Articles by "Thien-nhien"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thien-nhien. Hiển thị tất cả bài đăng

Hẳn bạn sẽ phải ngạc nhiên với những cảnh quan sau đây như được bước ra từ thế giới cổ tích.

Hẳn không ít người trong chúng ta thuở bé cảm thấy vô cùng thích thú với cảnh quan huyền ảo trong truyện cổ tích như núi chocalate, hồ sữa, dòng suối mật ong...
Những tưởng những khung cảnh đó đều là hư cấu, tuy nhiên bạn có biết rằng trên thế giới tồn tại những địa danh tự nhiên sở hữu vẻ ngoài như được tạo ra từ cổ tích .
Vậy còn chần chừ gì mà không ghé thăm 5 cảnh quan tự nhiên mang nét đẹp “nửa hư nửa thực” vô cùng ảo diệu dưới đây.
1. “Thác lửa” tại Vườn quốc gia Yosemite, Hoa Kỳ
Được phát hiện vào năm 1851, cho đến nay có thể nói “thác lửa” là một trong những cảnh quan thiên nhiên ấn tượng nhất với du khách khi đến Vườn quốc gia Yosemite thuộc bang California, Hoa Kỳ.
Theo đó, dòng nước đổ xuống từ độ cao trên 480m tại phía sườn Đông của El Capitan - ngọn núi đá granit khổng lồ. Phần lớn thời gian trong năm, bề ngoài “thác lửa” không có gì đặc biệt so với các ngọn thác bình thường khác.
Tuy nhiên , vào khoảng giữa đến cuối tháng 2, trong điều kiện thời tiết vừa phải, toàn bộ ngọn thác sẽ trở nên "rực lửa" một cách bí ẩn, tạo nên một cảnh tượng vô cùng ngoạn mục.
Đây là ngọn thác chảy theo mùa, thường là vào Đông và đầu Xuân với nguồn nước được cung cấp từ băng tuyết tan chảy.
Các chuyên gia lý giải, màu sắc kỳ lạ của ngọn thác này là do tia nắng Mặt trời bị giữ lại trong dòng nước.
Cụ thể, khi ánh Mặt trời chiếu vào nước ở một góc đủ nhỏ, các tia sáng sẽ không thoát ra được do hiện tượng phản xạ toàn phần, khiến toàn bộ ngọn thác mang theo một ánh sáng vàng rực rỡ như đang "đổ lửa".
Theo các chuyên gia, để hình thành cảnh tượng huyền ảo như vậy đòi hỏi phải có sự kết hợp tinh tế của nhiều yếu tố. Đầu tiên và quan trọng nhất là phải có dòng nước chảy, do nguồn cung cấp nước từ băng tan nên hầu hết thời gian trong năm thác ở trạng thái khô cạn.
Vào mùa thu, dù ánh sáng Mặt trời chiếu vào thác cùng một góc như vào tháng Hai, nhưng do không có nước nên không thể có hiện tượng "thác lửa" xảy ra.
Tiếp đến, là bầu trời phía Tây phải thoáng đãng vào lúc hoàng hôn, không bị mây che phủ, mưa, hay tuyết rơi bởi có thể làm cản trở ánh sáng. Và cuối cùng, tia sáng Mặt trời chiếu đến thác phải đạt được một góc nghiêng thích hợp.
2. Băng xanh tại hồ Baikal, Nga
Nằm tại vùng Siberi thuộc Nga, Baikal là hồ nước ngọt lớn nhất thế giới, lưu trữ tới 20% lượng nước ngọt không bị đóng băng trên bề mặt hành tinh.
Hồ Baikal đã có mặt trên Trái đất từ 25 triệu năm trước và được xem là hồ nước cổ xưa nhất. Nơi đây là môi trường sinh sống của hơn 2.000 loài động thực vật, trong đó có 1.600 loài đặc hữu không thể tìm thấy ở nơi nào khác.
Tuy nhiên, điểm đặc biệt của hồ Baikal là lượng nước trong hồ rất sạch, thậm chí có thể dùng uống trực tiếp. Chính nhờ sự trong sạch gần như tuyệt đối này nên nước hồ đóng băng trong mùa đông có màu ngọc lam tuyệt đẹp.
Bên cạnh đó, các khối băng tại đây cũng có rất nhiều hình thù kì dị, tạo nên một khung cảnh vô cùng kỳ vĩ mỗi khi mùa đông tới.
Các chuyên gia lý giải rằng do nhiệt độ cực lạnh ở đây, có thể xuống đến -38 độ C, kết hợp cùng sức gió mạnh mẽ đã làm đóng băng khi đang di chuyển. Chiều cao của các khối băng có thể lên tới 15m.
Cùng với đó, lượng nước vốn đã rất tinh khiết tại hồ Baikal khi đóng băng sẽ có ít tạp chất lẫn vào, đồng nghĩa với việc anh sáng Mặt trời có thể xuyên sâu vào băng hơn.
Lúc này băng đóng vai trò như màng lọc, sẽ hấp thụ ánh sáng vàng và đỏ, phản xạ lại ánh sáng xanh dương để tạo thành màu ngọc lam huyền ảo mà chúng ta nhìn thấy.
3. Rừng đá tại Madagascar
Phía Tây Madagascar có một khu “rừng đá” khổng lồ mang tên Grand Tsingy, với hình hài giống y như những khu rừng bị phù phép trong truyện cổ tích. Khu rừng là nơi tập hợp của hàng trăm tảng đá hình dạng thẳng đứng và có rìa sắc như dao cạo.
Rừng đá Grand Tsingy trải rộng trên diện tích khoảng 596km vuông. Các chuyên gia cho rằng, những khối đá tại đây là đá vôi, bị bảo mòn bởi các cơn mưa nhiệt đới mang axit.
Các tảng đá mỏng dần, kết hợp với gió đã tạo ra các cạnh sắc. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có lời giải chính thức về điều gì đã làm nên "khu rừng" độc đáo này.
Với địa hình toàn đá sắc nhọn, hẳn ít ai nghĩ sự sống có thể phát triển phong phú tại nơi đây. Tuy nhiên, Grand Tsingy có một số lượng phong phú các loài động vật như cầy mangut, dơi, 45 loài bò sát và hơn 100 loài chim.
Ngoài ra, khu rừng đặc biệt này còn là nơi cư ngụ của 11 loài vượn cáo - sinh vật đặc hữu chỉ có tại Madagascar. Chúng là những bậc thầy trong việc di chuyển trên các mép đá mà vốn đủ độ sắc nhọn để có thể cắt đứt thịt một cách dễ dàng.
4. Những ngọn đồi chocolate tại Bohol, Philippines
Dù có cái tên mỹ miều - những ngọn đồi chocolate - nhưng tất nhiên đây những ngọn đồi này không làm từ chocolate thực đâu. Thực chất đây là một tập hợp các ngọn đồi có hình dáng và màu sắc đặc biệt tại đảo Bohol thuộc Philippines.
Khu vực này gồm ít nhất 1.260 ngọn đồi có hình nón hoàn hảo và đồng đều về kích thước, trải rộng trên diện tích hơn 50km vuông.
Những ngọn đồi được bao phủ bởi lớp cỏ xanh và sẽ chuyển thành màu nâu khi đến mùa khô, khiến nhiều người liên tưởng đến các thỏi chocolate.
Đây là một trong những địa điểm thu hút du lịch nổi tiếng của Philippines và của tỉnh đảo Bohol. Thậm chí, người dân nơi đây đã đưa hình ảnh ngọn đồi vào trong lá cờ và con dấu của tỉnh.
Ngoài ra, quần thể đồi còn nằm trong danh sách các điểm đến du lịch của Tổng cục Du lịch Philippines, được công bố là Tượng đài địa chất đứng thứ ba của quốc gia. "Đồi chocolate" còn được đề cử vào danh sách các Di sản thế giới của UNESCO.
5. "Hồ sữa dâu" tại Senegal
“Hồ sữa dâu” có tên gọi chính thức là hồ Retba, nằm ở phía Bắc của bán đảo Cap-Vert thuộc Senegal. Đây là một hồ nước mặn, với nồng độ muối tại một số điểm có thể lên tới 40%.
Hồ nước trước đây thực chất là một phần của Đại Tây Dương nhưng nay đã bị tách ra bởi một dãi cồn cát hẹp.
Điều khiến hồ trở nên đặc biệt là màu nước "không đụng hàng" trên thế giới - màu hồng. Màu hồng của nước trong hồ được tạo ra do sự hiện diện của loài tảo Dunaliella salina vốn thích sống ở những nơi có nồng độ muối cao. Loài tảo này có sắc tố màu đỏ, nhằm hỗ trợ cho việc hấp thu ánh sáng dùng trong quang hợp.
Trong mùa khô, từ tháng 11 đến tháng 6, ta có thể nhìn thấy rõ màu hồng của nước hồ do nồng độ tảo lúc đó đậm đặc. Nhưng ngược lại, từ tháng 7 - tháng 10, ta khó có thể thấy màu hồng của hồ do nồng độ tảo đã dần loãng đi.
Do những đặc tính độc đáo của mình, “hồ sữa dâu” là một địa điểm du lịch nổi tiếng tại Senegal
Với nồng độ muối cao, bạn có thể dễ dàng nằm nổi trên mặt nước như ở Biển Chết mà không phải e ngại điều gì. Đồng thời, lượng muối lớn trong hồ hiện nay còn đang được khai thác để xuất khẩu trên khắp Tây Phi.
Theo Kênh 14

Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao không có rùa vẫn gọi là Hồ Con Rùa hay tại sao Khám Chí Hòa nhìn từ trên cao lại có hình thù bát quái, đằng sau đó là cả một câu chuyện.

1. Hồ Con Rùa


Nhiều người thắc mắc không hiểu tại sao địa danh nay bây giờ có tên là Hồ Con Rùa trong khi nó không có hình thù một con rùa và cũng chả có một con rùa nào trong hồ nhưng ít ai để ý rằng Hồ Con Rùa có tên chính thức là Công trường Quốc tế (trước là Công trường Chiến sĩ trận vong). Đây là nút giao của 3 con đường Võ Văn Tần, Phạm Ngọc Thạch và Trần Cao Vân. Tuy không chính thức được xác nhận, nhưng rất nhiều giai thoại cho rằng hồ Con Rùa được thiết kế thêm hồ phun nước hình bát giác, con rùa đội bia. Và trụ đứng vươn lên cao ở giữa hồ chính là biểu tượng bát quái đồ, Kim Quy cùng chiếc đại đinh đóng xuống đất là để yểm đuôi rồng.


Nhìn từ trên cao có thể thấy Hồ Con Rùa có hình tượng bát quái đồ.

Nhiều người cao niên kể lại rằng, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vốn là người đa nghi. Bởi vậy, sau khi nhậm chức tổng thống, ông luôn trong tâm trạng bất an, lo lắng cho vị thế của mình. Vào năm 1967, nghe tin có thầy địa lý cao tay ở Hong Kong, ông Thiệu liền cho người mời sang Việt Nam để trấn yểm Dinh Độc Lập.

Vì lý do đó, việc xây dựng Hồ Con Rùa ở vị trí đuôi rồng với hy vọng con rùa nặng nề là một trong tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng) có khả năng trấn giữ đuôi rồng, không cho rồng vùng vẫy khi thức dậy!


Hồ Con Rùa theo thời gian.

2. Khám Chí Hòa
Một kiến trúc khác được cho là biểu tượng phong thủy thứ hai của Sài Gòn là trại giam Chí Hòa. Toàn bộ khu trại giam này rộng khoảng 7 ha, được người Pháp xây dựng từ những năm 1943.


Khám Chí Hòa trước đây.

Sở dĩ người ta cho rằng khám Chí Hòa là một biểu tượng phong thủy dùng để trấn yểm Sài Gòn là bởi kiến trúc của nó khá đặc biệt. Trại giam này được một kiến trúc sư người Nhật thiết kế và xây dựng theo thuyết ngũ hành, bát quái. Khám Chí Hòa cao 3 tầng lầu, có hình bát giác với 8 cạnh đều nhau, 8 góc A, B, C, D, E, F, G, H, tượng trưng cho 8 quẻ: càn, khôn, chấn, tốn, cẩn, khảm, đoài, ly.

Đây là công trình được đánh giá khá cao, bởi nó hòa hợp được những đặc trưng cơ bản của kiến trúc Pháp, vừa mang nét huyền bí âm dương ngũ hành của phương Đông.

Một vài tài liệu nghiên cứu cho rằng, khám Chí Hòa được xây dựng dựa trân bát quái trận đồ của Khổng Minh Gia Cát Lượng thời Tam Quốc. Mỗi cạnh của bát quái trận đồ là một khu, lưng xây bịt kín phía ngoài, còn phía trong toàn song sắt. Toàn khu trại giam chỉ có một cửa vào, người ta gọi đó là cửa Tử. Qua cửa này là hệ thống đường hầm.


Và ngày nay.

Điều đặc biệt nhất của khám Chí Hòa là tất cả các lối di chuyển bên trong đều được thiết kế theo cung vị. Chính vì thế, người bình thường khi bước qua cửa Tử sẽ mất hết phương hướng, như lạc vào một mê cung trận đồ, không thể tìm thấy lối ra. Chính giữa hình bát giác là một sân rộng cũng được thiết kế theo hình bát quái đồ, với 8 khu hình tam giác chụm vào nhau.

Ngay tâm của bát quái trận đồ cũng có một đài phu nước như cột cao của hồ Con Rùa. Nhìn từ trên cao, đài phun nước này có hình dáng như một thanh gươm đâm thẳng xuống đất. Những giai thoại về khám Chí Hòa đều ghi lại vai trò mấu chốt của thanh gươm này và gọi tên nó là “tru tiên kiếm”.

Chính lối kiến trúc áp dụng bát quái trận đồ nhuốm màu sắc huyền linh này mà người ta gọi lối vào duy nhất của khám Chí Hòa là cửa Tử. Nghĩa là đã vào rồi thì không có cách nào để nhận biết đường ra nếu không thông lý số, kinh dịch vốn là môn khoa học không phải bất kỳ ai cũng nghiên cứu và tiếp nhận được.
Người ta xem khám Chí Hòa là một bát quái trận đồ giữa lòng Sài Gòn, bởi lịch sử khám Chí Hòa chỉ có 2 trường hợp vượt ngục thành công.

Hiện tại, bát quái trận đồ đã bị san bằng một nóc nhà cũng bởi tính quá hoàn hảo của nó. Trước kia, các nhà nghiên cứu kinh dịch, lý số khi nhìn vào khám Chí Hòa đều lắc đầu bởi âm binh, chướng khí tại nơi này quá nặng. Vì những tù nhân chẳng may qua đời ở đây thì linh hồn bị bát quái trận đồ giam giữ, không tài nào thoát ra được. Tuy nhiên theo nhiều người, cái làm nên sự phức tạp của khám Chí Hòa chính là nó có tới 8 góc khiến người ta không thể nào xác định được phương hướng nên muốn trốn thoát cũng rất khó.

Không biết thật giả ra sao, nhưng chính tổng thống Ngô Đình Diệm cũng tin vào điều này. Ông Diệm đã cho mời một thầy địa lý cao tay nhằm hóa giải một phần trận đồ. Và sau đó, nóc nhà khu GF của bát quái trận đồ vô cùng hoàn hảo đã bị san bằng. Thuận theo ý trời, lòng người, ngoài cửa Tử, cửa Sanh đã được mở để cho các linh hồn được bay đi và sớm siêu thoát. 

Tất nhiên những câu chuyện về những địa danh này tới bây giờ vẫn chỉ là những câu chuyện truyền miệng không có đủ cơ sở khoa học để chứng minh. Nhưng chính lối kiến trúc đặc biệt và những câu chuyện xung quanh của chúng cũng ít nhiều khiến người ta tin vào những điều này. 


Tổng hợp.

Với nhiều tên gọi như bão, vòi rồng hay xoáy lốc, hiện tượng tự nhiên này được xem là một ‘kamikaze’( tiếng Nhật: gió của thần) đầy hiểm nguy nhưng cũng không kém phần thú vị.

10, Các cơn bão chứa một lượng lớn tuyết và băng
Các cơn bão thường hoạt động do nhiệt năng và những đám mây bão có thể dựng đứng hàng ki-lô-mét thẳng lên trời, xuyên qua cả tầng đối lưu (nơi phần lớn hiện tượng thời tiết của trái đất diễn ra).
Nhiệt độ ở trên đó thường khá lạnh, vào khoảng -51 độ C, vì vậy phần thân trên ẩm ướt của cơn bão sẽ biến chuyển sang trạng thái đầy tuyết và băng.
Nếu để ý khi có một cơn bão, bạn sẽ thấy bầu trời sẽ trở nên âm u ngay trước ngày bão đổ bộ. Sự âm u ấy xảy ra do các đám mây ti là một phần dòng chảy của bão, và chúng được tạo ra từ các tinh thể băng.
Thông thường, các đám mây ti ấy sẽ xuất hiện rất đẹp trên các bức hình chụp từ vệ tinh. Sau đó, phần lớnsẽ được làm đông ở trên tầng cao đều sẽ rơi khỏi các đám mây cao và tan chảy trở lại.
Tuy nhiên, một phần nhỏ trong chúng sẽ tiếp tục dịch chuyển theo chiều dọc lên trên. Nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng băng loại này sẽ được gán thẳng vào tầng đối lưu từ các cơn bão và có thể góp phần vào sự ấm lên toàn cầu.
9, Các cơn bão cũng hít thở và chớp mắt
Cơn bão thông thường sẽ “hít thở” trên bề mặt đại dương. Dòng chảy khí này sẽ chạy thẳng vào trung tâm bão nếu không có sự tác động của hiệu ứng Coriolis.
Đây là hiệu ứng cản khí ngược chiều kim đồng hồ tại phía Bắc và theo chiều kim đồng hồ tại phía Nam. Hiệu ứng Coriolis còn có tác dụng đẩy lùi dòng chảy khí không chạm tới tâm bão.
Vùng chính giữa mắt bão là nơi bình yên nhất của cơn bão. Dù vậy, điều này có thể thay đổi khá nhanh chóng.
Các cơn bão lớn thường có một vòng lặp tạo nên một bức tường mắt bão, và các mắt sẽ thường nhỏ dần trong quá trình này. Sau đó "nó nháy mắt" và mở trở lại khi một bức tường mắt mới được hình thành.
8, Các cơn bão góp mặt trên biểu đồ địa chấn
Nước có trọng lượng không nhỏ. Một cơn sóng biển bình thường có thể chứa rất nhiều nước và các cơn sóng to có thể đánh bật tất cả về độ lớn và trọng lượng.
Trong một cơn bão, các cơn sóng di chuyển rất nhanh với gia tốc lớn. Chúng sẽ đánh vào đất liền với một sức mạnh không tưởng, khiến cho mặt đất rung lên.
Các cơn sóng lớn còn có thể va vào nhau khi chưa chạm tới đất liền, tạo nên những sóng âm thanh ở tần số thấp. Các nhà khoa học đã để ý tới hiện tượng này và đặt tên cho chúng là sóng địa chấn từ các năm 1900, khi đó họ nghĩ đó chỉ là âm thanh nền.
Phải tới giữa thế kỉ 20 họ mới nhận ra rằng các cơn bão là lí do thực sự tạo nên các tín hiệu địa chấn và hạ âm.
7, Không ai biết rõ các cơn bão được hình thành như thế nào
Theo lý thuyết thông thường, các nhà khoa học nghĩa rằng một cơn bão được hình thành từ dòng khí nóng và ẩm từ mặt biển dâng lên tạo thành một khối khí có có áp suất thấp.
Khi khối khí ấy tiếp nhận đủ khí và trở nên ẩm ướt, nó sẽ bắt đầu to dần ra. Dần dần, điều này sẽ tạo thành một vòng lặp và các dòng khí sẽ liên tục được đẩy lên bề mặt, đồng thời đẩy khí lạnh lên cao tạo thành mây và mưa bão.
Cuối cùng, mưa bão sẽ kết hợp dưới dạng một áp thấp nhiệt đới, dần biến thành bão nhiệt đới và cuối cùng chuyển hẳn thành một cơn bão.
Điều làm các nhà khí tượng học nghi ngờ đó là điều này không xảy ra trong mọi trường hợp khi đã đủ các điều kiện cần thiết. Đáng nhẽ nó phải diễn ra như dự tính, nhưng rồi lại không phải.
Các cơn bão được tạo ra theo một cách nào đó mà các bộ não giỏi nhất hành tinh vẫn đang cố gắng tìm hiểu cặn kẽ. Có một số yếu tố được kể đến như gió cắt và lốc xoáy, nhưng vẫn có sự mâu thuẫn giữa các nhà khoa học.
6, Sa mạc Sahara có ảnh hướng tới các cơn bão Atlantic
Nếu không có sa mạc Sahara, có thể số lượng các cơn bão xuất hiện đã ít hơn nhiều. Vì sao lại vậy?
Sahara này nằm ở đúng vị trí gần xích đạo với các vùng ẩm ở phía nam và phía tây. Khi dòng khí ở vùng nóng và khô trộn lẫn với khí ở vùng mát và ẩm thấp, một loại gió đặc biệt sẽ được hình thành và tạo nên những cơn cuồng phong nhiệt đới.
Cơn gió lớn này sẽ được thổi ra biển, dưới điều kiện thích hợp chũng sẽ hình thành các cơn bão. Gần 90% các cơn bão đều được hình thành dưới dạng thức này. Bao gồm cả các bão ở vùng phía Tây Thái Bình Dương.
5, Các cơn bão sản sinh ra một lượng năng lượng lớn đến kì lạ
Chúng ta thường thấy rằng các cơn bão mang trong mình những đợt gió rất mạnh, mưa và một lượng ẩm cực lớn. Nhưng điều mà nhiều người không biết là các cơn bão chạy trên nền nhiệt năng tạo ra từ các đám mây và mưa.
Điều nghe có vẻ kì bí này thực tế lại khá dễ hiểu. Giống như việc đi vào và đi ra bể bơi hoặc bồn tắm, bạn cảm thấy lạnh hơn dù nước rất ấm.
Điều này xảy ra do các giọt nước bốc hơi vào không khí. Các cơn bão chạy trên quá trình này nhưng đảo ngược, kéo nước ra khỏi không khí thông qua sự ngưng tụ và giải tỏa nhiệt.
Các cơn bão có rất nhiều khí và độ ẩm trong mình, đồng nghĩa với việc một lượng lớn nhiệt năng được giải tỏa.
Trung bình, thông qua sự hình thành mây và mưa, một cơn bão có thể tạo ra năng lượng gấp 200 lần lượng điện năng cần cho toàn trái đất. Đây cũng là lí do tại sao mọi người gọi các cơn bão là nhiệt lượng.
4, Các cơn bão có những quy luật  chặt chẽ
Sự tàn bạo và năng lượng của các cơn bão quả thật gây ngạc nhiên nhưng kể cả các cơn bão lớn cũng đều tuân thủ chặt chẽ quy luật của vật lý.
Nhờ vào hiệu ứng Coriolis, chúng đều phải xoay theo một chiều nhất định. Hiệu ứng này cũng ngăn cản chúng đi qua đường xích đạo.
Một điều luật khác là khi hai hoặc nhiều cơn bão ở gần nhau, chúng không thể trở thành một, mà còn đối đầu nhau. Đây được gọi là hiệu ứng Fujiwhara.
Các cơn bão cũng đồng thời có thể làm suy yếu nhau bằng cách quay vòng các lớp ấm phía trên của đại dương tới mức nó phải đẩy phần nước lạnh dưới đáy lên.
Do các cơn bão chạy trên nền nhiệt, dòng nước lạnh này sẽ ngăn cản chúng trở nên dữ dội hơn và có thể hủy diệt chúng hoàn toàn.
3, Bão tại Úc không tuân theo quy luật
Bão thường di chuyển dọc theo vành đai gió trên trái đất. Bởi thế mà các cơn bão ở vùng phía Bắc Hemisphere sẽ di chuyển lên phía tây đầu tiên rồi uốn một vòng sang phía bắc và phía đông.
Đầu tiên, chúng di chuyển theo các cơn gió mượn từ vùng nhiệt đới, đi ra khỏi vùng phía tây và đi thẳng về phía xích đạo.
Kế đó, nếu các cơn bão có thể sống sót trên mặt nước, chúng sẽ đối mặt với các cơn gió từ phía tây thổi ngược lại.
Đây cũng là lí do tại sao các cơn bão thường đe dọa vùng phía tây của Bắc Mỹ thường vòng ra biển. (Trừ trường hợp cơn bão Hurricane Sandy vào năm 2012 – hiệu ứng Fujiwhara đã mạnh hơn các cơn gió lái hướng).
Những định luật thông thường này cũng được áp dụng lên vùng Nam Hemisphere nhưng trừ nước Úc. Nghiên cứu cho thấy, các lốc xoáy nhiệt đới tại Úc thường di chuyển thất thường hơn các nơi khác.
Chúng còn thường có những chuyển hướng đột ngột và tạo nhiều vòng lặp hơn. Đây quả thực là một vấn đề đau đầu cho các nhà dự báo để tìm ra lí do cho việc này.
2, Bão sản sinh ra lốc xoáy
Các cơn bão và lốc xoáy đều xoay theo hệ thống bão, nhưng như đã lưu ý ở trên, bão lớn hơn và tồn tại lâu hơn, đồng nghĩa với việc gây ra thiệt hại nhiều hơn là lốc xoáy.
Giống như đâm thêm vào vết thương, các cơn bão có thể tạo ra lốc xoáy, nhiều khi là sau nhiều ngày từ lúc chúng đã rút đi.
Các cơn lốc xoáy tạo ra từ các cơn bão có thể đánh vào đất liền và bắt đầu phân rã sau khi đã để lại di chấn của nguồn nhiệt tạo từ nước. Điều này có thể tạo ra nhiều tốc độ gió khác nhau tại nhiều cao độ khác nhau và hình thành nên gió cắt.
Thực tế là, các nhà nghiên cứu cho rằng một số các thiệt hại nghiêm trọng từ các bức tường mắt bão được gây ra bởi các lốc xoáy.
Phần lớn các cơn bão đánh vào nước Mĩ đều có hình dạng là các lốc xoáy, nếu chúng đi đủ xa trong đất liền.
1, Các cơn bão có thể biến đổi và trở nên hung bạo hơn
Các lốc xoáy nhiệt đới thường được gọi là bão ở vùng Atlantic và vòi rồng ở một số vùng tại Đại Tây Dương, nhưng chúng đều cùng một loại.
Một nửa trong số những cơn bão vùng phía Bắc Atlantic và một phần ba tại Đại Tây Dương đều sẽ biến thành các ‘cơn bão ngoài nhiệt đới’.
Điều này không đồng nghĩa với việc chúng trở nên đặc biệt hơn mà chỉ tương đương với việc chúng không cung cấp nhiệt năng.
Thế vào đó, dù kích cỡ tương đương, chúng có lượng năng lượng khác từ sự thay đổi nhiệt độ không khí.
Dù thế, vẫn phải trông chừng tại thời điểm biến chuyển, khi cơn bão tăng dần cường độ bởi đang có chứa cả nhiệt năng lẫn sự khác biệt nhiệt độ.
Đó chính xác là điều mà cơn bão "Hoàn hảo" đã làm vào năm 1991, và điều tương tự đã xảy ra với cơn bão Siêu Cấp Sandy vào năm 2012.
Nguồn: Listverse

Mật ong có rất nhiều công dụng tuyệt vời với sức khỏe. Tuy nhiên mật ong rất dễ bị làm giả. Dưới đây là cách phân biệt mật ong thật, mật ong giả đơn giản mà chính xác.

Theo dược sĩ Võ Hùng Mạnh, Trưởng khoa Dược Bệnh viện Y học dân tộc cổ truyền Bình Định, mật ong có nhiều công dụng với sức khỏe nhưng phải là mật ong thật và nguyên chất. Nếu không biết cách phân biệt, bạn có thể mua nhầm loại mật ong được làm từ nước đường hoặc tinh bột.
cach nhan biet mat ong that mat ong gia 2 khoahoct
Có nhiều cách nhận biết mật ong thật, mật ong giả
Trong dân gian có rất nhiều kinh nghiệm để giúp phân biệt mật ong thật - giả. Theo dược sĩ Mạnh, cách thông thường là nhỏ mật ong lên một tờ giấy trắng mỏng, quan sát nếu giọt mật vón tròn mà xung quanh không có dấu hiệu thấm quanh thì đó là mật ong thật, không có pha nước.

Cách nhận biết mật ong thật, mật ong giả

Một cách phân biệt thật giả khác là: lấy cọng hành tươi nhúng vào lọ mật ong, lấy ra chừng vài phút, cọng lá hành sẽ chuyển từ màu xanh lá sang sậm nếu mật ong thật. Ngoài ra, có thể nhỏ giọt mật vào nơi có kiến, nếu kiến không bu giọt mật thì cũng là mật ong thật.
Ngày nay, cách mà nhiều người thường áp dụng là đặt mật ong vào ngăn đá tủ lạnh, sau 24 giờ mà không có hiện tượng đông đá thì là mật thật.
Tuy nhiên, dược sĩ Mạnh cho rằng chất lượng mật ong thật hiện nay rất khác nhau, phụ thuộc nhiều vào vùng đất, theo mùa, thời tiết... Anh Phú, một nông dân nuôi ong ở vùng miền núi An Lão, Bình Định, cho biết: "Đều là mật ong rừng, nhưng ở vùng đất có trồng nhiều cây bạch đàn, cau lá tràm...ong hút nhụy hoa các loại cây này làm mật sẽ không tốt bằng hoa thiên nhiên của rừng núi".
Mật ong được dùng trong ngành mỹ phẩm và chăm sóc da vì thuộc tính làm sạch và dưỡng ẩm. Mật ong chứa 80% đường và 20% còn lại bao gồm các dưỡng chất như sắt, can-xi, phốt-pho, vitamin C, B và ma-giê. Nguyên liệu thiên nhiên này có tính chát kháng khuẩn và khử trùng giúp gia tăng hiệu quả chữa lành.
cach nhan biet mat ong that mat ong gia 1 khoahoct
Mật ong thật có nhiều công dụng với sức khỏe
Do thuộc tính kháng khuẩn và chống nấm, mật ong là thành phần cơ bản được dùng tăng cường sức khỏe và làm sáng da. Thoa một ít mật ong lên vết thâm, nám da trước khi ngủ, sáng hôm sau rửa với nước ấm. Thực hiện trong vòng vài ngày, da sẽ giảm thâm, nám.
Mật ong dùng để chữa trị các vấn đề về da khác như eczema, ecpet mảng tròn và vẩy nến, giảm sưng viêm ở da. Mật ong có chứa vitamin, khoáng chất và a-xít amino, có tác dụng kích thích quá trình trao đổi chất béo và cholesterol, giúp duy trì trọng lượng cơ thể và ngăn ngừa béo phì.
Uống một cốc nước ấm pha với mật ong và nước ép chanh khi bụng đang đói vào sáng sớm sau khi thức dậy là cách giảm cân rất đơn giản và hữu hiệu. Mật ong giúp khử độc, làm sạch gan, loại bỏ độc tố và tống chất béo ra khỏi cơ thể.
Theo Khoahocthuvi

Hang Sơn Đoòng thuộc quần thể hang động Phong Nha - Kẻ Bàng, tọa lạc tại xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình nước ta. Cho tới nay, đây luôn được coi là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới từng được phát hiện.

1. Hang Sơn Đoòng được phát hiện vì… trời mưa

8 sự thật thú vị về hang động Sơn Đoòng
Hang Sơn Đoòng được một người nông dân tên Hồ Khanh phát hiện năm 1991. Theo lời kể của Hồ Khanh, khi đó anh làm nghề tìm trầm trong rừng.
8 sự thật thú vị về hang động Sơn Đoòng
Trong một lần đi làm anh gặp một cơn mưa rừng lớn, lo sợ sẽ có lũ quét, Hồ Khanh đã quyết định tìm chỗ trú mưa. Thật tình cờ, anh đã trú mưa… đúng tại hang Sơn Đoòng.

2. Hang Sơn Đoòng bị mất tích trong… 15 năm

8 sự thật thú vị về hang động Sơn Đoòng
Vào thời điểm phát hiện hang Sơn Đoòng, anh Hồ Khanh không hề biết tới giá trị của hang động. Không lâu sau chuyến đi ấy, anh bỏ nghề tìm trầm và quay lại làm ruộng.
8 sự thật thú vị về hang động Sơn Đoòng
Suốt 15 năm sau đó, tung tích của hang động này vẫn nằm trong bóng tối. Mãi cho tới năm 2006, khi một đoàn thám hiểm của Hiệp hội Hoàng gia Anh tới tìm kiếm hang động mới ở Phong Nha - Kẻ Bàng, anh Khanh mới đem câu chuyện của mình kể cho họ nghe. Đó cũng là lúc chuyến hành trình tìm lại hang động năm xưa bắt đầu.

3. Hang Sơn Đoòng không được hiển thị trên… Google Earth

8 sự thật thú vị về hang động Sơn Đoòng
Tuy nhiên, chuyến đi tìm lại hang động năm xưa đã không hoàn toàn thành công. Tất cả những gì trong trí nhớ của anh Khanh đó là một hang động lớn, gió thổi mạnh 24/24 giờ.
Ngay cả khi được sự trợ giúp của các thiết bị khoa học tối tân và phần mềm Google Earth, đoàn thám hiểm vẫn không tìm được hang Sơn Đoòng. Phải tớinăm 2009, anh Hồ Khanh mới chính thức tìm lại được hang động năm xưa.

4. Hang Sơn Đoòng "thừa sức" trở thành một sân đỗ máy bay

8 sự thật thú vị về hang động Sơn Đoòng
Theo các nhà địa chất học, hang Sơn Đoòng được hình thành cách đây khoảng 2 - 5 triệu năm, khi nước sông chảy ngang vùng đá vôi bị vùi lấp dọc theo một đường đứt gãy. Dòng nước gây xói món và tạo ra một đường hầm khổng lồ như ngày nay.
8 sự thật thú vị về hang động Sơn Đoòng
Kích thước của hang Sơn Đoòng rất lớn với chiều dài ít nhất là 5km, tương đương sức chứa khoảng 68 chiếc máy bay Boeing 777.
Thậm chí, con số này có thể lớn hơn bởi theo các nhà khoa học, những phương tiện hiện đại nhất ngày nay cũng chưa khám phá được hết chiều dài thực sự của hang động này.

5. Hang Sơn Đoòng được gọi là "Vạn Lý Trường Thành" của Việt Nam

8 sự thật thú vị về hang động Sơn Đoòng
Trong hang Sơn Đoòng, các chuyên gia phát hiện những vị trí có kích thước rất lớn. Một bức ảnh do nhiếp ảnh gia Carten Peter chụp tháng 5/2010 ghi nhận đoạn hang có bề rộng 91,44m và vòm cao gần 243,84m - hoàn toàn “nhét”vừa một tòa nhà cao 40 tầng ở New York.
8 sự thật thú vị về hang động Sơn Đoòng
Trang National Geographic thậm chí còn so sánh rằng, hang cao tới mức xếp chồng 25 chiếc xe bus hai tầng vào vẫn thoải mái.
8 sự thật thú vị về hang động Sơn Đoòng
Sự hùng vĩ và đồ sộ về cảnh quan của hang Sơn Đoòng khiến nó được thế giới vinh danh là “The Great Wall of Viet Nam” (hiểu là "Vạn Lý Trường Thành" của Việt Nam, giống như “The Great Wall of China” là Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc).

6. Vào hang Sơn Đoòng, du khách có thể tìm thấy… "vườn địa đàng" cho riêng mình

8 sự thật thú vị về hang động Sơn Đoòng
8 sự thật thú vị về hang động Sơn Đoòng
8 sự thật thú vị về hang động Sơn Đoòng
Không chỉ nổi tiếng về kích thước khổng lồ mà hang Sơn Đoòng còn được biết tới bởi sự đa dạng trong cảnh quan sinh vật.
Trong hang Sơn Đoòng, các nhà thám hiểm phát hiện cả một cánh rừng nguyên sinh với thảm thực vật phong phú, chưa hề có dấu vết con người. Các chuyên gia thậm chí đã gọi khu rừng trong hang này là “vườn địa đàng”nhằm tôn vinh vẻ đẹp tuyệt mĩ này.

7. Hang Sơn Đoòng sở hữu viên "ngọc trai" to bằng... quả bóng chày

8 sự thật thú vị về hang động Sơn Đoòng
Một điểm đặc biệt khác của hang Sơn Đoòng, đó chính là hệ thống nhũ đá và "ngọc trai" hang động khổng lồ. Trải qua hàng triệu năm dưới tác động của ngoại lực, Sơn Đoòng sở hữu những cột măng đá cao tới 70m.
8 sự thật thú vị về hang động Sơn Đoòng
8 sự thật thú vị về hang động Sơn Đoòng
Ngoài ra, người ta còn phát hiện những viên "ngọc trai" hang động (ngọc thạch bao bọc một loại hạt giống như ngọc trai dưới biển, thành phần chủ yếu là canxit) to bậc nhất thế giới ở Sơn Đoòng.
Thông thường, các viên "ngọc trai" dạng này chỉ có đường kính khoảng 1cm nhưng riêng ở Sơn Đoòng, chúng to bằng quả bóng chày.

8. Hang Sơn Đoòng thu hút cả siêu mẫu tới chinh phục

8 sự thật thú vị về hang động Sơn Đoòng
Với vẻ đẹp của mình, hang Sơn Đoòng thu hút rất nhiều khách du lịch với98% là người nước ngoài. Trong số đó, có những gia đình cả ba thế hệ đều từng chinh phục hang động này, hay ngay cả các siêu mẫu như Jasmina Mala(người Czech) và thái tử Ahmed Hamdan (tới từ Abu Dhabi) cũng từng thám hiểm hang động lớn nhất thế giới ở Việt Nam.
Theo Sondoong

Không hề thiếu thần thoại về những cơn đại hồng thủy. Theo truyền thuyết, đại hồng thủy là sự trừng phạt của thần linh đối với sự bướng bỉnh bất tuân của loài người. Nhiều dấu vết tìm được mới đây cho thấy, các biến cố đó là có thật.

Các truyền thuyết về đại hồng thủy

Truyền thuyết về đại hồng thủy xuất hiện trong rất nhiều nền văn hóa cổ xưa như Lưỡng Hà, Trung Hoa, Hy Lạp cổ đại... Tuy nhiên, hiện chưa có cơ sở để thống kê có bao nhiêu trận trong lịch sử loài người.
Theo ghi chép của Kinh thánh Cơ đốc giáo về cơn đại hồng thủy thời Noah, những người xấu phải bị trừng phạt vì những tội lỗi của họ. Vì vậy, trời đã đổ mưa không ngớt trong vòng 49 ngày đêm. Tất nhiên, các nền văn hóa thời cổ đại thường có xu hướng nhắc đến các thảm họa như là những cách để các vị Thần thể hiện sự không hài lòng đối với nhân loại.
Bức tranh vẽ cảnh đại hồng thủy trong Kinh Thánh (Ảnh: wiki)
Bức tranh vẽ cảnh đại hồng thủy trong Kinh Thánh (Ảnh: wikipidia)
Trong cuốn Sử thi Gilgamesh, người anh hùng đã nhìn thấy một cột khói đen ở cuối đường chân trời. Sau đó bầu trời tối sầm trong vòng một tuần và một cơn bão khủng khiếp đã gây nên một trận đại hồng thủy.
Khoảng 5000 năm trước người Sumer đã đến định cư tại vùng đất mà ngày nay là Nam Irag. Các tư liệu của họ ghi chép rằng họ là những người sống sót sau một trận đại hồng thủy gây nên bởi những sinh mệnh thần thánh gọi là Annunaki – “Những người tỏa sáng”. Thần thoại của Trung Quốc và Ấn Độ cũng kể về một trận lũ khủng khiếp diễn ra khoảng năm thiên niên kỷ trước đây. Thời đại Hindu hiện nay, gọi là Kali Yuga đã bắt đầu từ năm 3102 TCN, khi hiện tượng biến đổi khí hậu đã xảy ra bên cạnh tình trạng lũ lụt.
Rất nhiều các bộ lạc thổ dân Châu Mỹ đã kể về một thời kỳ khi những trận lũ lớn sẽ tàn phá đất đai và khiến họ chạy lên đồi. Các nền văn hóa Nam Mỹ và khu vực Thái Bình Dương cũng có những truyền thuyết tương tự.
Vậy, có chút chân thực nào đằng sau tất cả những chuyện này hay không, hay đó chỉ là sự trùng hợp?

Những phát hiện của khoa học về đại hồng thủy

Các cuộc khai quật ở khu vực nền văn minh Lưỡng Hà (thuộc nước Iraq ngày nay) đã phát hiện nhiều dấu vết như lớp bùn trầm tích, hay các hóa thạch liên quan đến trận đại hồng thủy vào khoảng 2.900-2.700 năm trước Công nguyên.
Trong những năm 1920, nhà khảo cổ học người Anh Leonard Wooley khai quật ở khu vực Nam Mesopotamia (vùng đất được coi là nơi sinh Abraham, tổ phụ của dân Do Thái) đã phát hiện các vỉa bùn sâu nằm dưới nước, chứng tỏ cư dân sống không liên tục. Ngoài ra còn có nhiều dấu vết nhà cửa vật dụng bằng gốm chìm dưới tầng bùn.
Gần đây, các nhà khoa học tìm thấy dấu tích của một chiếc thuyền lớn trên đỉnh núi tại Thổ Nhĩ Kỳ. Họ cho rằng đó là chiếc thuyền nổi tiếng của ông Noah ghi trong sách Sáng Thế ký.
Như vậy, có thể khẳng định những trận đại hồng thủy trong quá khứ là có thật. Các nhà khoa học cũng đưa ra giả thiết về nguyên nhân gây ra chúng. Họ cho rằng vào cuối kỷ băng hà (kéo dài từ 2,5 triệu năm đến 10.000 năm trước Công nguyên), nhiệt độ của trái đất rất thấp. Băng hà bao phủ toàn bộ bắc bán cầu. Sau đó, những khối băng cực lớn bắt đầu di chuyển, khối lượng ước chừng 30 triệu km2.
Những núi băng khổng lồ đè nặng lên vỏ trái đất gây lún sụt ở nơi này và trồi lên ở nơi khác, tạo ra những vùng đất như Scandinavia, Scotland, Canada... Khi đó, mực nước biển rất thấp (thấp hơn hiện nay 120-150 m); châu Á và Bắc Mỹ nối liền nhau qua eo biển Bering. Thời kỳ cuối cùng của kỷ băng hà cách đây 10.000 năm, khí hậu trái đất nóng lên làm băng tan và mực nước biển dâng nhanh. Đó chính là nguyên nhân gây đại hồng thủy nhấn chìm nhiều vùng đất.
Theo các thống kê mới đây nhất, các nhà khoa học đã khám phá những đại dương khổng lồ nằm ẩn sâu hơn 1.000 km dưới bề mặt trái đất và họ cho rằng đây chính là nguyên do gây nạn đại hồng thủy được kể trong truyền thuyết. Các khảo sát sóng địa chấn cho thấy có ít nhất hai đại dương ngầm bên dưới bề mặt lục địa Âu - Á và Bắc Mỹ.
Các nhà khoa học Mỹ tin rằng các đại dương ngầm có lượng nước không kém hai đại dương vùng cực. Vì một lý do nào đó (động đất, chuyển động vỏ trái đất...), lượng nước khổng lồ này đã phun trào lên mặt đất. Hơi nước bốc lên cao gặp khí lạnh ngưng tụ thành những đợt mưa dài ngày gây đại hồng thủy và sau đó lại ngấm xuống đại dương ở trong lòng đất.
Nguồn: Đại Kỷ nguyên, SKĐS

Kim Dung

[Kim-Dung][fbig1]

Đời Sống

[Doi-song][fbig2]

Sức khỏe

[Suc-khoe][column1]

Quân Đội

[Quan-doi][column2]

Khoa Học

[Khoa-hoc][hot]

Doanh Nhân

[Doanh-nhan][gallery1]

Manga

[Manga][gallery2]

Võ Thuật

[Vo-thuat][gallery3]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Image 1 Title

Image 1 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 3 Title

Image 3 Title

Image 4 Title

Image 4 Title

Image 5 Title

Image 5 Title

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.