Latest Post

11 nguyên tắc sống dưới đây sẽ khiến bạn sống hạnh phúc, sống tích cực, mạnh mẽ và tốt đẹp hơn. Tôi khuyên bạn hãy đọc chúng ít nhất một lần trong đời.

1. Về thu nhập: Không bao giờ phụ thuộc vào một nguồn thu nhập duy nhất. Hãy đầu tư để tạo ra một cơ hội thứ hai.



2. Về chi tiêu: Nếu cứ mua những thứ không cần, chẳng bao lâu bạn sẽ phải bán những thứ bạn cần.



3. Về xếp hạng: Đừng tiết kiệm những gì còn lại sau khi chi tiêu, mà hãy chi tiêu những gì còn lại sau khi tiết kiệm.



4. Về rủi ro: Không bao giờ thử độ sâu của dòng sông bằng cả hai chân.



5. Về đầu tư: Không đặt tất cả trứng vào một giỏ.



6. Về kỳ vọng: Trung thực là món quà rất đắt tiền. Đừng mong đợi nó từ những người hà tiện.



7. Hãy sống cho hiện tại: Nếu bạn đang chán nản bạn, đang sống trong quá khứ. Nếu bạn đang lo lắng, bạn đang sống trong tương lai. Nếu bạn đang bình yên, bạn đang sống trong hiện tại.



Quá khứ là một tờ giấy lộn. Hiện tại là một tờ báo và tương lai là một bảng câu hỏi.

8. Cách đối diện với những điều tồi tệ: Khi những điều xấu xảy ra trong cuộc sống của bạn, bạn có ba lựa chọn: Bạn có thể để nó xác định bạn, để nó phá hủy bạn hoặc để nó khiến bạn mạnh mẽ hơn.



9. Nghèo và giàu: Những chiếc túi rỗng dạy bạn một triệu điều trong cuộc sống nhưng những chiếc túi đầy lại làm hỏng bạn trong một triệu cách.



10. Hãy nhìn về tương lai: Mắt của chúng ta ở phía trước bởi vì nhìn phía trước quan trọng hơn là nhìn lại sau lưng.



11. Về sai lầm: Khi còn nhỏ, chúng ta sử dụng bút chì nhưng hiện giờ chúng ta lại sử dụng bút máy, bạn có biết tại sao không?



Bởi vì những sai lầm ở thời thơ ấu có thể tẩy xóa nhưng bây giờ thì không. Vì vậy, hãy đọc và viết một cách cẩn thận nếu không cuộc sống của bạn sẽ là một tờ giấy lau.
Nếu bài viết hữu ích với bạn, hãy chia sẻ với mọi người nhé. Chúc các bạn luôn có một cuộc sống hạnh phúc và mỗi ngày trong đời bạn đều là một ngày tuyệt vời.
Nguồn: DailyHealthGen

Mới đây, một nghiên cứu của ĐH California (Mỹ) đã đưa ra kết luận rằng Trái đất của chúng ta ngày nay là sự kết hợp của hai hành tinh từ hơn 4,5 tỉ năm về trước.
Trước kia, các nhà khoa học tin rằng Mặt trăng được tạo ra nhờ một vụ va chạm cực mạnh giữa Trái đất và một hành tinh nhỏ hơn mang tên Theia. Vụ va chạm đã khiến Theia vỡ ra, tạo nên Mặt trăng của chúng ta ngày nay.
Mặt trăng được tạo ra nhờ một vụ va chạm cực mạnh giữa Trái đất và một hành tinh nhỏ hơn mang tên Theia.Mặt trăng được tạo ra nhờ một vụ va chạm cực mạnh giữa Trái đất và một hành tinh nhỏ hơn mang tên Theia.
Tuy nhiên, nếu vậy thì đáng ra thành phần hóa học trên Mặt trăng phải khác hẳn chúng ta, vì phần lớn Mặt trăng đều được tạo bởi Theia. Nhưng qua các xét nghiệm thực tế của ĐH California, Mặt trăng có các đồng vị oxy giống hệt chúng ta, cụ thể là O-17 và O-18.
Vụ va chạm giữa Theia và Trái đất trước kia phải vô cùng mạnh.
Vụ va chạm giữa Theia và Trái đất trước kia phải vô cùng mạnh.
Điều này chứng tỏ rằng vụ va chạm giữa Theia và Trái đất trước kia phải vô cùng mạnh, đến nỗi hai hành tinh tan vào nhau, tạo thành Trái đất mới. Trong quá trình này, một mảnh vỡ đã văng ra tạo thành Mặt trăng.

Nếu tò mò, video dưới đây sẽ giúp bạn có một cái nhìn trực quan hơn về cách Mặt trăng được tạo ra.
Chúng tôi không thấy điểm gì khác biệt giữa các đồng vị oxy trên Trái đất và Mặt trăng; chúng giống hệt nhau. Edward Young - Giáo sư địa chất và hóa học thiên văn nói
Giáo sư Young chia sẻ: "Theia đã hòa vào Trái đất và Mặt trăng, điều đó lý giải vì sao chúng ta không thấy dấu hiệu của Theia trên cả hai hành tinh".
Các mẫu đá trên Mặt trăng do Apollo 17 mang về.
Các mẫu đá trên Mặt trăng do Apollo 17 mang về.
Sự kiện này diễn ra vào khoảng 100 triệu năm sau khi Trái đất được hình thành - tức khoảng 4,5 tỉ năm về trước. Thời điểm đó, Theia là hành tinh có kích thước nhỏ, do đó không thể "sống sót" sau vụ va chạm.
Theo giáo sư Young, nếu không có sự kiện đó xảy ra, Theia hoàn toàn có thể đạt độ lớn cỡ sao Hỏa hoặc Trái đất. Thậm chí không loại trừ khả năng Theia còn có thể nuôi dưỡng sự sống.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science.
Theo Trí Thức Trẻ

Nếu bạn còn đang lóng ngóng với việc bếp núc trong những ngày Tết thì hãy tham khảo kinh nghiệm của các bà nội trợ lâu năm dưới đây.
Tết cổ truyền 2016 đang đến gần, theo phong tục của người Việt trong 3 ngày Tết việc nấu ăn là điều vô cùng quan trọng giúp mang đến những bữa ăn sum họp đầm ấm và ngon miệng cho cả gia đình. Để công việc này được thực hiện dễ dàng hơn bao giờ hết, các bạn có thể tham khảo một chút kinh nghiệm nhỏ dưới đây để lo Tết được chu toàn.

1. Ngâm măng khô cho mau nở

Dùng nước gạo để ngâm măng rất mau nở và khi nấu lại chóng nhừ.
Dùng nước gạo để ngâm măng rất mau nở và khi nấu lại chóng nhừ.
Dùng nước gạo để ngâm măng rất mau nở và khi nấu lại chóng nhừ. Nếu muốn để lâu, đầu tiên cho măng vào nồi nước đun sôi 30 phút sau đó chuyển sang lửa nhỏ đun tiếp một lát rồi vớt ra, cắt bỏ những chỗ già, rửa sạch. Dùng nước gạo hoặc nước sôi ngâm ăn dần. Cứ 2-3 ngày thay nước một lần.

2. Giữ hoa quả tươi lâu

Bạn có thể quét vôi lên đầu cuống cam, chanh, bưởi để giữ cho quả được lâu.
Bạn có thể quét vôi lên đầu cuống cam, chanh, bưởi để giữ cho quả được lâu.
  • Cam, chanh, bưởi: dùng vôi quét lên đầu cuống.
  • Dưa chuột: lấy một cái tô đựng nước, pha chút muối nhạt, cắm phần cuống trái dưa xuống nước ngập độ 1/3 trái dưa, để nơi thoáng mát hoặc ngăn mát của tủ lạnh. Mỗi ngày nhớ thay nước một lần, đảm bảo dưa của bạn sẽ tươi cả tuần.
  • Táo, chuối, nấm, lê: sẽ không biến màu nâu, nếu tưới lên một chút nước chanh.
  • Hồng: ngâm quả trong nước muối trong khoảng 5 phút (không ngâm lâu vì làm biến đổi chất trong quả). Dùng vải mềm rửa sạch phần núm quả vì đây là nơi vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập vào quả gây hỏng, thối sớm. Lau khô và gói quả thật kín trong túi nilông và cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 150C.
  • Dưa hấu: ngâm cả quả vào dung dịch nước muối ăn có nồng độ 15% trong nửa giờ. Lấy ra lau khô vỏ dưa và bỏ vào túi màng polyethyene bảo quản ở nơi mát.

3. Để bánh chưng vẫn xanh sau khi luộc

Đem bánh ra ngâm nước lạnh rồi ép nước và ép thật khô lại thêm một lần nữa.
Đem bánh ra ngâm nước lạnh rồi ép nước và ép thật khô lại thêm một lần nữa.
Sau khi luộc và ép thì bạn tháo bỏ dây lạt ra và gói thêm vào hai lớp lá mới. Bỏ lại vào nồi và nấu thêm một lần nữa nhưng chỉ luộc sơ qua để lá ngoài vừa hơi đổi sang màu xanh dầu. Đem bánh ra ngâm nước lạnh rồi ép nước và ép thật khô lại thêm một lần nữa.

4. Cách rã đông nhanh

Nếu không có lò vi sóng hãy dùng nước lạnh pha thêm muối để rã đông cho nhanh.
Nếu không có lò vi sóng hãy dùng nước lạnh pha thêm muối để rã đông cho nhanh.
Nếu cần phải rã đông gấp, bạn hãy đưa thực phẩm vào lò vi sóng. Cách này rất tốt vì điện trường cao tần sẽ gây nên nội ma sát trong bản thân thực phẩm, khiến thực phẩm nóng lên, tan đông nhưng không làm vỡ tế bào. Nếu không có lò vi sóng hãy dùng nước lạnh pha thêm muối để rã đông cho nhanh.

5. Cách giữ hoa tươi lâu

Để giữ hoa chơi Tết được lâu, bạn có thể cho một ít rượu hoặc bia vào bình cắm hoa.
Để giữ hoa chơi Tết được lâu, bạn có thể cho một ít rượu hoặc bia vào bình cắm hoa.
  • Cho vào lọ cắm một ít nước chè nguội.
  • Nghiền nát viên aspirin cho vào nửa lít nước, lắc cho tan, cắm hoa vào nước này.
  • Cho một ít rượu hoặc bia vào bình nước cắm hoa. Chất cồn trong rượu có thể khử trùng, tiêu diệt vi khuẩn trong lọ hoa đồng thời bổ sung một số thành phần dinh dưỡng khác làm hoa tươi lâu.
Đối với một số loại hoa như đào, mai, bạn có thể áp dụng cách đốt gốc.

6. Bí quyết luộc gà cúng

Cho hành tím đã nướng sơ vào nồi luộc gà, hành sẽ làm thơm nước luộc.
Cho hành tím đã nướng sơ vào nồi luộc gà, hành sẽ làm thơm nước luộc.
Cứ mỗi lít nước cho vào 20g hành tím đã được nướng sơ, lột vỏ ngoài cùng 1 muỗng cà phê muối. Hành sẽ làm thơm nước luộc gà. Cho gà vào lúc nước nguội để da gà không bị nứt vỡ. Sau đó luộc gà trong nước sôi lăn tăn không sủi bọt.
Để tạo cho gà có màu vàng óng, trông ngon mắt, tránh tình trạng luộc xong da bị sạm, xỉn màu thì khi gà vừa chín tới, bạn vớt ra khỏi nước sôi và ngâm ngay vào thau nước sạch, lạnh. Ngâm đến khi nào thịt gà nguội hẳn mới nhấc ra để giữ màu da không bị sậm xuống. Sau đó, để thịt ráo nước một chút, dùng mỡ gà đã thắng quệt một lớp lên da, da gà sẽ có màu vàng bóng và căng mượt.

7. Khử mùi tanh của cá

Sau khi rửa cá, bạn ngâm cá với rượu tầm 10-15 phút, cá sẽ thơm và hết mùi tanh của bùn.
Sau khi rửa cá, bạn ngâm cá với rượu tầm 10-15 phút, cá sẽ thơm và hết mùi tanh của bùn.
Dùng nước muối để rửa hay dùng muối hột xát lên cá hoặc ngâm cá đã làm sạch vào nước lạnh có pha ít giấm, hoặc trộn vào cá một ít hạt tiêu hay lá nguyệt quế. Như thế, khi nấu nướng, cá không còn mùi tanh.
Trước khi rán, bạn cho cá vào ngâm cùng một ít sữa bò, như vậy sẽ làm cá hết mùi tanh và tăng thêm độ tươi.
Sau khi làm sạch cá nước ngọt, bạn cho cá vào ngâm với rượu nếp khoảng 10-15 phút, sau đó tẩm bột để rán, cá sẽ thơm và hết mùi tanh của bùn.
Ngoài ra, nếu bạn muốn đánh vẩy cá được nhanh, sạch, trước hết, cho cá vào ngâm nước lạnh có pha giấm theo tỉ lệ một lít nước với hai thìa giấm, khoảng hai giờ. Như thế, khi bạn đánh vảy, vảy cá sẽ rơi ra dễ dàng.

8. Khử mùi hôi tủ lạnh

Muốn khử mùi hôi ở tủ lạnh, bạn có thể thái lát chanh mỏng, đặt ở các tầng tủ lạnh, mùi hôi sẽ bị hút hết.
Muốn khử mùi hôi ở tủ lạnh, bạn có thể thái lát chanh mỏng, đặt ở các tầng tủ lạnh, mùi hôi sẽ bị hút hết.
  • Lấy 500g quýt tươi rửa sạch, lau khô và đặt nhiều nơi trong tủ lạnh.
  • Cắt chanh thành lát mỏng đặt vào các tầng ở tủ lạnh, mùi hôi sẽ bị hút hết.
  • Lấy 50g chè ướp hao đựng vào túi vải xô cho vào trong tủ lạnh, mùi hôi cũng sẽ được khử hết.
  • Lấy ít giấm đựng vào lọ thủy tinh mở nắp đặt trong tủ lạnh, mùi hôi cũng sẽ bay đi.

9. Làm sạch đồ gia dụng

Phích đựng nước dùng lâu cũng thường có cặn bám ruột phích, làm khả năng giữ nhiệt bị giảm. Để tẩy các cặn đó, bạn hãy rót 0,5 l giấm đã đun nóng vào phích, đậy nắp ngâm một lúc rồi đổ đi, rửa sạch, các cặn bám trong phích sẽ bong ra hết.
Để việc rửa chén trở nên dễ dàng hơn, bạn hãy thêm vài muỗng giấm vào nước rửa chén.
Để việc rửa chén trở nên dễ dàng hơn, bạn hãy thêm vài muỗng giấm vào nước rửa chén.
Để việc rửa chén trở nên dễ dàng hơn, bạn hãy thêm vài muỗng giấm vào nước rửa chén. Giấm sẽ giúp tẩy sạch dầu mỡ nhanh hơn, đồng thời khiến chén đĩa trông sáng và sạch hơn.
Để rửa sạch những vết dơ của đồ ăn trong lò vi sóng, hãy rải một chút muối lên vết dơ khi nó vừa dính lên lò. Đợi đến khi lò nguội, dùng miếng bọt biển ấm chùi sạch.
Để làm sạch những vết ố trên ly, tách hoặc ấm nước, hãy cho vào một ít giấm và đun sôi. Giữ cho giấm sôi nhẹ khoảng 10 phút rồi rửa sạch lại bằng nước sạch.

10. Một vài mẹo vặt khác

  • Lột vỏ cà chua: Cắt nhẹ vài đường vào nhiều chỗ trên vỏ, sau đó nhúng sơ cà chua vào nước nóng thì sẽ dễ lột vỏ hơn.
  • Hành phi dễ giòn hơn khi rắc lên trên hành một chút đường trước lúc phi.
  • Muốn dầu, mỡ không bị bắn ra ngoài khi rán, xào, rắc một ít muối ăn vào mỡ hoặc dầu.

Theo Ngôi Sao

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm sau chuyến hành trình của Voyager 2 tới Thiên Vương Tinh, xin lược dịch lại bài viết của Gizmodo về hành tinh thứ 7 này của hệ Mặt Trời.
Thiên Vương Tinh là hành tinh thứ 7 trong Thái Dương hệ với cấu tạo chủ yếu từ khí hydrogen và helium
Thiên Vương Tinh là hành tinh thứ 7 trong Thái Dương hệ với cấu tạo chủ yếu từ khí hydrogen và helium
Ngày 24/1/1986, tàu vũ trụ không người lái liên hành tinh mang tên Voyager 2 quét qua hành tinh thứ 7 của hệ Mặt Trời, Thiên Vương Tinh, trên đường vượt qua hệ Mặt Trời.
Đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng chúng ta ghé thăm một hành tinh khí khổng lồ. Nó nằm ở một vị trí rất lạ trong hệ Mặt Trời của chúng ta.
Trong suốt thời kỳ cổ đại, các học giả chỉ công nhận sự tồn tại của 6 hành tinh: Thủy Tinh (Mercury), Kim Tinh (Venus), Trái Đất (Earth), Hoả Tinh (Mars), Mộc Tinh (Jupiter) và Thổ Tinh (Saturn), những hành tinh mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Chỉ đến khi con người phát minh ra những kính thiên văn tiên tiến thì chúng ta mới phát hiện thêm được những hành tinh khác cùng nằm trong hệ Mặt Trời.
Mặc dù chúng ta có thể thấy Thiên Vương Tinh bằng mắt thường và đã quan sát hành tinh này trong suốt quá trình lịch sử. Nhưng ở thời cổ đại, người ta coi nó là một ngôi sao (star) chứ không phải một hành tinh (planet) thuộc hệ Mặt Trời.
Mãi cho đến ngày 13/3/1781, nhà thiên văn William Hershel đã quan sát và tưởng đó là một sao chổi (comet). Ông mô tả kết quả quan sát của mình:
Ban đầu, nhân loại nghĩ Thiên Vương Tinh là một ngôi sao. Sau đó, William Hershel lại nhầm hành tinh này là một sao chổi
"Lần đầu tiên tôi quan sát sao chổi này, độ phóng đại của kính thiên văn là 227. Từ kinh nghiệm của mình, tôi biết rằng đường kính các ngôi sao cố định không tăng lên khi độ phóng đại của kính thiên văn tăng, nhưng các hành tinh thì có.
Do đó, tôi tăng độ phóng đại của kính lên 460 và 932 và đã phát hiện ra rằng đường kính của sao chổi này tăng tỷ lệ thuận với cường độ sang.
Và như vậy, trên giả thiết nó không phải là một ngôi sao cố định, trong khi đường kính các ngôi sao tôi dùng để so sánh không tăng theo tỷ lệ như vậy.
Hơn nữa, qua kính thiên văn, sao chổi có độ sáng phóng đại lớn hơn so với lượng ánh sáng mà nó có thể phát ra, khiến nó xuất hiện mờ ảo và không rõ ràng với độ phóng đại lớn này.
Trong khi các ngôi sao thường giữ nguyên độ sáng và tính khác biệt mà qua hàng ngàn các quan sát, tôi biết những yếu tố đó luôn được duy trì.
Hệ quả chỉ ra rằng những phỏng đoán của tôi hoàn toàn có căn cứ, chứng tỏ nó là một sao chổi như những quan sát sau này".
Chú thích:
Tuy có từ "sao" trong tiếng Việt nhưng sao chổi không phải là "sao" đúng nghĩa. Sao chổi chỉ là những thiên thể di chuyển trong hệ Mặt Trời với quỹ đạo thường là hình parabol và kích thước của chúng khá nhỏ so với các hành tinh.
Do độ lệch tâm quỹ đạo rất lớn nên khi bay tới gần Mặt Trời chúng mới bắt đầu phát sáng và độ sáng tăng dần khi khoảng cách với Mặt Trời càng gần.
Ngược lại khi bay xa Mặt Trời thì chúng tối dần và gần như biến mất khi ở điểm xa nhất.
Tên tiếng Anh của hành tinh này đôi khi mang đến chút rắc rối
Tên tiếng Anh của hành tinh này đôi khi mang đến chút "rắc rối"
Mãi cho đến khi Hershel đem phát hiện này của mình kể cho một nhà thiên văn học khác, Nevil Maskelyne, họ mới nhận ra rằng đó không phải là một ngôi sao chổi, nó quay quanh mặt trời giống một hành tinh.
Những quan sát từ các nhà thiên văn học khác đã giúp ông khẳng định phát hiện của mình và ông đã vinh dự được đặt tên cho hành tinh này. Ông gọi nó là "Georgium Sidus", hay sao George để tôn vinh đức vua của mình.
Tuy nhiên, điều này không làm hài lòng cộng đồng thiên văn học châu Âu và vào 1872, nhà thiên văn học người Đức Johann Elert Bode đã đề xuất cái tên Uranus, tên Latin hoá từ vị thần Ouranos của Hy Lạp.
Tuy nhiên, phải đến hàng thập kỷ sau, cái tên này mới được sử dụng rộng rãi.
Việc phát hiện ra một hành tinh mới này trở thành một tin động trời trong giới thiên văn, mở ra cuộc đua khám phá các hành tinh mới khác trong hệ Mặt Trời.
Khoảng cách từ Mặt Trời đến 7 hành tinh đầu tiên tính bằng AU, trong đó 1 AU = khoảng cách Trái Đất - Mặt Trời
Khoảng cách từ Mặt Trời đến 7 hành tinh đầu tiên tính bằng AU, trong đó 1 AU = khoảng cách Trái Đất - Mặt Trời
Trong suốt những thế kỷ tiếp theo, các nhà thiên văn đã đưa ra những quan sát về quỹ đạo, phát hiện ra 5 mặt trăng, hệ thống vành đai và độ nghiêng khác thường của hành tinh này.
Không giống như các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời, Thiên Vương Tinh có độ nghiêng trục quay 97,77° và có một cực đối diện với Mặt Trời.
Tuy nhiên, phải đến tận thế kỷ 20 thì Thiên Vương Tinh mới nhận được sự chú ý từ giới thiên văn học.
Năm 1965, Gary Flandro, một sinh viên tại học viện công nghệ California đồng thời là nhân viên tại phòng thí nghiệm động cơ phản lực, bắt đầu dự án lập bản đồ những địa điểm NASA nên nỗ lực khám phá.
Khám phá hành tinh này là mục tiêu chính. Anh bắt đầu vạch ra quỹ đạo của Thiên Vương Tinh để xem những điều khả thi.
Sau đó anh đã nhận ra rằng "Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh và Hải Vương Tinh trong 14 năm nữa sẽ sắp xếp thẳng hàng về 1 phía của Mặt Trời", theo Jay Gallentine trong Đại Sứ từ Trái Đất: Những khám phá tiên phong bằng tàu vũ trụ không người lái.
Những hiểu biết hiện tại của nhân loại về Thiên Vương Tinh
Những hiểu biết hiện tại của nhân loại về Thiên Vương Tinh
Đây là bước đầu tiên trong việc nhận ra một chương trình không gian mới, một chương trình mà cuối cùng sẽ khám phá phần ngoài cùng của hệ Mặt Trời - Voyager.
Đây là một dự án đầy tham vọng và 2 tàu vũ trụ đã được phát triển cho chuyến đi đến phần ngoài cùng hệ Mặt Trời này.
Năm 1977, cả hai tàu vũ trụ đều cất cánh và bay thẳng tới Thổ Tinh. Vào ngày 5/9, Voyager 1 bay qua Mộc Tinh và Thổ Tinh trước khi bay tiếp ra khỏi hệ Mặt Trời.
Voyager 2 cất cánh ngày 20/8, bay qua Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh và Hải Vương Tinh rồi mới ra khỏi hệ Mặt Trời.
Ngày 24/1/1986, Voyager 2 đạt đến điểm gần hành tinh thứ 7 nhất của hệ Mặt Trời, cách bề mặt 50.600 dặm (khoảng hơn 80.000 km).
Khi có mặt tại đó, Voyager 2 đã phát hiện ra cả một kho tàng những thông tin mới về hành tinh này - ngoài việc kiểm tra những vệ tinh tự nhiên đã được phát hiện trước đó, bao gồm Miranda, Ariel, Umbriel, Titania và Oberon.
Nó cũng phát hiện ra một số vệ tinh khác như: Cordelia, Ophelia, Bianca, Cressida, Desdemona, Julliet, Portia, Rosalind, Belinda, Perdita và Puck.
Cũng như Mộc Tinh và Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh có rất đông vợ con
Cũng như Mộc Tinh và Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh có rất đông "vợ con"
Tàu thăm dò này cũng phát hiện ra những điều rất thú vị về khí quyển của Thiên Vương Tinh. Thời tiết ở đây cực kỳ lạnh, với thành phần chủ yếu là khí hydrogen và helium. Một trong những phát hiện quan trọng là từ trường của hành tinh này rất kỳ lạ.
Cuộc gặp kéo dài 5,5 tiếng đồng hồ trước khi Voyager 2 tiếp tục lên đường tới hành tinh tiếp theo - Hải Vương Tinh - với sự trợ giúp của lực hấp dẫn.
Sau đó, con người vẫn tiếp tục tìm hiểu về hành tinh này. Chúng ta đã thấy cực quang trong khí quyển của hành tinh.
Ngoài ra, chúng ta cũng mới biết được rằng khí quyển của hành tinh này đang nóng lên đột ngột. Vẫn còn rất nhiều điều khác cần phải tìm hiểu về Thiên Vương Tinh nữa.
Liệu bao giờ nhân loại sẽ lại ghé thăm hành tinh không giống ai này một lần nữa?
Liệu bao giờ nhân loại sẽ lại ghé thăm hành tinh "không giống ai" này một lần nữa?
Cho đến nay, vẫn chưa có tàu thăm dò nào khác được gửi lên Thiên Vương Tinh. Đã có một số sứ mệnh được đề xuất mặc dù không có sứ mệnh nào trong số đó được đề cao như các sứ mệnh đến Hoả Tinh, Mộc Tinh hay Thổ Tinh.
Tính đến 2015, NASA đã bắt đầu xem xét một sứ mệnh mới, có thể sẽ được tiến hành vào những năm 2020. Một sứ mệnh khác lên Thiên Vương Tinh có khả năng sẽ cần đến 1 tàu quỹ đạo, cung cấp những thông tin chi tiết về hành tinh bí ẩn này.
Theo VnReview

Ngoài Việt Nam vẫn ăn tết cổ truyền theo lịch âm, còn có một số nước khác cũng có tục lệ này như một nét đẹp văn hóa.

Nguyên đán nghĩa là ngày đầu tiên của năm mới, tính theo lịch mặt trăng - Âm lịch.
Cũng giống như Việt Nam, Tết Nguyên đán là ngày lễ lớn nhất trong năm của nhiều nước châu Á. Tết Nguyên đán đánh dấu sự kết thúc của mùa đông, khởi đầu mùa xuân mới, mang đến những hy vọng về mọi sự may mắn tốt lành. Ở nhiều nước, thời điểm giao mùa này cũng thường được tínhtừ ngày đầu tiên của tháng âm lịch đầu tiên.
Trung Quốc
Tết cổ truyền ở Trung Quốc là những ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Bắt đầu từ 8/12 âm lịch mọi người dân Trung Hoa trên khắp thế giới kéo nhau về quê ăn Tết để được đoàn tụ với gia đình.
Mô tả ảnh.
 
Mừng năm mới theo tiếng Trung Quốc là "Guo Nian", trong đó Nian có nghĩa là năm. Tuy nhiên, theo truyền thuyết thì Nian là tên một con quái vật luôn xuất hiện vào ngày cuối cùng của năm cũ để quấy phá dân lành, và một năm nọ người ta phát hiện con quái vật này rất sợ màu đỏ và tiếng ồn.
Kể từ đó cứ mỗi dịp năm hết Tết đến, người dân Trung Quốc thường trang trí nhà bằng cách treo những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ dán giấy đỏ và đốt pháo để mong muốn có một cái Tết vui vẻ, một năm mới an lành. Người ta viết lên giấy đỏ những lời cầu chúc rồi dán lên cửa, cắt giấy hoa văn thể hiện niềm hy vọng, rồi dán lên cửa sổ, làm một thứ "bánh gói" - ngụ ý gói những điều chúc phúc ở trong đó. Trước ngày Tết, người Trung Quốc cũng làm vệ sinh nhà cửa để “xả xui”.
Ngày Tết, người Trung Quốc cũng có thói quen quây quần bên nhau làm những món ăn ngon để thờ cúng tổ tiên. Mỗi năm trong lịch của người Trung Quốc tương ứng với một con vật nên trong năm của con vật nào thì người ta thường tránh ăn thịt con vật đó vào đầu năm.
Thực đơn ngày Tết của người Trung Quốc đa phần là các loại bánh. Trong đó đáng chú ý có bánh tổ (Nian Gao) được làm từ gạo nếp loại tốt, cùng với đường và một chút gừng tươi. Theo tiếng Trung, “Gao” là bánh, “Nian” là chất dính, nghĩa là bánh nếp, bánh dính, mọi người dùng món bánh này với mong ước các thành viên trong gia đình lúc nào cũng luôn kết dính, gắn bó với nhau bền vững. Một điều thú vị là phiên âm Nian Gao còn mang ý nghĩa chỉ sự thịnh vượng, tiến bộ, luôn đi lên. Đó cũng chính là mong ước của mọi người trong năm mới. Trong số các loại bánh ngọt truyền thống của Trung Quốc, Nian Gao có lẽ là loại lớn nhất, đặc biệt phổ biến trong dịp năm mới. Chiếc bánh này không thể thiếu trong mâm cỗ truyền thống của người Trung Quốc. Bánh Nian Gao cũng là món quà tặng phổ biến trong dịp năm mới.
Giống như Tết của người Việt Nam trên bàn thường có khay bánh kẹo đón khách vào ngày Tết, người Trung Quốc cũng có một khay tròn 8 ngăn, hoặc 6 ngăn (hai số phúc lộc theo quan niệm của người phương Đông) để sắp xếp bánh kẹo theo vòng tròn, được gọi là “khay sum họp”. Mỗi loại bánh, mứt, kẹo có trong khay hàm chứa một ý nghĩa riêng: Kẹo: khởi đầu năm mới ngọt ngào; Hạt dưa đỏ: niềm vui, hạnh phúc, sự chân thành; Vải sấy khô: quan hệ gia đình bền chặt; Quả kim quất: thịnh vượng; Mứt dừa: sự gắn bó; Đậu phộng: sống lâu; Long nhãn: sinh nhiều con trai; Hạt sen: con cháu đầy đàn…
Người Trung Quốc còn có phong tục mang theo một túi cam quýt có bỏ kèm những phong lì xì mừng tuổi khi đến chơi nhà bạn bè, người thân trong hai tuần đầu năm mới.
Ngoài màu vàng tượng trưng cho sự giàu sang, sung túc, rất thịnh tại các nước phương Đông, phong tục biếu cam quýt này còn phát triển nhờ thú chơi chữ của người Trung Quốc xưa.
Mô tả ảnh.
 
Trong tiếng Hán, chữ “cam” phát âm gần giống như “giàu có”, còn chữ “quýt” thì lại giống như “may mắn”. Đặc biết, đối với những đôi vợ chồng trẻ mới cưới, hai loại trái cây này còn được coi như lời chúc sinh con đàn cháu đống…
Thái Lan
Songkran là cách mà người Thái Lan gọi ngày Tết cổ truyền của dân tộc mình. Ngày mừng năm mới của họ là từ 13/4 đến 15/4. 
Đây là thời điểm người Thái tỏ lòng kính trọng với Đức Phật, dọn dẹp nhà cửa, té nước vào người cao tuổi nhằm tỏ lòng tôn kính.
Những người lớn tuổi yêu cầu thế hệ trẻ hơn bỏ qua những hành vi và lời nói khó chịu của họ trước đó. Sau đó, họ sẽ buộc những đoạn dây nhỏ vào cổ tay chúng như một phần của nghi lễ cầu nguyện.
Lễ hội năm mới được tổ chức cùng với các cuộc thi sắc đẹp cũng như các cuộc diễu hành. Đặc biệt, người dân Thái Lan còn tham gia vào lễ hội té nước lên nhau bằng xô, chậu, súng bắn nước, bóng bay... Họ quan niệm rằng người bị té nhiều nước nhất là những người may mắn nhất của năm mới.
Hàn Quốc
Mô tả ảnh.
 
Tết Nguyên đán theo tiếng Hàn gọi là Seollah hay Won Dan (theo âm tiếng Trung Quốc là Tết Nguyên đán). Người  Hàn Quốc quan niệm, sau một năm tất bật lo toan cuộc sống, Tết là thời điểm để các thành viên trong gia đình sum họp bên nhau, thờ cúng tổ tiên, thưởng thức những món ăn truyền thống và cầu chúc một năm mới hạnh phúc, tài lộc.
Vào dịp này, những ai ở xa gia đình đều thu xếp công việc để trở về quê nhà thăm gia đình, họ hàng.
Các gia đình dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ nhà cửa trước ngày 30 Tết. Buổi tối trước giao thừa, tất cả đều tắm gội bằng nước nóng để tẩy trần, tương tự như tục tắm nước lá mùi vào đêm trừ tịch ở Việt Nam.
Trong đêm giao thừa, người ta sẽ đốt các thanh tre trong nhà vì vì tục truyền tiếng nổ của các thanh tre sẽ làm cho ma quỷ khiếp sợ bỏ chạy.
Người dân Hàn Quốc thường không ngủ trong đêm giao thừa bởi theo truyền thuyết, nếu ngủ thì đến khi thức dậy sẽ bị bạc trắng cả lông mi và đầu óc kém minh mẫn.
Ngày mùng Một Tết, mọi người đều mặc hanbok (trang phục truyền thống Hàn Quốc) và tiến hành nghi lễ cúng bái tổ tiên vào buổi sáng. Nghi lễ này gọi là Chesa, do trưởng nam trong nhà đứng ra thực hiện. Đồ cúng, rượu gạo được bày trên mặt bàn giữa nhà, trên đó cũng đặt các bài vị tổ tiên viết lên giấy sớ để đốt đi sau khi cúng. Sau khi chủ gia đình thắp hương, khấn mời tổ tiên, cả nhà sẽ cùng bái lạy làm lễ.
Người Hàn Quốc cũng thường uống trà vào dịp Tết như trà thơm camip ướp lá cây hồng, trà saenggang ướp gừng, trà kyepicha ướp quế, trà insam trộn với sâm, đặc biệt nhất là trà omija chỉ có ở Hàn Quốc, có đủ cả năm vị ngọt, chua, mặn, cay và đắng.
Sau bữa cơm gia đình, mọi người sẽ đi chúc Tết, đi thăm mộ tổ tiên và du xuân, viếng chùa. Trẻ em sẽ được chơi các trò chơi truyền thống được tổ chức ở các nơi công cộng như kéo co, thả diều, bập bênh và yut-nori - một trò chơi dân gian.
Triều Tiên
Mô tả ảnh.
 
Trước kia, người Triều Tiên đón Tết vào tháng 10 và tháng 11, gần đây mới chuyển dần sang mồng 1 tháng Giêng Âm lịch.
Đêm 30 Tết, các gia đình quét dọn trong nhà ngoài hiên, treo câu đối Tết, tranh Tết, làm cơm Tết và may quần áo Tết. Sáng sớm ngày mồng 1, mọi người dậy sớm, chỉn chu quần áo đón Tết, quay quần bên người ông cao tuổi nhất trong nhà để tổ chức nghi lễ Cha-rye (lễ tạ ơn gia tiên); sau đó bề trên đáp lễ bằng việc mời cơm Tết. Cả nhà sẽ cùng nhau dùng Ttok-kuk, món ăn được làm từ nước cơm, với bánh gạo và đậu xanh. Ttok-kuk có ý nghĩa là “tăng xuân”, người Triều Tiên tin rằng vào ngày đầu tiên của năm mới nếu dùng một bát Ttok-kuk thì họ sẽ được thêm một tuổi nữa bởi họ quan niệm khi họ thêm 1 tuổi là khi hết năm cũ chứ không phải sau ngày sinh nhật như những nơi khác.
Ngày Tết Nguyên đán ở Triều Tiên không thể thiếu 2 phong tục: "đuổi quỉ' và "đốt tóc". Để “đuổi quỉ", họ bện một người nộm bằng rơm, nhét tiền vào trong ruột, sáng sớm mồng 1 Tết đem vứt ra ngã tư đường với ý tống khứ ma quỉ, nghênh đón điều tốt lành. Tục "đốt tóc" thường được làm vào buổi chiều mùng 1, người ta đem tóc rụng thu nhặt trong cả năm ra đốt sạch, với mong ước năm mới gặp nhiều bình an và xua đuổi dịch bệnh.
Món ăn không thể thiếu trong dịp Tết của người Triều Tiên đó là món “cơm thuốc”. Để chế biến món này, người ta đem gạo nếp hấp qua, rồi trộn với mật ong, hạt dẻ, táo, nhân hạt tùng, mỡ, tương... rồi hấp chín. Người Triều Tiên từ xa xưa đã coi mật là thuốc nên đã gọi loại cơm này là cơm thuốc. Loại cơm này dùng để đãi khách và cúng tổ tiên. Người Triều Tiên quan niệm, ăn loại cơm này vào đầu năm mới thì cả năm sẽ được sống sung túc và ngọt ngào.
Tết của người Triều Tiên kéo dài hàng tuần với nhiều phong tục truyền thống đặc sắc như dán hình động vật lên cửa để cầu may, mời thầy pháp saman đến cúng tế và xem bói, tổ chức đón trăng mọc.
 Bhutan
Cũng giống như Tết cổ truyền ở Việt Nam, Tết Losar là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của đất nước Bhutan và được tổ chức rất long trọng theo Âm lịch.
Tết Losar diễn ra trong vòng 15 ngày và ba ngày đầu tiên của năm mới được xem là quan trọng nhất đối với người dân Bhutan.
Vào ngày cuối cùng của năm cũ, các gia đình Bhutan đều tất bật dọn dẹp nhà cửa và dâng lên bàn thờ tổ tiên nhiều thực phẩm và hoa quả để tạ ơn thần linh và tổ tiên đã ban tặng cho họ cuộc sống ấm no trong năm cũ.
Theo Phunutoday

Ông Công ông Táo là những vị thần cai quản việc bếp núc, vì vậy, vào ngày cúng ông Công ông Táo, việc bày biện phòng bếp như thế nào để không phạm phong thủy là điều rất quan trọng.
1. Không đặt bếp ở vị trí giữa phòng, xung quanh trống  trải, người nhà sẽ dễ gặp phải những rủi ro, tai ương.
Cấm kỵ phong thủy phòng bếp cho ngày ông Công ông Táo
Cấm kỵ phong thủy phòng bếp cho ngày ông Công ông Táo
2. Không đặt bếp đối diện với cửa, điều này sẽ khiến cho mối quan hệ giữa các thành viên không được tốt, xuất hiện nhiều mâu thuẫn, nóng tĩnh, dễ xảy ra tranh cãi và hao tài tốn của.
3. Tránh việc để khoảng không phía sau bếp, bếp cần đặt dựa vào tường, điều này sẽ mang lại một sức khỏe ổn định cho gia đình.
4. Nền trong gian bếp không được cao hơn các phòng khác trong nhà. Thứ nhất đề phòng nước thải chảy ngược ra các phòng khác. Thứ hai, phòng bếp không được ưu tiên xếp trước phòng khách và các phòng khác.
5. Bếp và nhà vệ sinh không nên đặt gần nhau. Trong phong thủy bếp được coi là kho dự trữ nhỏ trong nhà vì thế luôn cần phải nạp cát khí. Nhà vệ sinh là nơi nhiều uế khí. Bếp đại diện cho Hỏa, nhà vệ sinh là Thủy. Thủy khắc Hỏa sẽ không tốt, vợ chồng dễ mất hòa khí.
6. Bệ bếp không được đặt chung chiêng ở giữa. Bếp chủ về sức khỏe, hôn nhân, công danh của cả gia đình. Vì thế cần phải được kê sát tường vững chãi, chắc chắn. Bệ bếp cũng không được đặt dưới xà, dầm bởi bếp sẽ phải chịu sức ép, không tốt cho gia chủ.
Theo VTC

Kim Dung

[Kim-Dung][fbig1]

Đời Sống

[Doi-song][fbig2]

Sức khỏe

[Suc-khoe][column1]

Quân Đội

[Quan-doi][column2]

Khoa Học

[Khoa-hoc][hot]

Doanh Nhân

[Doanh-nhan][gallery1]

Manga

[Manga][gallery2]

Võ Thuật

[Vo-thuat][gallery3]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Image 1 Title

Image 1 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 3 Title

Image 3 Title

Image 4 Title

Image 4 Title

Image 5 Title

Image 5 Title

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.