Articles by "Suc-khoe"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Suc-khoe. Hiển thị tất cả bài đăng

IVF - thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp hiệu quả và có tỷ lệ thành công cao nhất trong các phương pháp điều trị vô sinh hiếm muộn hiện nay. Vì nhu cầu ngày càng nhiều nên cũng có nhiều câu hỏi thường được cặp vợ chồng thắc mắc về phương pháp này. 

Hôm nay Khám Phá Đời Sống xin trích dẫn một số câu hỏi, thắc mắc thường gặp và giải đáp về thụ tinh ống nghiệm IVF

1. IVF là gì?

IVF là viết tắt của từ In vitro fertilization hay được gọi là thụ tinh trong ống nghiệm. Theo phương pháp này, trứng và tinh trùng sẽ được thụ tinh trong một ống nghiệm. Sau 3 – 5 ngày nuôi cấy, trứng được thụ tinh thành phôi, lúc này, các chuyên gia sẽ tiến hành đưa phôi vào bên trong tử cung của người vợ và phát triển bình thường.


Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm

2. Sau bao lâu thì biết thai đậu thành công hay không?

Thông thường, sau khi phôi được chuyển vào tử cung của người vợ sẽ tiếp tục được các chuyên gia theo dõi gắt gao trong thời gian tiếp theo. Tùy vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của người phụ nữ các chuyên gia có thể xác định đã đậu thai thành công hay thất bại trong vòng khoảng 5 tuần.

3. Khi nào thì nên thực hiện IVF?

Thụ tinh ống nghiệm (IVF) là một kỹ thuật mang lại hiệu quả thành công cao đối với các trường hợp:

  • Tắc và tổn thường vòi trứng hoặc không có ống dẫn trứng
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Bất thường tinh trùng nhẹ
  • Thụ tinh ống nghiệm IVF còn được áp dụng cho những trường hợp vô sinh không rõ nguyên nhân ở cả vợ lẫn chồng hoặc trong thời gian dài không thể thụ thai với các phương pháp điều trị vô sinh khác.


4. Các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện IVF là gì?

– Kích thích buồng trứng: hay còn gọi là “hội chứng quá kích buồng trứng”, trường hợp này hiếm gặp nhưng không có nghĩa là không thể diễn ra. Khi bị kích thích buồng trứng bệnh nhân sẽ cảm thấy đau bụng dữ dội, buồn nôn, khó thở,…

– Thu nhận trứng: rủi ro này có liên quan đến gây mê, dẫn đến hiện tượng chảy máu, tổn thương đường ruột hoặc mạch máu,…

– Đa thai: là khả năng có nhiều thai tăng lên dễ dẫn đến sinh non hoặc trẻ sau sinh nhẹ cân,…

Do đó, tốt nhất bạn nên lựa chọn một địa chỉ uy tín với đội ngũ các chuyên gia giỏi và công nghệ hàng đầu để đảm bảo tính an toàn cũng như hiệu quả khi thực hiện IVF.

5. Cần Chuẩn bị gì trước khi làm thụ tinh ống nghiệm IVF?

Ở giai đoạn chuẩn bị làm thụ tinh ống nghiệm IVF, cả 2 vợ chồng sẽ được thực hiện một số xét nghiệm đánh giá khả năng sinh sản phục vụ cho quá trình thụ tinh ống nghiệm IVF.

Tiếp theo khâu xét nghiệm đánh giá khả năng sinh sản là khâu khám tiền mê để bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát của người vợ và để xem người vợ có khả năng làm thụ tinh ống nghiệm và mang thai hay không.

Sau khi đã được các bác sĩ khám, tư vấn và có chỉ định thực hiện thụ tinh ống nghiệm IVF, người vợ được hẹn quay lại bệnh viện để thăm khám vào ngày có kinh thứ 2 hay thứ 3 của chu kỳ.

Đây cũng là thời gian để các cặp vợ chồng chuẩn bị tâm lý, sức khỏe và sắp xếp công việc, chi phí… để chuẩn bị bước vào quy trình chính thức của quá trình thụ tinh ống nghiệm IVF.



Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là phương pháp hỗ trợ sinh sản tiên tiến giúp các cặp vợ chồng thực hiện ước mơ làm cha mẹ

6. Tỷ lệ thành công của IVF là bao nhiêu?

Trên thế giới, tỉ lệ thụ tinh ống nghiệm thành công là khoảng 40-45%. Tại Việt Nam, tỉ lệ này ở khoảng 35-40%. Tỉ lệ thành công này sẽ giảm từ 2-10% đối với phụ nữ lớn tuổi (sau tuổi 40).

Hiện nay, đây là phương pháp có tỉ lệ thành công cao nhất trong các phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện nay.

7. Chi phí một ca làm IVF bao nhiêu tiền

Hiện nay, chi phí làm thụ tinh ống nghiệm IVF tại các trung tâm, bệnh viện trên toàn quốc là khoảng triệu 70-100 triệu đồng. Mức giao động này tuỳ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người mẹ với những phác đồ điều trị khác nhau.

Tìm hiểu thêm:



Ăn trái cây tráng miệng khiến thay đổi môi trường axit trong dạ dày; uống nước hay tắm sau ăn ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

Uống trà

Uống trà sau bữa ăn không phải là ý tưởng hay. Nước trà ngăn cơ thể hấp thu một số chất dinh dưỡng từ thực phẩm như sắt. Axit trong trà cũng cản trở chuyển hóa nguồn đạm từ thực phẩm thành nguồn năng lượng nuôi cơ thể.


Nước trà ngăn cơ thể hấp thu một số chất dinh dưỡng từ thực phẩm như sắt.

Đi ngủ

Ăn no khiến cơ thể muốn nghỉ ngơi. Tuy nhiên, thói quen đi ngủ ngay sau bữa ăn làm dạ dày tiêu hóa không liên tục, gây khó chịu như đầy hơi, sình bụng. Đi dạo nhẹ nhàng có thể giúp ích cho việc tiêu hóa thức ăn.

Ăn trái cây

Người Việt có thói quen tráng miệng bằng trái cây sau bữa ăn. Tuy nhiên thói quen này có thể cản trở quá trình tiêu hóa. Trái cây chứa số lượng lớn các loại axit, đường, glucose, fructose, tinh bột. Khi ăn trái cây, dạ dày phải tiết ra một loại enzim để tiêu hóa sẽ trở ngại cho việc hấp thụ bữa ăn chính.

Tắm sau khi ăn

Lượng máu được kích thích dồn về dạ dày sau bữa ăn để thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Nếu bạn tắm, quá trình tập trung tiêu hóa này bị ngưng trệ khi cơ thể trở nên thư giãn.

Theo VNE

Một thống kê cho thấy Việt Nam hiện có khoảng 10 triệu con chó và từ năm 2009 đến 2013 đã phát hiện có 533 con chó bị bệnh dại, tỷ lệ tiêm phòng vắc xin dại cho chó tại các địa phương đạt thấp (dưới 60%). Hàng năm có tới 650.000 người bị súc vật (chủ yếu là chó nghi dại) cắn phải đi tiêm vắc xin. Số người tử vong vì bệnh dại tuy chỉ khoảng 50 - 60 trường hợp nhưng hậu quả về sức khoẻ, tinh thần và thẩm mỹ do vết cắn của chó để lại thì rất nặng nề.

Khi bị chó cắn cần phải xử lý ngay vết thương bằng xà phòng, nước muối đặc. Sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn, oxi già. Không được làm dập vết thương. Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để xử lý vết thương. Nếu trường hợp được chuẩn đoán là chó dại cắn, cần phải được tiêm vắc xin đúng quy trình.



Địa chỉ tiêm phòng dại ở Hà Nội uy tín dành cho người có nhu cầu đang quan tâm.

Trung tâm tiêm chủng vacxin VNVC

Địa chỉ 1: 180 Trường chinh, Quận Đống Đa
Địa chỉ 2: Số 3 Cầu Giấy, P. Láng Thượng, Q. Đống Đa
Liên Hệ: 1800 6595

Tại trung tâm VNVC, có dịch vụ tiêm chủng cao cấp về cơ sở vật chất, trang thiết bị, chăm sóc khách hàng và chất lượng vắc- xin. Đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm,

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương – Trung tâm Dịch vụ khoa học Kỹ thuật và Y tế Dự phòng

Tọa lạc tại địa chỉ 131 Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Trung Tâm Y tế Dự phòng Hà Nội tổ chức tiêm phòng chó dại cắn cho mọi người dân, không phân biệt lứa tuổi, nơi sinh sống…Nơi đây sở hữu đội ngũ nhân viên y, dược, điều dưỡng được đào tạo chuyên nghiệp dưới sự hỗ trợ của các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm từ khoa cũng như các phòng Dịch tế khác.

Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội

Địa chỉ: 70 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội

Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, tiền thân là Trạm Vệ sinh phòng dịch Hà Nội được thành lập vào năm 1963. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, có chuyên môn cao, nhân viên chăm sóc tận tình cho người bệnh nên các bạn có thể an tâm thực hiện tiêm phòng chó dại cắn tại trung tâm.

Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế

35 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

Thứ Hai – Thứ Sáu: 08:00 – 17:00

Thứ Bảy: 08:00 – 12:00

Thêm một địa chỉ tiêm phòng dại tại Hà Nội uy tín cho người dân. Tại trung tâm không chỉ có đội ngũ nhân viên chất lượng cao như các trung tâm khác, nơi đây còn nổi bật với trang thiết bị thăm khám hiện đại cùng các công nghệ tiến tiến, đạt chuẩn quốc tế.

Bệnh vô sinh hiếm muộn xuất hiện ngày càng nhiều ở các cặp đôi vợ chồng trẻ. Mong muốn có con là một thứ gì đó mà họ mong mỏi hàng ngày. 

Theo nghiên cứu trên toàn quốc do Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương và Đại Học Y Hà Nội công bố năm 2015, tỷ lệ vô sinh tại Việt Nam là 7,7%, trong đó có khoảng 50% cặp vợ chồng vô sinh có độ tuổi dưới 30. Do đó, chữa vô sinh hiếm muộn ở đâu đã trở thành mối quan tâm lớn của các cặp vợ chồng trẻ.

Hôm nay Khám Phá Đời Sống sẽ giới thiệu cho các cặp vợ chồng trẻ những địa điểm, cơ sở y tế chữa vô sinh hiếm muộn hiệu quả và uy tín tại Hà Nội.



1. Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương cung cấp quy trình khám vô sinh bao gồm: Khám phụ khoa, siêu âm tiểu khung và làm các xét nghiệm sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (HIV, lao, giang mai, viêm gan B, Clamydia), xét nghiệm tinh dịch đồ, chụp tử cung – vòi trứng (sau khi sạch kinh, không quan hệ tình dục và không viêm nhiễm đường sinh dục), xét nghiệm nội tiết ngày thứ 2 hoặc 3 của vòng kinh nếu kinh nguyệt không đều, hoặc người bệnh từ 40 tuổi trở lên. Khi có tất cả các kết quả xét nghiệm, bác sỹ sẽ chẩn đoán nguyên nhân vô sinh và cho hướng điều trị tiếp theo.

Địa chỉ: 43 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

2. Phòng khám Đa khoa Tiết niệu và Nam học Tâm Anh

Phòng Khám Đa Khoa Tiết Niệu Và Nam Học Tâm Anh do Gs. Trần Quán Anh – bác sĩ đầu ngành khoa Tiết niệu và là người thành lập chuyên khoa Nam học tại Việt Nam. Phòng khám chuyên điều trị các bệnh liên quan đến tiết niệu và các bệnh nam giới (nam học).


Quy trình thăm khám và điều trị vô sinh nam tại Phòng Khám Đa Khoa Tiết Niệu Và Nam Học Tâm Anh bao gồm: Chẩn đoán lâm sàng (thông qua tiền sử bệnh tật và sinh hoạt tình dục của người bệnh); khám tổng quát và khám bộ phận sinh dục ngoài; thực hiện một số xét nghiệm (tinh dịch đồ, sinh hóa tinh dịch, kháng thể kháng tinh trùng, nội tiết tố trong máu, di truyền học, mô học); siêu âm hệ tiết niệu – sinh dục và chụp ống dẫn tinh. Sau quy trình khám trên, bác sĩ của Tâm Anh sẽ tìm hiểu nguyên do và có hướng điều trị vô sinh cho từng bệnh nhân một cách phù hợp.

Hiện nay, phòng khám đa khoa Tâm Anh là một trong những khoa điều trị vô sinh tại Bệnh Viện Tâm Anh. 

Địa chỉ cũ: 30A Lý Nam Đế, Cửa Đông, Long Biên, Hà Nội
Địa chỉ: 108 Hoàng Như Tiếp , Quận Long Biên, Hà Nội  
Điện thoại: 024 3872 3872

3. Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe sinh sản Hà Nội

Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khỏe Sinh Sản Hà Nội được thành lập từ năm 1992, là đơn vị trực thuộc Sở Y Tế Hà Nội. Trung tâm có nhiệm vụ tư vấn về chăm sóc sức khỏe phụ nữ, sức khỏe bà mẹ, kế hoạch hóa gia đình, phá thai an toàn, phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và nam học, dự phòng điều trị vô sinh.

Địa chỉ: 38 Cảm Hội, Đống Mác, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 0246 2991 199

4. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Được thành lập vào năm 2004, Bệnh Viện Đa Khoa Hồng Ngọc hiện là mô hình bệnh viện- khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế không chỉ ở Hà Nội mà còn ở Miền Bắc Việt Nam. Tại Khoa Sản – Bệnh Viện Đa Khoa Hồng Ngọc, người bệnh sẽ được điều trị vô sinh bởi đội ngũ bác sĩ là những chuyên gia hàng đầu về sản phụ khoa của Việt Nam.


Đặc biệt, Bệnh viện có hợp tác với các bệnh viện hàng đầu Thái Lan như Phyathai 2, Smativej, BNH (BIC)…Theo chương trình hợp tác này, bệnh nhân sẽ được 1 bác sĩ Thái Lan và 2 bác sĩ Việt Nam theo sát quá trình điều trị từ những công đoạn ban đầu ở Việt Nam và giai đoạn sau ở Thái Lan nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí.


Địa chỉ: 55 Yên Ninh, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: 0243 9275 568

5. Bệnh viện phụ sản Hà Nội

Bệnh Viện Phụ Sản Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa hạng I của thành phố Hà Nội, địa chỉ tin cậy của nhân dân thành phố cũng như các khu vực lân cận trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản. Bệnh viện không những phát triển mạnh mẽ các lĩnh vực như: sản khoa, phụ khoa, kế hoạch hóa gia đình… mà còn đặc biệt ưu tiên phát triển các lĩnh vực mũi nhọn như hỗ trợ sinh sản, chẩn đoán trước sinh và sàng lọc sơ sinh.


Địa chỉ: Đường La Thành, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: 0243 8343 181

Dưới đây là danh sách tổng hợp 18 trung tâm, cơ sở y tế, địa chỉ tiêm vắc xin cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai tại Hà Nội. Các bạn tham khảo thông tin các địa chỉ dưới đây để chọn cho mình một địa chỉ phù hợp nhé.





STTCơ sở tiêm chủngĐịa chỉSĐT
1Trung tâm tiêm chủng Vacxin VNVCVNVC Trường Chinh:
180 Trường Chinh, Q. Đống Đa

VNVC ICON 4 CẦU GIẤY:
Số 3 Cầu Giấy, P. Láng Thượng, Q. Đống Đa
1800 6595
2Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ươngSố 131 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội 439.717.694
3Trung tâm Y tế dự phòng Hà NộiSố 70 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội437.730.180
4Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế Hà NộiSố 35 Trần Bình, Cầu Giấy, Hà Nội437.685.512
5Bệnh viện Nhi Trung ươngSố 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội462.738.573
6Công ty TNHH Bệnh viện Việt PhápĐường Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội435.771.100
7Bệnh viện đa khoa Quốc tế VinmecSố 458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội439.743.556
8Trung tâm Y tế huyện Đông AnhVân Trì, Tiên Dương, Đông Anh, Hà Nội439.654.805
9Công ty TNHH MTV Vắc xin và Sinh phẩm số 1Số 1 Yersin, Hai Bà Trưng, Hà Nội439.717.710
10Công ty TNHH Phòng khám gia đình Hà NộiSố 298 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội438.430.748
11Công ty TNHH Bệnh viện Hồng NgọcSố 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội439.275.568
12Trung tâm tư vấn và dịch vụ Vắc xin, Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tếĐường Kim Giang, Hoàng Mai, Hà Nội438.553.148
13Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ươngĐường Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội435.763.491
14Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tếSố 135 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội439.710.583
15Công ty TNHH International SOS Việt Nam tại Hà NộiSố 51 Xuân Diệu, Tây Hồ, Hà Nội439.340.666
16Công ty cổ phần Cẩm Hà14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, Hà Nội437.877.755
17Công ty TNHH Trung tâm bác sỹ gia đình Hà NộiSố 75 Đường Hồ Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội435.430.430
18Công ty cổ phần Y tế Đức MinhSố 51, ngõ 205, ngách 323/83, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội462.586.666

Một số lưu ý quan trọng khi đưa trẻ đi tiêm phòng

Tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch là cách tốt nhất giúp trẻ phòng tránh bệnh tật. 

Trước khi tiêm chủng

Cần để trẻ ở bệnh viện ít nhất 30 phút sau khi tiêm. 

Bố mẹ cần tránh cho trẻ ăn hoặc bú quá no, tuy nhiên cũng không nên vì vậy mà để trẻ đói  bởi điều này có thể sẽ khiến trẻ bị hạ đường huyết sau khi tiêm.

Vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ để hạn chế tình trạng nhiễm trùng. Ngoài ra, mẹ hãy cho trẻ mặc trang phục đơn giản để giúp bác sĩ dễ thao tác hơn trong quá trình tiêm phòng.

Mẹ cần mang theo đầy đủ hồ sơ, giấy tờ của trẻ, đặc biệt là sổ tiêm chủng trước đó.

Trước khi tiêm, ba mẹ đừng quên trao đổi với bác sĩ tình trạng sức khỏe của trẻ, có bị suy dinh dưỡng, có mắc bệnh cấp tính (như sốt, viêm phổi, viêm phế quản...), tiền sử bệnh tật, dị ứng với thuốc, hóa chất, thức ăn...

Nếu ở những mũi tiêm trước trẻ có dấu hiệu dị ứng, sốt..., mẹ nên báo với bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời trong tình huống khẩn cấp.

Sau khi tiêm 

Sau khi trẻ tiêm chủng xong, mẹ không nên đưa trẻ về ngay mà cần ở lại theo dõi 15-30 phút để đề phòng việc trẻ bị sốc phản vệ.

Nếu trẻ không có bất kỳ phản ứng nào, mẹ có thể đưa con về nhà nhưng vẫn cần theo dõi thêm. Theo dõi xem trẻ có sốt không, biểu hiện bên ngoài da, cử chỉ, quấy khóc, bú mẹ có bình thường không, đi ngoài thế nào. Đặc biệt là với những trẻ tiêm lần đầu khi ở 2 tháng tuổi, tiêm mũi đầu tiên và tiêm vắc xin 5 trong 1.

Ở những trẻ cơ địa nhạy cảm, vết tiêm có thể bị sưng đỏ, nổi cục cứng nhưng mẹ không cần quá lo lắng, hiện tượng này sẽ tự biến mát sau 6 - 8 tiếng. Lúc này, mẹ cần chườm mát lên vết tiêm của trẻ (không chườm nóng) để giảm đau, cho trẻ uống nhiều nước, bú mẹ nhiều hơn, mặc đồ thoáng.

Sau 24 giờ tiếp theo, mẹ có thể chườm nóng để các vết sưng tấy mau biến mất, giúp da dễ trao đổi với môi trường bên ngoài và nhanh chóng phục hồi.

Ngoài ra, hiện nay cũng có một số mẹ truyền tai nhau kinh nghiệm xát chanh hoặc đắp một lát khoai tây mỏng vào chỗ tiêm nhằm mục đích giảm đau, sưng tấy cho trẻ. Tuy nhiên, cách làm này không được các chuyên gia y tế khuyến khích vì làn da của trẻ vô cùng nhạy cảm, làm vậy có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho vết tiêm.

Trường hợp trẻ sốt nhẹ, sốt 37-38 độ C, mẹ có thể dùng các biện pháp làm mát, hạ nhiệt, thuốc hạ sốt đặt hậu môn. Nếu sốt trên 38 độ thì dùng thuốc hạ sốt, tác dụng nhanh hơn.

Trường hợp không nên tiêm phòng cho trẻ

Mỗi loại vắc xin chống chỉ định với từng nhóm trẻ khác nhau. Chẳng hạn với vắc xin phòng lao, những trẻ sinh non, cân nặng dưới 2,5 kg phải tạm thời lùi thời điểm tiêm. Vắc xin được tiêm trong tháng đầu tiên đến 2 tháng tuổi.

Do đó, trước khi đi tiêm phòng cho trẻ, mẹ cần tìm hiểu xem trẻ có thuộc đối tượng tiêm phòng hay không, đồng thời trao đổi với bác sĩ về tình hình hiện tại của trẻ.

Một số trường hợp khác trẻ cũng không nên tiêm phòng, đó là: trẻ đang mắc bệnh cấp tính, thường biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, ho, sổ mũi, tiêu chảy; trẻ mắc bệnh liên quan đến dị ứng, miễn dịch,...

Liều lượng tiêm cho trẻ trong mỗi lần tiêm phòng

Hai loại bắc xin sống không nên tiêm gần nhau trong khoảng thời gian 4 tuần. Ngoài ra có thể tiêm chủng nhiều loại vắc xin khác nhau trong một lần tiêm. Vắc xin sống bao gồm vắc xin phòng các bệnh như lao, sởi, thủy đậu…

Việc tiêm nhiều mũi tiêm trong một lần tiêm phòng có thể khiến trẻ bị phản ứng, dị ứng và khó theo dõi do không biết cơ thể trẻ phản ứng với loại vắc xin nào. Do đó, tốt nhất nên tiêm một loại vắc xin cho một lần tiêm chủng.

Có thể tiêm từ 2 loại vắc xin trở lên trong trường hợp điểm tiêm chủng ở xa nhà, trẻ ghép tạng…

Một số phản ứng sau khi tiêm ngừa

Sốt nhẹ: Sốt là phản ứng phổ biến nhất ở trẻ sau khi tiêm phòng. Đây là cách cơ thể trẻ phản ứng với thuốc và thường tự khỏi sau 1-2 ngày tiêm phòng. Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp trẻ có thể sốt cao trên 39 độ C, khi đó bố mẹ hãy đưa trẻ đến gặp bác sỹ ngay để được điều trị kịp thời.

Vết tiêm bị sưng đỏ, đau: Vấn đề này có thể tồn tại đến vài ngày nhưng đây hoàn toàn là phản ứng bình thường và sẽ tự khỏi, không đáng ngại. Có thể dùng phương pháp chườm lạnh ở chỗ tiêm để giảm đau cho trẻ.

Dị ứng: Trẻ có thể nổi các vết ban mề đay hoặc ngứa toàn thân… Thông thường, các biểu hiện dị ứng này sẽ tự khỏi sau vài ngày, nhưng nếu trẻ thấy khó chịu nhiều thì phải dùng một số thuốc chống dị ứng.

Một số phản ứng khác: Ở một số trường hợp, trẻ sẽ gặp phải các phản ứng hiếm gặp như tai biến thần kinh, viêm hạch, viêm não...Đây là những phản ứng nặng, có thể đe dọa tính mạng trẻ nếu bố mẹ không kịp thời đưa con đến bệnh viện.

Lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng trong những ngày lạnh

Trong những ngày lạnh hoặc mưa phùn, bố mẹ đưa trẻ đi tiêm phòng cần chú ý giữ ấm cơ thể của trẻ. Tránh việc khí lạnh xâm nhập khiến trẻ dễ mắc cách bệnh liên quan đến đường hô hấp. Lúc này, bố mẹ cần đảm bảo chân, tay và người trẻ đủ ấm, không để trẻ bị thấm nước mưa,...

Khi nào đưa trẻ đến bệnh viện


Sau khi tiêm phòng, nếu trẻ có các biểu hiện bất thường như trẻ sốt trên 39 độ C, sốt cao quá 2 ngày, co giật, chân tay lạnh, tím tái, khó thở, quấy khóc, không đáp ứng thuốc hạ sốt thông thường, bỏ bú, sưng to, đỏ quanh chỗ tiêm..., bố mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện.


Tổng hợp

Sinh con là một quyết định quan trọng đối với người vợ và người chồng. Để em bé khỏe mạnh các bậc cha mẹ cần chú ý tới độ tuổi, sức khỏe và kinh tế... Vậy khả năng sinh sản ở độ tuổi nào là tốt nhất?

Đối với phụ n

Khả năng sinh sản ở độ tuổi nào là tốt nhất? Câu hỏi này đối với phụ nữ theo như tiêu chuẩn quốc tế là 15 tới 44 tuổi. Hiện nay công nghệ y khoa hiện đại, các chị em phụ nữ vẫn có thai sau 45 tuổi hoặc hơn tuy nhiên điều này không tốt.

Khả năng sinh sản ở phụ nữ phụ thuộc vào trứng, ở Úc độ tuổi này sinh sản nhiều là từ 20 tới 38 tuổi, trong đó 7 năm đầu tiên là cao nhất.

Các chị em có thể mang thai cao nhất trong giai đoạn từ 20 - 27 tuổi. Từ 27 - 35 tuổi chất lượng của trứng cũng sẽ giảm dần mặc dù khả năng thụ thai vẫn cao.

Sau 35 tuổi chất lượng trứng giảm rõ rệt, giai đoạn 40 - 50 tuổi vẫn có thể sinh em bé nhưng khó có thể thụ thai hoặc em bé sẽ không được khỏe mạnh.



Đối với đàn ông

Đối với nam giới khả năng sinh sản ở độ tuổi nào là tốt nhất? Không giống như phụ nữ, giai đoạn sinh sản mạnh nhất của các đấng nam nhi mạnh nhất vào những năm 20 tuổi.

Bắt đầu vào tuổi 30, các yếu tố chỉ điểm cho khả năng sinh sản đối với nam giới bắt đầu giảm dần, nồng độ hoóc môn testosterrone giúp cho sự trưởng thành của các tinh trùng.
Tinh hoàn bắt đầu nhăn và mềm, chất lượng cũng như số tinh trùng cũng giảm dần khi nam giới bước vào tuổi 40.


Tỉ lệ thụ thai trong một năm theo từng độ tuổi

Theo thống kê, tỉ lệ thụ thai của những người trẻ tuổi thông thường nếu như không dùng các biện pháp tránh thai thì sau 4 tháng sẽ có em bé.

Từ 21 tuổi đến 35 tuổi khả năng sinh sản rất tốt cho cả nam và nữ,, sau 35 tuổi giảm dần và 40 tuổi nó sẽ giảm một cách nhanh chóng hơn.

Tỉ lệ thụ thai được trích dẫn (đối với nam và nữ cùng tuổi sau 1 năm quan hệ không dùng các biện pháp tránh thai).

  • 20 tuổi tỉ lệ thụ thai là 90%
  • 30 tuổi tỉ lệ thụ thai là 70%
  • 35 tuổi tỉ lệ thụ thai là 55%
  • 40 tuổi tỉ lệ thụ thai là 45%
  • 45 tuổi tỉ lệ thụ thai là 6%.

Cơ hội thụ thai tốt khi giao hợp đúng ngày

Ngoài việc chú ý tới khả năng sinh sản ở độ tuổi nào là tốt nhất, các cặp vợ chồng cần chú ý tới cơ hội thụ thai tốt nhất vào ngày giao hợp. Theo như một nghiên cứu của Mỹ và Ý năm 2002 đối với 782 cặp đôi khỏe mạnh, cho thấy nếu như giao hợp đúng ngày thì tỉ kệ thụ thai thì sẽ phụ thuộc vào tuổi của hai bên:


  • Độ tuổi từ 19 - 26 là 50%
  • Tuổi từ 27 - 40 là 40%
  • Tuổi từ 35 - 39 (khi người nam lớn hơn nữ không quá 5 tuổi) là ít hơn 30%.
  • Tuổi 35 - 39 (khi người nam lớn hơn nữ trên 5 tuổi) là ít hơn 20%.


Tỉ lệ thụ tinh nhân tạo đạt thành công theo độ tuổi

Theo như nhận thức chung việc áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại trong việc hỗ trợ sinh sản sẽ giúp giảm trì hoãn sự suy giảm khả năng sinh sản theo tuổi.

Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng. Tỉ lệ thành công của việc thu tinh nhân tạo, thụ tinh ống nghiệm hay các công nghệ hỗ trợ sinh sản cũng chịu tác động của độ tuổi tương tự như thụ thai tự nhiên. Theo như số liệu của Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh ở Mỹ cho thấy, tỉ lệ trẻ sinh ra bởi ống nghiệm cũng như phương pháp điều trị vô sinh dùng trứng của người mẹ đều giảm theo độ tuổi khác nhau.

Với chị em phụ nữ nhỏ hơn 35 tuổi, cơ hội sinh em bé sau khi thụ tinh nhân tạo trong chu kỳ rụng trứng là khoảng 45%.

Tuy nhiên tỉ lệ thành công của các công nghệ hỗ trợ sinh sản khi chị em dùng chính trứng của mình là 37% ở độ tuổi 35 - 37 tuổi. Tỉ lệ này giảm nhanh xuống 6% đối với phụ nữ quá 42 tuổi.

Tỉ lệ thành công của việc áp dụng công nghệ hỗ trợ sinh sản phụ thuộc theo độ tuổi của trứng được cho, khi phụ nữ ở giai đoạn 45 tuổi nếu dùng trứng từ người cho từ 20 - 30 tuổi thì tỉ lệ thành công là trên 40%.


Như vậy có thể thấy khả năng sinh sản vẫn phụ thuộc vào độ tuổi dù thụ tinh tự nhiên hay thụ tinh nhân tạo.

Khả năng thành công của thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật thực hiện, công nghệ nuôi cấy phôi và cả yếu tố tâm lý.

Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến thành công của thụ tinh trong ống nghiệm.

1. Tỷ lệ thành công ivf cao khi tuổi còn trẻ

Việc mang thai, sinh nở dù theo hình thức thụ tinh tự nhiên hay thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) đều phụ thuộc rất lớn vào độ tuổi của người mẹ. Bởi số lượng và chất lượng trứng đạt tiêu chuẩn (có thể cùng với tinh trùng tạo thành phôi khỏe mạnh) theo sinh lý phụ nữ sẽ giảm theo thời gian, đặc biệt khi phụ nữ bước qua tuổi 35. Chất lượng trứng càng tốt, số phôi tạo thành càng nhiều, dẫn đến cơ hội chuyển phôi của mẹ được nhiều lần hơn trong 1 chu kỳ kích thích trứng.



Điều trị vô sinh hiếm muộn càng sớm càng có nhiều cơ hội thành công

Với thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), giai đoạn quan trọng nhất là ở lần chọc hút trứng (sau khi tiêm thuốc kích thích rụng trứng). Trong suốt quá trình kích thích trứng, người mẹ sẽ biết số lượng trứng mình có trong chu kỳ này là bao nhiêu. Số lượng trứng này đối với mỗi phụ nữ đều khác nhau, tùy vào cơ địa từng người. 

Trong IVF, chỉ có khoảng 60-70% trứng trưởng thành sẽ tạo thành phôi. Khoảng 95% noãn thụ tinh với tinh trùng sau đó sẽ phát triển thành phôi ngày 2; 70-80% noãn thụ tinh sẽ phát triển đến phôi ngày 3; khoảng 50% noãn thụ tinh sẽ phát triển đến phôi ngày 5. Nghĩa là nếu nuôi cấy càng kéo dài, số phôi còn lại càng thấp. Ví dụ: Nếu chọc hút lấy được 10 trứng trưởng thành thì số phôi trung bình có được khi nuôi cấy đến ngày 2 là 6 phôi; đến ngày 3 là 4-5 phôi, đến ngày 5 là 2-3 phôi. Đây là ước tính trung bình, mỗi trường hợp có thể khác.

Ngoài ra, phôi cũng được phân loại thành phôi loại 1, phôi loại 2 và phôi loại 3 tùy theo chất lượng phôi. Tuy nhiên, chất lượng của các loại phôi cũng không quá khác biệt, nên bạn cũng không nên quá lo lắng nếu chỉ có phôi loại 2 hoặc 3 mà không có phôi loại 1.

Khả năng làm tổ của một phôi, nghĩa là khả năng có thai của một phôi khi cấy vào tử cung là khoảng 15-20% với phôi ngày 2; khoảng 20-25% với phôi ngày 3; 30-35% nếu là phôi ngày 5. Phụ nữ tuổi càng cao thì tỉ lệ thành công giảm dần.

Đọc thêm: 




2. Cơ hội thành công tỷ lệ thuận với thời gian

Trước khi tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm, tất cả các cặp vợ chồng đều được kiểm tra tình trạng vô sinh hiếm muộn. Với những ca bị vô sinh hiếm muộn nhiều năm, nguyên nhân gây vô sinh phức tạp (tinh trùng của người chồng quá ít, quá yếu…; hay người vợ có tiền sử kích thích buồng trứng quá mức, lạc nội mạc tử cung…, chắc chắn quá trình “đi tìm con yêu” sẽ khó khăn, vất vả hơn.

Vì vậy, theo khuyến cáo, nếu sau một năm không dùng các biện pháp tránh thai mà vẫn chưa có con, các cặp vợ chồng cần đi khám sớm nhằm tìm ra nguyên nhân và tình trạng đang gặp để kịp thời điều trị.

3. Trình độ kỹ thuật thực hiện

Thụ tinh trong ống nghiệm là một kỹ thuật gồm nhiều bước phức tạp, đòi hỏi bác sĩ thực hiện là người không chỉ có chuyên môn mà còn phải có kinh nghiệm. Đặc biệt với những ca mà nguyên nhân vô sinh hiếm muộn phức tạp, bác sĩ sẽ phải quyết định có cần thực hiện các kỹ thuật liên quan chuyên sâu như tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI), nuôi trứng non rồi cho thụ tinh… hay không.

Kỹ thuật được tiến hành chính xác không chỉ quyết định tỷ lệ thành công của ca thụ tinh trong ống nghiệm, giúp giảm chi phí, thời gian tiến hành mà còn giúp tránh được những rủi ro về sức khỏe cho người mẹ.



Tỷ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm của bác sĩ thực hiện. Bệnh nhân cần tìm đến bệnh viện lớn, có đội ngũ chuyên gia, bác sĩ tay nghề cao, được hội đồng y khoa trong nước và quốc tế công nhận để sớm có cơ hội làm cha mẹ.

Theo thống kê ở các ca thụ tinh trong ống nghiệm, nguy cơ tổn thương ruột, nội tạng gây xuất huyết nội trong quá trình sử dụng kim đâm để chọc hút trứng, phải cấp cứu là khoảng 0,1%; bệnh nhân bị hội chứng quá kích buồng trứng khi tiêm thuốc kích thích rụng trứng là 1-2%. Những nguy cơ này có thể được kiểm soát nếu thực hiện ở những bệnh viện lớn, nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ thực hiện có tay nghề cao và trang thiết bị hiện đại.

Việt Nam được đánh giá là nước thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm hiệu quả hàng đầu trong khu vực và trên thế giới. Thậm chí rất nhiều người nước ngoài đã tìm đến Việt Nam để tìm kiếm cơ hội có con cho mình. Vì vậy, các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn tại Việt Nam không cần phải đi đâu xa để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Ngay tại nước nhà, may mắn vẫn có thể đến với mình khi chọn được nơi điều trị vô sinh hiếm muộn đạt tiêu chuẩn quốc tế và bác sĩ có tay nghề cao.

4. Phòng LAB đạt chuẩn “phòng sạch”, kỹ thuật viên tay nghề cao

Thụ tinh trong ống nghiệm và các kỹ thuật liên quan đòi hỏi phải có phòng nuôi cấy trứng non, nuôi cấy phôi đạt tiêu chuẩn nghiêm ngặt, trong đó gồm tiêu chí vô trùng, nhiệt độ, độ ẩm phù hợp, chất lượng không khí phải luôn ở mức tối ưu nhất. Bởi trứng non hay phôi khi nuôi cấy ở môi trường bên ngoài tử cung người mẹ rất dễ bị vi khuẩn, bào tử nấm mốc, virus… trong không khí tấn công, ảnh hưởng đến sự phát triển thậm chí ngưng phát triển. Có thể nói, tiêu chuẩn phòng sạch (clean room) đóng vai trò quan trọng vào sự thành bại của thụ tinh trong ống nghiệm.



Phòng LAB IVFTA đạt chất lượng quốc tế về tiêu chuẩn phòng sạch

Tuy nhiên để đầu tư và đảm bảo chất lượng phòng sạch theo tiêu chuẩn quốc tế là điều rất ít bệnh viện hiện nay có khả năng thực hiện. Ngoài chi phí đầu tư cao, việc xây dựng phòng sạch phải tiến hành đồng bộ ngay từ ban đầu, đội ngũ nhân viên làm việc trong khu vực phòng labo (phòng nuôi cấy khi thụ tinh trong ống nghiệm) phải được đào tạo kiến thức nâng cao về kỹ thuật kiểm soát chất lượng không khí; quy trình thao tác hàng ngày nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng không khí… Đến thời điểm này, Việt Nam mới chỉ có một vài đơn vị hỗ trợ sinh sản có labo đạt tiêu chuẩn phòng sạch, trong đó có đơn vị hỗ trợ sinh sản của bệnh viện Tâm Anh (IVFTA).

5. Đừng tham khảo quá nhiều kinh nghiệm thành công trên mạng

Trong quá trình thực hiện IVF, chị em thường có tâm lý tìm hiểu và tiếp thu các kinh nghiệm dân gian truyền miệng để cải thiện độ dày niêm mạc, tăng khả năng phôi bám thành công như ăn nhiều bơ, sầu riêng, cá chép có trứng, lòng trắng trứng gà, uống sữa đậu nành, kiêng tắm, nằm bất động… Những kinh nghiệm dân gian cần tiếp thu một cách chừng mực, chủ yếu để tạo tâm lý thoải mái và an tâm – một yếu tố rất quan trọng để chuyển phôi IVF thành công.

Thông thường, bác sĩ sẽ khuyên bạn ăn uống bình thường và vận động nhẹ nhàng trong thời gian sau chuyển phôi. Để ăn tâm hơn, bạn có thể thực hiện theo một số lời khuyên khoa học và hợp lý như:

Trước khi chuyển phôi

Các cặp đôi nên chuẩn bị sức khỏe trước khi làm IVF khoảng vài tháng để có thể lực và tâm lý tốt nhất như:


  • Dinh dưỡng: cả 2 vợ chồng để cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ tất cả các nhóm chất dinh dưỡng. Riêng đối với người chồng, nên ăn thực phẩm chứa nhiều sắt kẽm như thịt bò, sò huyết và tăng khẩu phần ăn khi gần đến ngày lấy tinh trùng.
  • Vận động: Trong thời gian lên kế hoạch chuẩn bị tiến hành IVF, cả 2 nên tham gia các môn thể thao yêu thích và phù hợp để nâng cao thể lực thể chất và tinh thần. Nên đi du lịch để có tâm lý vui vẻ và thoải mái trước khi bước vào quá trình làm IVF.
  • Quan hệ vợ chồng: Trước khi chuyển phôi 24 tiếng, vợ chồng không quan hệ tình dục.


Khi chuẩn bị chọc hút trứng, người vợ cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của bác sĩ như: Không trang điểm, không sử dụng nước hoa, không sơn móng tay chân,… nhằm đảm bảo vệ sinh và sự an toàn cho việc chọc hút trứng thành công.

Sau khi chuyển phôi

Trong thời gian này các cặp đôi cần lưu ý nhiều hơn đến vấn đề dinh dưỡng, vận động, nghỉ ngơi và các vấn đề trong sinh hoạt khác:

Dinh dưỡng: nên bổ sung đạm từ thịt gà, thịt bò, thịt heo, hàu, tôm, cua, sữa. Tránh ăn chua cay và các chất kích thích như tiêu, ớt, cà phê, bia, rượu, hút …. Tránh ăn quá mặn; Không ăn quá lạnh hoặc quá nóng. Ăn nhiều rau, chất xơ, uống nước hoa quả và dùng thực phẩm hợp vệ sinh để tránh táo bón hoặc tiêu chảy trong thời gian này. Hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào chứng minh bơ và sầu riêng… giúp làm dày tử cung và tốt cho trứng của người phụ nữ nên bạn cũng chỉ nên ăn một cách chừng mực, không nên quá lạm dụng.

Vận động: sau khi chuyển phôi nên đi lại nhẹ nhàng, không đi cầu thang. Một số kinh nghiệm dân gian khuyên chị em nên nằm bất động trong thời gian này. Tuy nhiên, việc nằm một chỗ sau khi chuyển phôi là tư thế không tự nhiên của một cơ thể đang hoạt động nên có thể gây nhiều ảnh hưởng bất lợi. Phôi thai làm tổ và bám vào tử cung người mẹ trong khoảng thời gian từ 5-7 ngày kể từ ngày thụ thai (tức là 3-5 ngày kể từ ngày chuyển phôi). Trong khoảng thời gian phôi làm tổ, bạn nên nằm nghỉ ngơi bình thường và thư giãn để tăng khả năng bám dính của phôi.

Quan hệ vợ chồng: Vợ chồng không quan hệ trong thời gian này. Trách gây động và kích thích vì sẽ gây co bóp tử cung ảnh hưởng đến phôi thai.

Vệ sinh cá nhân: Có thể tắm hằng ngày nhưng lưu ý là nên tắm nhẹ nhàng bằng tắm nước ấm. Nên thay quần lót thường xuyên để giữ vùng kín luôn sạch sẽ.

Tâm lý: Trong thời gian này nên tránh xem phim đọc sách mang tính chất bạo lực, kích động mạnh dễ ảnh hưởng đến tâm lý. Bên cạnh đó, không nên quá tập trung suy nghĩ đến kết quả sắp tới để rồi có tâm lý lo lắng và suy nghĩ bi quan. Thay vào đó, nên suy nghĩ đến những điều làm bạn vui hoặc giải trí nhẹ nhàng bằng cách nghe nhạc nhẹ, xem phim vui nhộn, đọc sách báo…


Thông tin từ Tâm Anh Hospital

Kim Dung

[Kim-Dung][fbig1]

Đời Sống

[Doi-song][fbig2]

Sức khỏe

[Suc-khoe][column1]

Quân Đội

[Quan-doi][column2]

Khoa Học

[Khoa-hoc][hot]

Doanh Nhân

[Doanh-nhan][gallery1]

Manga

[Manga][gallery2]

Võ Thuật

[Vo-thuat][gallery3]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Image 1 Title

Image 1 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 3 Title

Image 3 Title

Image 4 Title

Image 4 Title

Image 5 Title

Image 5 Title

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.