều kiện để mưu phản. Bản thân ông sống cuộc sống an nhàn của Sở vương, lại được làm chủ một phương, hà tất phải mưu phản?
Nhưng việc vu cáo hãm hại công thần xưa nay vốn không phải chuyện hiếm.
Bản thân Lưu Bang cũng hiểu rõ đó là lời vu cáo vô căn cứ, nhưng vẫn nhân cơ hội này để hạ bệ Hàn Tín.
Khi có người bẩm báo Hàn Tín mưu phản, các quan trên triều đều vô cùng phận nỗ, nhất tề đồng thanh nói: “lập tức xuất binh, chôn sống thằng nhãi đó”.
Lưu Bang lúc này chưa tỏ thái độ ngay, mới kín đáo hỏi ý kiến Trần Bình. Lúc này, Trần Bình có hỏi: Quân của bệ hạ có tinh nhuệ hơn quân của Hàn Tín không? Lưu Bang trả lời: Không sánh kịp.
Trần Bình lại hỏi tiếp: Tướng của bệ hạ có mạnh hơn tướng của Hàn Tín không? Lưu Bang lại trả lời: Sao sánh bằng!
Tới lúc này, Trần Bình mới nói: Quân không tinh bằng quân hắn, tướng không giỏi hơn tướng hắn, lại muốn đem quân đi đánh, chẳng khác nào cố ép hắn phải làm phản.
Lưu Bang cho là đúng, nên đã lên kế hoạch bí mật bắt Hàn Tín.
Muốn trừ khử vị “chiến thần” này, Hán Cao Tổ đã phải tốn không ít công sức bày mưu tính kế, thậm chí cũng không nắm chắc phần thắng trong tay.
Nhưng đúng lúc này, Hàn Tín lại phạm phải một sai lầm nghiêm trọng!
Khi Lưu Bang lấy danh nghĩa “thiên tử đi tuần thú”, xuống gần nước Sở ở phía Nam, Hàn Tín hoang mang không biết ứng phó như thế nào.
Bản thân ông không đoán được lần này Hoàng thượng hạ cố đến Sở là thăm mình hay trừ mình. Nếu muốn giết, đem quân ra đón chẳng khác gì Tín tự đưa đầu vào tròng. Nhưng nếu là đi thăm, không ra nghênh đón, ắt Lưu Bang sẽ gán cho tội danh mưu phản.
Đúng lúc này, có người đã đề xuất cho Hàn Tín ý kiến: Người Lưu Bang hận nhất là Chung Ly Muội, vậy hãy đem đầu người này tới bái kiến, ắt có thể bình an vô sự
Chung Ly Muội trước kia là danh tướng nước Sở, cũng là anh em son sắt với Hàn Tín. Sau khi Hạng Vũ chết, Chung Ly Muội hết chỗ chạy, đành phải trốn ở chỗ Hàn Tín.
Sinh thời, Lưu Bang có thù với Chung Ly Muội đã lâu, sau này lên ngôi có hạ chiếu tìm bắt. Hàn Tín vì tình nghĩa đã che giấu cho vị bằng hữu này.
Nhưng tới khi cần bảo vệ tính mạng, Tín không ngần ngại mà bán rẻ bạn bè.
Nghe tin Hàn Tín muốn lấy đầu mình, Chung Ly Muội phẫn nộ vô cùng, la mắng Tín là kẻ “vong ơn bội nghĩa”, “chẳng ra gì”…, còn tự trách bản thân “có mắt như mù” mới kết giao với kẻ như vậy.
Khéo thay chữ “Muội” trong tên ông lại có nghĩa là “mắt không sáng”, tựa như một lời sấm truyền cho kiếp nạn chết trong tay bằng hữu của con người này.
Tuy nhiên quyết định này của Hán Tín đã sai lầm nghiêm trọng, tạo điều kiện, lý lẽ để Lưu Bang có thể che mắt thiên hạ, trừ khử “mối họa tiềm tàng”.
Ngay khi đem đầu của Chung Ly Muội đi bái kiến Lưu Bang, Hàn Tín lập tức bị bắt, đem giải về kinh sư.
Tín vì không phục, nhưng chỉ biết than trời: “thỏ chết thì giết chó, chim hết thì bẻ cung, diệt xong địch thì công thần phải chết.”
Khi nói những lời này, bản thân Hàn Tín đã biết rõ Lưu Bang một mực muốn giết mình. Lưu Bang nghe vậy liền đáp: “Nhảm nhí, mưu đồ phản trắc của nhà ngươi chẳng phải đã bại lộ hay sao?”
Nhưng Lưu Bang cũng không vội vàng giết Hàn Tín ngay, mà chỉ nhân cơ hội này hủy đi thanh danh “khai quốc công thần” của Tín. Sau đó, Hoàng đế ra lệnh “đặc xá thiên hạ”, cũng nghiễm nhiên đặc xá cho cả Hàn Tín.
Mặc dù được phóng thích, nhưng Hàn Tín bị giáng xuống làm Hoài Âm hầu. Dưới “vương” là “công” sau đó mới tới “hầu”.
Nay Hàn Tín chỉ vì bị vu khống, mà thanh danh bị hủy, chức vị cũng tụt xuống hai bậc, còn phải ở lại kinh thành, tình cảnh chẳng khác nào “cá nằm trên thớt”.
Sau khi bị giáng làm “Hoài Âm hầu”, Hàn Tín thường xuyên cáo bệnh không lên triều. Tất nhiên cái chứng “bệnh” này của Hàn Tín là do phiền muộn mà ra.
Trong thâm tâm Hàn Tín vốn cho rằng: từ Sở vương bị rớt xuống làm Hoài Âm hầu, chính là một sự nhục nhã. Tín cũng vì vậy mà bất bình ra mặt.
Năm 200 TCN, viên tướng Trần Hy được cử đến trấn thủ Cự Lộc. Trước khi lên đường, Trần Hy có tới chào từ biệt Hàn Tín.
Khi ấy, Hàn Tín có nói: “Ngươi có biết nơi phải đến là một nơi như thế nào không? Nơi đó có vị trí vô cùng trọng yếu, hơn nữa quân đội cũng rất mạnh. Nếu ngươi đi, ắt sẽ có người cáo ngươi mưu phản…
Ngươi ở nơi đó làm phản hay không trước sau đều sẽ bị giáng họa. Lần đầu tiên Hoàng thượng có thể không nghe, tới lần thứ hai sẽ nửa tin nửa ngờ, tới lần thứ ba chắc chắn sẽ mang binh đi diệt ngươi.
Ngươi phản hay không đều sẽ là phản, chi bằng cứ làm. Trần Hy đệ nếu như quyết định làm phản ở Cự Lộc, huynh đệ ta trong kinh thành sẽ làm nội ứng.”
Trần Hy đồng ý, sau đó quả nhiên dấy binh ở Cự Lộc, tự xưng là Đại vương. Lưu Bang vì nóng giận đã đích thân đem binh đi dẹp loạn, cử Lã hậu và thái tử Lưu Doanh ở lại trấn thủ kinh thành.
Năm 196 TCN, Lưu Bang ngự giá thân chinh, Hàn Tín cáo bệnh không theo, còn cho người mang thư đến chỗ Trần Hy, hẹn sẽ làm nội ứng tại kinh thành.
Tuy nhiên sự việc bại lộ, Lã hậu cùng Tiêu Hà nhân cớ đó tìm cách trừ khử Hàn Tín.
Lã hậu phao tin biên ải đại thắng, Trần Hy bị diệt, mời quần thần vào cung mở tiệc ăn mừng. Hàn Tín vì chột dạ nên định cáo bệnh, nhưng Lã hậu một mực vời bằng được ông vào triều.
Quả nhiên khi Tín vừa vào cung đã bị mai phục bắt sống, sau đó bị xử tử ở cung Trường Lạc.

Một đời oai hùng, cuối cùng Hàn Tín cũng chẳng thể giữ nổi mạng sống trước sự nghi kỵ của bề trên.
Một đời oai hùng, cuối cùng Hàn Tín cũng chẳng thể giữ nổi mạng sống trước sự nghi kỵ của bề trên.
Hạ sát công thần, Lưu Bang “vừa mừng vừa thương”
Trước cái chết của vị công thần từng vào sinh ra tử với mình, “Sử ký” có miêu tả thái độ của Lưu Bang bằng mấy chữ: “vừa mừng vừa thương”.
Đây chính là mâu thuẫn trong lòng Lưu Bang về “cái họa tâm phúc” mang tên Hàn Tín.
Nhiều năm về trước, Hán Cao Tổ từng cùng vị “chiến thần” này đánh đông dẹp bắc, chia nhau từ manh áo tới bát cơm trong buổi hàn vi. Đó là chưa kể Hàn Tín toàn tài thao lược. Lưu Bang vừa quý cái tài, cũng vì cái tài ấy mà e ngại Tín.
Trước đây, khi Lưu Bang bàn với Hàn Tín về tài năng của các tướng, ông có hỏi: Như ta thì có thể cầm được bao nhiêu quân? Hàn Tín thằng thừng đáp: Bệ hạ chẳng qua chỉ cầm được mười vạn. Lưu Bang lại hỏi: Thế còn nhà ngươi thì cầm được bao nhiêu?
Hàn Tín trả lời ngay: Thần thì càng nhiều càng tốt. Lưu Bang cười nói: Càng nhiều càng tốt thì sao lại bị ta bắt? Hán Tín đáp: Bệ hạ không có tài cầm quân, nhưng có tài cầm tướng, vì vậy cho nên Tín mới bị bệ hạ bắt.
Lưu Bang e ngại cái tài của Hàn Tín, có thể chính là từ lúc đó.
Hàn Tín là một đại danh tướng, là khai quốc công thần có một không hay trong lịch sử Trung Hoa. Ông ở trong cảnh khốn cùng mà tôi luyện, khi chiến đấu lại kiên trung quật khởi, khí thế bất phàm.
Trong “Sử ký”, Tư Mã Thiên cũng từng khẳng định Hàn Tín là cận thần trung trinh trước sau như một với Lưu Bang, tuyệt nhiên không có chuyện làm phản.
Về việc cấu kết với Trần Hy, có người cho rằng Hàn Tín hữu dũng vô mưu, nhất thời hồ đồ; có người lại khẳng định ông chính là bị Lưu Bang dồn vào chân tường tới mức phải “túng quá làm liều”.
Việc Hàn Tín có mưu phản hay không, cho tới nay vẫn còn là chủ đề tranh luận của hậu thế.
Nhưng điều quan trọng là Hàn Tín vẫn là một tấm gương sáng của sự nhẫn nhục và phấn đấu không ngừng, là một trang anh hùng hiếm có trong lịch sử Trung Quốc.

Theo Trí Thức Trẻ

Xung quanh cái chết của nhân vật Võ Đại Lang, nhiều độc giả đặt ra câu hỏi: Liệu anh trai Võ Tòng có phải do Phan Kim Liên, Tây Môn Khánh và bà Vương liên thủ hại chết hay không?

Nửa đời cam chịu làm “bù nhìn”
Về cái chết của Võ Đại Lang,  “Thủy hử truyện” có viết: Võ Tòng bắt tận tay nhân chứng vật chứng, khẳng định anh trai bị bà Vương, Phan Kim Liên thông đồng với Tây Môn Khánh hạ độc hại chết.
Tuy nhiên nhiều bằng chứng lại khẳng đinh, nguyên nhân sâu xa về cái chết của Võ Đại Lang lại không phải bắt nguồn từ ba người này.
Trước khi qua đời, Đại Lang lâm bệnh nặng nhiều ngày, Phan thị không những không chăm sóc, mà “chỉ trông ngóng Võ Đại tự chết”. Chi tiết này chứng minh, mặc dù ngoảnh mặt làm ngơ, nhưng Phan Kim Liên vẫn chưa đến mức muốn bày mưu giết chồng.
Khi bị Võ Đại Lang bắt quả tang tại trận, Tây Môn Khánh thẹn quá hóa giận, đã đá họ Võ một cái, nhưng vì “Võ Đại thấp lùn” nên “đá trúng vào tim, bổ nhào về phía sau mà ngã”, “miệng hộc ra máu, da vàng như sáp, tựa hồ đã chết”.
Tây Môn Khánh cũng vì thế mà hoảng loạn, nhanh chóng bỏ chạy. Điều này khẳng định Tây Môn Khánh lúc này chưa hình thành động cơ giết Võ Đại Lang.
“Thủy hử” còn miêu tả: bà Vương ở đó cũng hoảng loạn, gọi người “cho Võ Đại uống nước, cố cứu cho tỉnh lại.”
Từ đó có thể kết luận, ngay cả khi bị bắt gian, cả ba kẻ bị coi là “tội phạm giết người” trên vẫn chưa muốn trừ khử Võ Đại Lang.
Bị hại chết vì “ỷ thế” em trai

Vì tư tưởng dựa dẫm, ỷ thế em trai nên Võ Đại Lang đã rước họa vào thân.
Vì tư tưởng dựa dẫm, ỷ thế em trai nên Võ Đại Lang đã rước họa vào thân.
Võ Đại Lang gốc ở huyện Thanh Hà, vì sinh ra thấp lùn, lại xấu xí, nên dân làng thường gọi là “Tam thốn đinh xác thụ bì”.
Sau này, ông có thêm một người em gái “từ trên trời rơi xuống”, còn vô duyên vô cớ cưới được một cô vợ xinh đẹp là Phan Kim Liên.
Đại Lang cưới vợ trong lúc Võ Tòng đi lánh nạn. Cuộc sống của ông vốn đã khốn khổ, lại không có ngày nào bình yên vì bị người làng sinh sự gây khó dễ.
Đó là chưa kể Phan Kim Liên tuy xinh đẹp nhưng lại là một người phụ nữ lẳng lơ.
Khi còn ở huyện Thanh Hà, Phan Kim Liên có đi làm hầu gái cho một nhà giàu. Bị ông chủ dụ dỗ, Phan thị không những không đồng ý, mà còn đi mách với phu nhân trong nhà.
Lão phú hộ cũng vì thế mà ghi hận, không những đuổi việc mà còn quỵt lương của nàng. Từ đó có thể thấy, Phan Kim Liên không phải là một người ham vinh hoa phú quý.
Vậy, thứ cô ta thích là gì?
Trong “Thủy hử” có viết rằng, Kim Liên “gặp trai trẻ phong lưu, thường lén lút tư thông”. Như vậy thứ Phan thị yêu thích chính là “trai trẻ phong lưu” như thanh niên lực lưỡng kiểu Võ Tòng, hoặc thư sinh như Tây Môn Khánh.
Đáng tiếc Võ Đại Lang “dáng người thấp bé, lại phàm phu tục tử, vốn dĩ chẳng phải là kẻ phong lưu”.
Về việc vợ ngoại tình, Võ Đại Lang từ lâu nhìn đã quen mắt, cũng chỉ dám cho qua, không những không dám tìm gian phu, lại càng không dám nửa lời oán hận “dâm phụ” nhà mình.
Vậy thì tại sao, nhân vật này lại có cái dũng khí xông thẳng vào quán bắt gian tại trận, còn “thượng cẳng tay hạ cẳng chân” với Tây Môn Khánh?
Trước kia, Đại Lang từng không phải là một người cam chịu, chỉ muốn an phận thủ thường. Khi còn ở huyện Thanh Hà, dù thân hình xấu xí, Võ Đại Lang cũng không bị hiếp đáp nhờ có Võ Tòng bên cạnh.
Sau khi Võ Tòng vì đánh người mà phải chạy trốn, Đại Lang cũng vì muốn tránh tiếng điều mà tới huyện Dương Cốc mưu sinh.
Sau này Võ Tòng trở về, không những thành anh hùng đả hổ, còn làm tới Đô
đầu, là tâm phúc của Tri huyện. Đại Lang cũng vì thế mà nở mày nở mặt, đối xử với mọi người cũng khác.
Trong những ngày Võ Đại ốm liệt giường, Phan Kim Liên không những không quan tâm chăm sóc, mà ngày ngày chỉ lo trang điểm, quần là áo lượt để hẹn hò cùng Tây Môn Khánh.
Đại Lang liền đem danh nghĩa của em trai là Võ Tòng ra để răn đe vợ:
“Ta có chết cũng chẳng sao, chỉ e rằng các ngươi chẳng yên ổn được. Võ Tòng là em trai ta, nàng cũng thừa biết tính hắn. Sớm muộn gì hắn cũng trở về, lẽ nào chịu để yên?”
Ý của Võ Đại Lang chính là muốn Kim Liên “tận tình chăm sóc” mình, thì khi “Võ Tòng trở về, ta sẽ không nói”.
Phan Kim Liên vốn đã muốn nhìn chồng từ từ mà chết, nay lại càng không có chuyện “tận tình chăm sóc”. Hơn nữa, không có gì đảm bảo Võ Đại Lang chắc chắn sẽ không nói chuyện này với Võ Tòng.
Vậy nên lời nói này không những không đổi được sự “tận tình”, mà ngược lại còn biến Đại Lang trở thành cái gai trong mắt Phan thị cùng Tây Môn Khánh.
Từ ngày Võ Tòng được làm quan, Võ Đại Lang càng coi trọng thể diện hơn bao giờ hết. Cũng từ đó, Đại Lang mới cho rằng bản thân không thể chấp nhận việc bị cắm sừng thêm một lần nên khi khỏe lại đã quyết bắt tận tay đôi gian phu dâm phụ kia.
Vậy nên họ Võ này mới có gan đi bắt quả tang, có gan chửi bới, làm loạn, đánh tình địch.
Tuy nhiên Đại Lang vì nóng giận mà lại quên đi lời Võ Tòng dặn: “Nếu có kẻ bắt nạt huynh, huynh không nên cùng hắn tranh chấp, đợi đệ về sẽ đòi lại công bằng cho huynh.”
Chính vì ỷ thế vào Võ Tòng, mà Võ Đại Lang từ một kẻ bù nhìn đã trở nên nóng nảy, trở thành mối đe dọa trong mắt Phan Kim Liên cùng Tây Môn Khánh.
Nếu như không có một em trai danh tiếng lẫy lừng như Võ Tòng, Võ Đại Lang chắc chắn sẽ cả đời “an phận thủ thường”, cam chịu kiếp “thấp cổ bé họng”, không đi bắt gian phu dâm phụ rồi bị vợ cùng người tình tính kế hại chết.

Theo Trí Thức Trẻ

Sinh thời, Quan Vũ vốn không vừa mắt Lưu Phong - con nuôi của đại huynh Lưu Bị. Cũng vì điều này mà về cuối đời, ông đã bị chính Lưu Phong đẩy vào “tử lộ”.

Dùng con nuôi làm nước cờ chính trị
Lưu Phong vốn có tên là Khấu Phong, là con trai của La hầu trấn thủ Phán Thành (Trường Sa), con đẻ của em gái Lưu Bị.
Vào năm 200, Lưu Bị giao tranh với Tào Tháo ở Từ Châu đã bị thất lạc vợ con, chạy về phía nam theo Lưu Biểu. Sau này, Lưu Bị được Từ Thứ giúp đỡ, đánh bại quân đội của Tào Nhân.
Cũng vào lúc này, Lưu Bị gặp cháu ruột là Khấu Phong, khi đó mới hơn 10 tuổi. Lưu Bị vừa thấy Phong đã đem lòng quý mến, nhận làm con nuôi, cho mang họ Lưu, đổi tên thành Lưu Phong.
Có thêm con nuôi đối với Lưu Bị giống như có thêm trợ thủ. Hơn nữa, Lưu Phong còn có xuất thân danh giá, là đích tôn của La hầu họ Khấu (ngoài hoàng thân quốc thích, chức “hầu” thời đó là cao nhất), lại là cháu ruột của họ Lưu tại Trường Sa.
Các sử gia lý giải, Lưu Bị sở dĩ nhận Lưu Phong làm con nuôi, chủ yếu là muốn nhắm vào quyền thế và danh tiếng của gia tộc Khấu để “đánh vào lòng người”.
Muốn có được thiên hạ, tất phải thu phục được lòng dân. Lưu Bị thu nhận con nuôi vừa có được họ Khấu ủng hộ, lại tạo được cảm tình với dân chúng.
Nước cờ này của Hán Trung vương chính là muốn che mắt thiên hạ, cũng là tạo thời cơ để bồi dưỡng con ruột Lưu Thiền kế vị ngai vàng.
Trước nay, bậc đế vương vốn tính đa nghi. Lưu Bị dù kết nghĩa đào viên với Trương Phi, Quan Vũ, nhưng thật lòng vẫn không tin tưởng hai người này, lại không thể rũ bỏ danh nghĩa huynh đệ.
Chính vì vậy, Lưu Bị muốn nuôi nấng Lưu Phong như một quân cờ để áp chế quyền lực của Trương Phi và Quan Vũ.
Tuy nhiên sau này, tài năng của Lưu Phong lại nổi bật hơn hẳn so với con ruột Lưu Thiền. “Kiến Lưu Phong truyện” miêu tả Phong “có võ nghệ, khí lực hơn người”, được mệnh danh là “sở tại chiến khắc” vì tài cầm quân thao lược

Lưu Phong, Quan vũ đều là những bề tôi tài giỏi của Lưu Bị, nhưng vì hiềm khích mà làm hỏng chuyện lớn, cuối cùng dẫn tới họa sát thân.
Lưu Phong, Quan vũ đều là những bề tôi tài giỏi của Lưu Bị, nhưng vì hiềm khích mà làm hỏng chuyện lớn, cuối cùng dẫn tới họa sát thân.
Mối hiềm khích sâu xa với Quan Vũ
Mặc dù được cha nuôi yêu quý, nhưng Lưu Phong lại không được lòng người thúc phụ (chú) là Quan Vũ.
Khi Lưu Phong được Lưu Bị đưa về bái Vân Trường (Quan Vũ) và Dực Đức (Trương Phi) làm thúc phụ (chú ruột), Vũ đã nói: “Đại huynh nay đã có con, hà tất phải nuôi con tò vò? Sau này thế nào cũng có loạn.”
Vậy nhưng Lưu Bị lại nói: “Ta nuôi như con đẻ, đối xử như cha ruột, sao có thể xảy ra chuyện gì”. Vân Trường thấy thế mà không bằng lòng.
Trong bài viết “Vì sao Quan Vũ không thích con nuôi của Lưu Bị”, học giả Lý Trì Á đã từng chỉ ra nguyên nhân thất bại của Quan Vân Trường trong trận Mạch Thành là xuất phát từ mối hiềm khích với Lưu Phong.
Đó là do Quan Vũ vốn không thích Lưu Phong, mà Lưu Phong đối với Vũ từ lâu cũng chẳng vừa mắt.
Lúc cuối đời, nhị đệ của Lưu Bị từng cầu viện Lưu Phong, nhưng Phong không chút nghĩ ngợi mà thẳng thừng cự tuyệt. Cuối cùng, Quan Vũ đại bại ở Mạch Thành.
Vậy mới thấy người thông minh như Quan Vân Trường cũng không biết suy tính trước sau, tính sai đường đi nước bước.
Vậy vì đâu, Quan Vũ không thích Lưu Phong? Các nhà nghiên cứu đã đặt ra ba giả thuyết trả lời cho câu hỏi này.
Giả thuyết đầu tiên khẳng định Quan Vũ đã phát hiện Lưu Bị muốn dùng Lưu Phong như quân cờ để áp chế quyền lực của mình và con trai Quan Bình.
Vũ vốn tưởng rằng, sau này Lưu Bị lên làm Hoàng đế, những huynh đệ vào sinh ra tử như ông và Trương Phi sẽ được làm đại thần, con trai Quan Bình cũng sẽ được làm tướng soái.
Tuy nhiên Lưu Phong xuất hiện đã trở thành trở ngại không chỉ của Quan Vũ, mà còn là một đối thủ cạnh tranh với con trai ông sau này. Quan Vũ cũng vì vậy mà bất bình ra mặt.
Giả thuyết thứ hai cho rằng Quan Vũ bất bình trước danh phận của Lưu Phong. Vũ luôn cho rằng Lưu Bị đã có con trai, sau này thậm chí sẽ có nhiều con cái hơn nữa, hà tất phải nuôi “con trai của người khác”.
Lưu Phong dù xuất thân danh gia vọng tộc, nhưng trong mắt Quan Vũ vốn chỉ là một đứa trẻ tha hương, một “mầm tai họa”. Phải phò tá cho một kẻ như vậy, Quan Vũ vốn là không cam lòng.
Giả thuyết cuối cùng nghiêng về việc Quan Vũ lo lắng trước cảnh tranh giành ngai vị có thể xảy ra giữa con nuôi và con đẻ của Lưu Bị.
Trong lịch sử, việc huynh đệ “nồi da xáo thịt” vì ngai vàng xưa nay không phải chuyện hiếm. Lưu Bị đã thu nhận Lưu Phong làm con đồng nghĩa với việc Phong cũng có quyền kế thừa hoàng vị.
Khi đó, Lưu Phong đã hơn 20 tuổi, tài năng xuất chúng, mà Lưu Thiền còn nhỏ dại, lại là con vợ ba, tư chất tầm thường, thân phận thua thiệt. Quan Vũ vì vậy mà lo Lưu Phong sẽ soán ngôi đoạt vị.

Một đời anh hùng, để lại tiếng thơm đến ngàn thu song cái chết của Quan Vũ lại đến từ một mối hiềm khích nhỏ nhặt không đáng có.
Một đời anh hùng, để lại tiếng thơm đến ngàn thu song cái chết của Quan Vũ lại đến từ một mối hiềm khích nhỏ nhặt không đáng có.
Đẩy Quan Vũ vào “tử lộ” và cái kết bi thảm của thân phận con nuôi
Quan Vũ là một tướng tài đã từng trảm Bàng Đức, vây Tào Tháo, được mệnh danh là “uy chấn Hoa Hạ” (Trung Nguyên). Nhưng về cuối đời, chỉ vì mối hiềm khích với con nuôi của Lưu Bị mà Quan Vũ đã bị đẩy vào “tử lộ”.
Năm 219, Quan Vũ mang quân từ Kinh châu lên phía Bắc đánh tướng Ngụy là Tào Nhân ở Tương Dương – Phàn Thành, có đề nghị Lưu Phong gửi binh trợ chiến nhưng bất thành.
Quan Vũ vì thế bị Lã Mông đánh úp sau lưng, phải bỏ Phàn Thành chạy về phía Mạch Thành. Lưu Phong đến lúc này vẫn án binh bất động, bỏ mặc Vũ cùng tàn binh bại tướng ở Mạch Thành.
Kết quả là Quan Vũ thất thủ Mạch Thành, bị quân Ngô bắt giết. Lưu Bị cũng vì việc này mà căm giận Lưu Phong.
Sau này, Lưu Phong thất thủ, vì không muốn hàng Ngụy mà bỏ chạy về Thành Đô. Lưu Bị lập tức bắt giữ con nuôi, nghe theo lời khuyên của Gia Cát Lượng, đem Lưu Phong xử tử.

Xuất thân là cháu ruột họ Lưu, hậu duệ nhà Hán, lại được Lưu Bị nhận nuôi từ năm 10 tuổi, nhưng Lâm Phong đã phải chịu án tử do chính tay cha nuôi của mình ban xuống.
Theo Trí Thức Trẻ

Kim Dung

[Kim-Dung][fbig1]

Đời Sống

[Doi-song][fbig2]

Sức khỏe

[Suc-khoe][column1]

Quân Đội

[Quan-doi][column2]

Khoa Học

[Khoa-hoc][hot]

Doanh Nhân

[Doanh-nhan][gallery1]

Manga

[Manga][gallery2]

Võ Thuật

[Vo-thuat][gallery3]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Image 1 Title

Image 1 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 3 Title

Image 3 Title

Image 4 Title

Image 4 Title

Image 5 Title

Image 5 Title

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.