Articles by "Quan-doi"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Quan-doi. Hiển thị tất cả bài đăng

Chiến tranh thế giới đã suýt không thể kết thúc nếu các kế hoạch 'động trời' mà Phát xít Nhật, Đức hay là cả âm mưu Thế chiến thứ 3 của Anh thành công trọn vẹn.

Những 'âm mưu' ghê gớm dưới đây đã suýt thành công nếu như các Quốc gia này không phân tán quá nhiều lực lượng ra nhiều mặt trận cũng như mong muốn thống trị Thế giới không quá mù quáng. 
Các kế hoạch 'động trời' mà các cường quốc đưa ra có thể kể đến: Phát xít Nhật định sử dụng bom hóa học tấn công Mỹ, Thủ tướng Churchill dự tính phát động Thế chiến III… là những kế hoạch “động trời” trong lịch sử nhân loại. 
1. Hai kế hoạch của Nhật Bản nhằm xâm lược Australia
Trong năm 1942, các quan chức Quân đội và Hải quân Nhật Bản đã tiến hành một loạt các cuộc họp về việc chuẩn bị kế hoạch chiến tranh. Khi đó, quốc gia này đã chiếm đóng một phần lãnh thổ rộng lớn ở Thái Bình Dương và Australia là mục tiêu tiếp theo của họ.
Hải quân Nhật Bản đã đưa ra đề xuất tiến hành một cuộc xâm lược quy mô nhỏ vào phía bắc Australia để ngăn chặn Anh và Mỹ sử dụng quốc gia này thành căn cứ quân sự..
Tuy nhiên, quân đội Nhật Bản đã bác bỏ kế hoạch trên vì họ cho rằng, nó sẽ biến thành một cuộc chiến hao tốn tiền bạc. Thay vào đó, chỉ huy Quân đội Nhật Bản muốn phát động một cuộc chến xâm lược Australia trên quy mô lớn, với 10 sư đoàn.
Nhưng số lượng quân sĩ đó dường như không thể triển khai được vì hầu hết đang đóng ở Trung Quốc. Việc chuyển quân và cung cấp lương thực, đạn dược cho số lượng binh sĩ lớn như vậy sẽ khá khó khăn.
Nhật Bản gọi kế hoạch trên là “Operation FS”. Theo kế hoạch, bằng cách đánh chiếm miền đông New Guinea, quần đảo Solomon, quần đảo New Caledonia-Fiji sẽ bị quân đội Nhật Bản chiếm đóng hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu kế hoạch đó xảy ra, Hải quân Mỹ sẽ khiến phát xít Nhật Bản gánh chịu một loạt thất bại ở Thái Bình Dương.
2. Quân đồng minh tấn công nước Đức trước một năm
Năm 1942, Tướng Dwight Eisenhower đã đưa ra một kế hoạch cho cuộc tấn công sớm nước Đức. Kế hoạch này được đặt mật danh là “Operation Round-up” và quân Đồng minh sẽ đổ bộ lên nước Pháp vào năm 1943. Mục đích của kế hoạch trên là giảm bớt áp lực đối với quân đội Liên Xô. Theo đó, phát xít Đức sẽ phải gồng mình chiến đấu tại hai mặt trận.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Anh tin rằng, kế hoạch tấn công quân sự trên là quá sớm khi mà lực lượng phòng thủ của Đức quốc xã vẫn còn khá mạnh.
Thay vào đó, quan Đồng minh ủng hộ chiến dịch Torch và mục tiêu được xem có phần nhẹ nhàng hơn đó là khu vực Bắc Phi. Các nước Đồng minh sẽ đi theo những con đường khác nhau để tiến vào lãnh thổ Italy. Chiến dịch Roundup sẽ được triển khai sau đó một năm.
3. Kế hoạch của Hitler nhằm xâm lược Thụy Sĩ
Sau chiến thắng vang dội ở Pháp năm 1940, Hitler ra lệnh cho các tướng lĩnh của mình chuẩn bị một kế hoạch chu toàn cho cuộc xâm lược Thụy Sĩ. Kế hoạch đó được gọi là “Chiến dịch Tannenbaum”. Ban đầu, Đức quốc xã định điều 21 sư đoàn nhưng sau đó tăng lên 11 sư đoàn ở phía bắc và 15 sư đoàn khác đang đóng quân ở phía nam Italy cùng hợp đồng tác chiến xâm lược Thụy Sĩ. 
Đối với Thụy Sĩ, người dân nước này chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu chống lại kẻ địch với tinh thần quyết tử. Toàn bộ dân số được vũ trang và hơn 400.000 nam giới được triệu tập để chiến đấu với kẻ thù ngay khi cuộc chiến nổ ra.
Tướng Henri Guisan của Thụy Sĩ đã đưa ra chiến lược đối phó với kẻ thù là: lúc đầu sẽ bảo vệ biên giới rồi sau đó rút lui vào một số pháo đài trong dãy núi Alps, nơi mà họ sẽ chiến đấu với quân Đức quốc xã cho đến khi còn người cuối cùng. Một cuộc chiến tranh du kích kéo dài trên các sườn núi lạnh của Thụy Sĩ sẽ khiến quân Hitler phải trả giá đắt.
4. Kế hoạch xâm lược Anh của phát xít Đức
Hitler cũng có kế hoạch xâm lược Vương quốc Anh sau khi chiếm đóng thành công nước Pháp. Kế hoạch mang tên “Chiến dịch Seelowe” và Đức sẽ huy động 160.000 binh sĩ tham gia. Phát xít Đức sẽ chuyển số quân đó bằng 2.000 xà lan chạy dọc eo biển Anh.
Tuy nhiên, các tướng sĩ của Hitler lo sợ sức mạnh của Hải quân và Không quân Hoàng gia Anh. Họ cho rằng, ưu thế của Anh là ở trận chiến trên không nên quân đội Đức phải tập trung cao độ trong mặt trận này.
Do đó, trong khoảng 3 tháng, quân đội phát xít Đức đã cố gắng để tiêu diệt quân đội Hoàng gia Anh trong một loạt các trận chiến trên bầu trời nhưng đều thất bại. Cuối cùng, kế hoạch xâm lược Anh của Hitler bị hủy bỏ vô thời hạn.
5. Kế hoạch tấn công Liên Xô của Anh, Pháp
Ngay trước khi Chiến tranh thế giới II bắt đầu, Anh và Pháp đều đã quan tâm đến việc Liên Xô cung cấp dầu cho Đức quốc xã. Để ngăn chặn nguồn tiếp dầu cho chính quyền Hitler, các nhà lãnh đạo Anh và Pháp đã lên kế hoạch có tên “Chiến dịch Pike” nhằm làm tê liệt nghiêm trọng nền kinh tế Liên Xô bằng cách ném bom vào các cơ sở dầu mỏ quan trọng của nước này.
Sau một thời gian bàn thảo, Anh và Pháp quyết định chọn mục tiêu tốt nhất là các mỏ dầu ở Azerbaijan. Khu vực này có vị trí khá tốt để máy bay ném bom của Anh và Pháp hoạt động khi chúng đang đồn trú ở Trung Đông.
Đến tháng 4/1940, các máy bay ném bom của hai nước này gần như đạt được mục tiêu đề ra nhưng không hề đánh bom trúng các khu vực dầu của Liên Xô. Cụ thể, Anh và Pháp quyết định sử dụng số máy bay trên chỉ để đe dọa Liên Xô không cung cấp dầu cho Đức quốc xã.
Sau khi Đức xâm lược Pháp và các quốc gia chậm phát triển vào năm 1940, kế hoạch trên của Anh và Pháp bị tạm dừng. Khi đó, Anh lo sợ nếu tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công thì có khả năng Liên Xô sẽ đứng về phía phát xít Đức.
6. Kế hoạch xâm lược Liên Xô của Nhật
Ngay từ năm 1937, Nhật Bản đã lên kế hoạch thực hiện một loạt các chiến dịch chạm đến lãnh thổ của Liên Xô ở vùng Viễn Đông, đặc biệt là Siberia. Trong một hội nghị giữa các đế quốc diễn ra vào tháng 7/1941, Nhật Bản đã đồng ý rằng sẽ xâm lược Liên Xô chỉ khi Đức thành công trong việc đóng chiếm Liên Xô.
Khi đó, Liên Xô sẽ buộc phải cùng lúc chiến đấu chống lại hai kẻ thù là quân Đức ở phía tây và Nhật Bản ở phía đông. Mặc dù Nhật Bản và Liên Xô đã ký một hiệp ước trung lập nhưng cả hai bên đều ra sức thành lập các căn cứ quân sự quy mô lớn dọc theo biên giới hai nước để đề phòng trường hợp hai nước giao chiến.
Quân đội Nhật Bản tăng cường tuyên bố sẽ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Liên Xô. Họ nói rằng sẽ chiếm đóng các vùng lãnh thổ Viễn Đông của Liên Xô một cách dễ dàng khi quốc gia này chật vật chống đỡ các đợt tấn công của quân Đức ở châu Âu.
Tuy nhiên, năm 1939, quân Nhật thất bại trong một trận chiến với Liên Xô khiến cho kế hoạch của họ tan vỡ. Khi đó, các nhà lãnh đạo Nhật Bản nhận định cuộc chiến trên có thể là hành động gây chiến với Mỹ.
7. Đức lên kế hoạch xâm lược Gibraltar
Năm 1940, Đức quốc xã đã thất bại trong việc tiêu diệt Không quân Hoàng gia Anh nên đành ấp ủ một kế hoạch khác nhằm đánh chiếm Gibraltar.
Bằng cách chiếm đóng Gibraltar ở bán đảo Iberia, Đức quốc xã có thể ngăn chặn Hải quân Hoàng gia Anh hoạt động ở Địa Trung Hải và hoàn toàn cắt đứt đường tiếp tế của Anh từ kênh đào Suez. Họ sẽ cố gắng khiến quân đội Anh chết dần vì thiếu thốn, cạn kiệt lương thực và cuối cùng sẽ phải đầu hàng.
Kế hoạch của Đức quốc xã có mật danh là “Chiến dịch Felix”. Theo đó, quân Đức sẽ đưa quân vào Tây Ban Nha. Quan chức chính phủ hàng đầu giữa Đức và Tây Ban Nha đã tổ chức một loạt các cuộc thảo luận về đề xuất này.
Tuy nhiên, đến phút cuối cùng, nhà lãnh đạo Franco đã không tiếp tục theo đuổi kế hoạch trên bởi ông lo sợ cuộc xâm lược Anh sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến Tây Ban Nha.
8. Nhật Bản dự định dùng bom hóa học tấn công Mỹ
Trong những ngày trước khi kết thúc Chiến tranh thế giới II, đơn vị vũ khí chiến tranh hóa sinh học 731 của Nhật Bản đã lên kế hoạch thực hiện một cuộc tấn công hóa học nhằm vào Mỹ. Theo đó, những chiếc máy bay ném bom cảm tử sẽ mang theo với bom chứa mầm bệnh dịch và thả ở khu vực được bảo vệ thấp nhưng có đông dân số.
Các mục tiêu được Nhật Bản lựa chọn là San Diego, California. Thời điểm mà Nhật định tiến hành là ngày 22/9/1945.
Cuộc tấn công không có giá trị quân sự của phát xít Nhật được coi là nỗ lực cuối cùng để ngăn cản Mỹ tấn công lãnh thổ đất liền của Nhật Bản. Tuy nhiên, kế hoạch đó đã không bao giờ được thực hiện khi quân đội Mỹ thả 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố khiến nước này phải giơ cờ trắng đầu hàng quân Đồng minh.
9. Mỹ dự định dùng vĩ khí hóa học tấn công Nhật Bản
Tháng 4/1945, Tham mưu trưởng liên quân Mỹ bổ nhiệm Tướng Douglas MacArthur lãnh đạo quân đội thực hiện cuộc tấn công cuối cùng nhằm vào Nhật Bản. Kế hoạch trên dự tính sẽ có 2,5 triệu binh sĩ tham gia. Do lo sợ phát xít Nhật đã đến đường cùng nên sẽ chiến đấu với tinh thần “một mất một còn” nên quân Đồng minh sẵn sàng sử dụng vũ khí hóa học nếu cần thiết.
Thật may mắn là quân Đồng minh đã không phải thực thi kế hoạch này bởi phát xít Nhật đã đầu hàng vào ngày 15/8/1945. Theo dự tính, nếu quân Đồng minh thực hiện kế hoạch như ban đầu thì khoảng 400.000 – 800.000 binh sĩ Mỹ bị thiệt mạng cộng thêm 4 triệu người bị thương.Trong khi đó, nước Nhật sẽ phải chịu thương vong khủng khiếp.
10. Thủ tướng Churchill lên kế hoạch Chiến tranh thế giới III
Sau khi phát xít Đức bị tiêu diệt, lãnh thổ châu Âu lúc đó bị chia thành hai phần: phần lãnh thổ phía Tây thuộc quyền kiểm soát của các nước Đồng minh và Liên Xô kiểm soát khu vực phía đông. Khi đó, Thủ tướng Anh Winston Churchill đã không tin tưởng Stalin có thể giải phóng quốc gia bị chiếm đóng chỉ với lực lượng hiện tại của mình.
Vì vậy, Thủ tướng Churchill cùng với các tướng lĩnh quân sự “nhen nhóm” kế hoạch thuyết phục các nước thuộc phe Đồng minh cùng đứng lên chống lại Liên Xô ở khắp châu Âu.
Dự kiến, cuộc Chiến tranh thế giới III sẽ bắt đầu vào ngày 1/7/1945 và sẽ tái vũ trang cho 100.000 binh lính Đức tham gia chiến đấu. Ông cũng muốn Mỹ sử dụng bom nguyên tử trong trường hợp Liên Xô không chịu đầu hàng. Nhưng trên thực tế, kế hoạch của Churchill không bao giờ được thực hiện bởi Mỹ đã quá mệt mỏi để bắt đầu một cuộc chiến khác.
Trong bức điện gửi từ Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Harry Truman nói với Thủ tướng Churchill rằng, nước Mỹ sẽ không giúp Anh tấn công Liên Xô ở Đông Âu.
Theo Kiến Thức

Ít ai ngờ, chính ý nghĩa lịch sử to lớn của sự kiện 2/9/1945 đã tạo đà cho hàng loạt các dân tộc thuộc địa trên thế giới đứng lên giành chính quyền.

Vào ngày này cách đây 70 năm, ngày 2 tháng 9 năm 1945 - tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam).

Kể từ đây, lịch sử dân tộc ta đã bước sang một trang mới. Những người con Việt Nam lần đầu tiên được ngẩng đầu, tự hào với thế giới vì mình đã trở thành công dân của một nước tự do và độc lập.

Và sự kiện lịch sử trọng đại này như phát súng đầu tiên giúp các quốc gia dân tộc thuộc địa vùng lên đấu tranh để giành lại chính quyền.

Nhân kỷ niệm 70 năm ngày Quốc khánh của cả dân tộc, chúng ta hãy cùng điểm lại ý nghĩa lịch sử của sự kiện ngày 2 tháng 9 năm 1945 và tìm hiểu xem sự kiện này đã truyền cảm hứng đến các quốc gia dân tộc thuộc địa khác vùng lên đấu tranh như thế nào.

Từ ý nghĩa lịch sử to lớn...

150901tn01-acb08

Đúng 2 giờ chiều ngày 2/9/1945, trước sự chứng kiến của khoảng 50 vạn nhân dân Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trên lễ đài, tuyên bố khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) với cả thế giới.

150901tn04-9f584
Hình ảnh hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, nhân dân thủ đô tề tựu tại quảng trường Ba Đình, nghe đọc bản Tuyên ngôn độc lập.

Có thể nói, sự kiện trọng đại này là kết quả tất yếu sau khi chúng ta giành được thắng lợi trong cuộc Cách mạng tháng Tám.

Cách mạng tháng Tám đã phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm và ách thống trị của phát xít Nhật gần 5 năm, lật nhào ngai vàng phong kiến ngự trị ngót chục thế kỷ ở nước ta, lập nên nhà nước do nhân dân lao động làm chủ.


150901tn02-041c4

Bên cạnh đó, thắng lợi của cuộc cách mạng này còn đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc: kỉ nguyên độc lập, tự do; kỉ nguyên nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc; kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.


150901tn06-7aea5
Đông đảo nhân dân tập trung tại Quảng trường Ba Đình (Ảnh: TTXVN).

Lớn hơn cả, thắng lợi của cuộc cách mạng đã góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới II, không những chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc mà còn cổ vũ mạnh mẽ đến dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng.

... và niềm cảm hứng vô bờ giúp một loạt các dân tộc thuộc địa đứng lên giải phóng giành chính quyền

150901indonesia01-c643b

Cách mạng tháng Tám đã làm bùng nổ “phong trào” giành độc lập tại rất nhiều nước thuộc địa ở châu Phi và châu Á. Có thể kể đến một số nước như Indonesia, Philippines, Ai Cập... đã vùng lên đấu tranh để giành lấy chính quyền.


150901tn07a-95e79

Sau khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh ngày 23 tháng 8 năm 1945, nhân dân Lào đã nổi dậy thành lập chính quyền cách mạng ở nhiều nơi.

Ngày 12 tháng l0 năm 1945, nhân dân thủ đô Viêng Chăn khởi nghĩa giành chính quyền, Chính phủ Lào ra mắt quốc dân và trịnh trọng tuyên bố trước thế giới nền độc lập của Lào.


150901philippines02-c643b

Vào ngày 4 tháng 7 năm 1946, đại diện Mỹ và Cộng hòa Philippines đã ký kết với nhau một bản Hiệp ước quan hệ giữa hai chính phủ, qua đó công nhận Philippines là một quốc gia độc lập.

150901Egypt02-c643b

Sau khi giành được quyền độc lập từ thực dân Anh vào tháng 10/1952, người dân Ai Cập đã nhanh chóng bắt tay vào công cuộc xây dựng nước nhà.


150901cuba01-c643b

Cách mạng Cuba (1953–1959) là một cuộc nổi dậy vũ trang do Phong trào 26 tháng 7 của Fidel Castro và các đồng minh tiến hành nhằm chống lại chế độ độc tài quân sự Batista do Mĩ thiết lập đầu năm 1952.

Cách mạng bắt đầu vào tháng 7 năm 1953, cuối cùng lật đổ Batista vào ngày 1 tháng 1 năm 1959, lập nên chính phủ xã hội chủ nghĩa cách mạng.

Giờ chúng ta cùng xem lại khoảnh khắc lịch sử: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 nhé!


Nguồn: LSVN, Wikipedia, Victoria Island, Presidential Museum Library.

Những cuộc chiến tranh đoạt tình yêu kinh hoàng trong lịch sử

Ít ai ngờ, lịch sử từng ghi nhận những trận chiến vì tình yêu đẫm máu và đầy mưu mô.

Lịch sử loài người đã từng có những thời kỳ đẫm máu vì chiến tranh. Bên cạnh những cuộc chiến xuất phát từ mâu thuẫn tôn giáo, chính trị, kinh tế… thì tình yêu và phụ nữ cũng là nguyên nhân khiến nhiều người vô tội phải đổ máu. Hãy cùng ngược dòng thời gian tìm hiểu những trận chiến như thế.
1. Cuộc chiến thành Troy và mối tình của nàng Helen
Sẽ không sai khi nói, trận chiến thành Troy (the Trojan War) là một trong những ví dụ tiêu biểu nhất về chiến tranh xuất phát từ tình yêu.
150807warlove05-39757
Tranh đoạt táo vàng - Jakob Jordaens (1633)
Theo thần thoại Hy Lạp, câu chuyện bắt đầu tại bữa tiệc của vua Hy Lạp Peleus và thần biển Thetis. Tất cả các thần được mời tới dự tiệc, trừ Eris - Nữ thần bất hòa, xung đột, lừa dối, già nua, buồn phiền.
Tức giận, Eris gửi đến bàn tiệc một quả táo vàng, có khắc chữ: "Cho người đẹp nhất!", khiến ba nữ thần Athena, Aphrodite và Hera tranh cãi không yên. Paris - hoàng tử thứ 2 của thành Troy, đã được thần Zeus trao trọng trách phân xử.
Cả ba nữ thần đều hứa hẹn ban cho Paris những đặc ân, nhưng cuối cùng Paris đã chọn Aphrodite, vì Aphrodite hứa sẽ ban cho chàng người phụ nữ đẹp nhất thế gian. Người phụ nữ đó chính là Helen sở hữu sắc đẹp tuyệt trần.
150807warlove04-39757
Tuyệt sắc giai nhân Helen - được vẽ bởi Dante Gabriel Rossetti (1863)
Helen bấy giờ là vợ của Menelaus - vua Sparta. Sau khi tới viếng thành Sparta, một cao thủ tình trường như Paris đã dễ dàng chiếm được trái tim của Helen, khiến nàng bỏ trốn theo Paris về thành Troy.
Tất nhiên, một vị vua kiêu hãnh như Menelaus đã vô cùng tức giận khi phát hiện ra chuyện này.
Với sự trợ giúp của anh trai Agamemnon, một đội quân ước tính 70.000 - 130.000 quy tụ rất nhiều anh hùng như Achilles, Odyssey… dong buồm đến thành Troy giành lại Helen.
150807warlove01-39757
Cuộc chiến dai dẳng kéo dài 10 năm. Quân đội Troy tuy ít hơn nhưng có thành lũy quá vững chắc, khiến quân đội Hy Lạp không thể xuyên thủng. Thậm chí cả vua Menelaus và người anh hùng Hector của Troy cũng tử trận.
Sau cùng, quân Hy Lạp nghe lời khuyên của Odyssey , áp dụng kế “ngựa gỗ thành Troy” mới có thể kết thúc cuộc chiến.
150807warlove03-39757
Tạo hình ngựa gỗ thành Troy trong bộ phim cùng tên năm 2004
Cuộc chiến đã để lại hậu quả to lớn. Toàn bộ dân chúng thành Troy bị tàn sát hoặc bắt làm nô lệ. Rất nhiều đền thờ, di tích bị quân Hy Lạp phá hủy. Theo một số tài liệu, thậm chí hầu hết quân Hy Lạp đã chết trên biển khi trở về quê hương.
2. Vua Arthur và bằng hữu Lancelot 
Huyền thoại về vua Arthur và Lancelot có lẽ đã quá nổi tiếng. Tuy nhiên, điều đã khiến 2 người bạn thân xung đột lại đến từ một người phụ nữ mang tên Guinevere.
150807warlove07-39757
Hình ảnh về Guinevere.
Câu chuyện về nàng Guinevere xảy và trong khoảng năm 1136 TCN. Guinevere là con gái của đức vua Leodegrance xứ Cameliard.
Vua Arthur đã yêu say đắm Guinevere, lập bà làm nữ hoàng, đồng thời thành lập nên Hội bàn tròn - tiền đề cho một bộ máy chính phủ bình đẳng.
Tuy nhiên, vua Arthur đã bị hiệp sĩ trung thành và kiêu hãnh nhất của mình là Hiệp sĩ Lancelot “qua mặt”.
Bằng sự quyến rũ của bản thân, Guinevere đã gục ngã và lao vào vòng xoáy tình ái cùng Lancelot. Vụ ngoại tình sau đó vỡ lở, đôi tình nhân trốn về lâu đài của Lancelot.
150807warlove08-39757
Bức vẽ "Giải cứu Guinevere" được thể hiện bởi William Hatherell
Vua Arthur tức giận, cùng các hiệp sĩ của mình tất công thành lũy của Lancelot. Tuy nhiên, đội quân của vua Arthur đã buộc phải rút lui trong đau khổ do thành lũy quá vững chắc và không thể phá võ.
Trận chiến đã được ghi lại như một trong những trận chiến đáng buồn nhất của vua Arthur.
Lancelot, Guinevere cũng chia tay sau đó và Lancelot trở thành một ẩn sĩ, còn Guinevere trở thành một nữ tu tại Amesbury.
3. Vua David và cuộc chiến nhiều mưu mô
Vị vua thứ 2 của Vương quốc Israel người đánh bại tên khổng lồ Goliath - vua David - được miêu tả là một người chính trực nhưng không phải không mắc lỗi lầm. Một trong những sai lầm lớn nhất của ông đó là mối tình với nàng Bathsheba.
150807warlove11-a95b2
Năm 975 TCN, trong một lần nhìn qua ô cửa sổ cung điện, vua David đã thực sự choáng ngợp khi bắt gặp một người phụ nữ tuyệt đẹp đang tắm.
Mọi chuyện sẽ chẳng có gì to tát nếu như người phụ nữ khiến ông bị "sét đánh" đó chính là Bathsheba - vợ của Uriah, một bề tôi trung thành của ông.
Không thể cưỡng lại sự cám dỗ, vua David và Bathsheba đã vụng trộm rát nhiều lần và rồi Bathsheba có thai.
Trong bối cảnh trận chiến Rabbah gần kề, vua David bèn ra lệnh cho Uriah phải ở lại nhà. Đức vua hi vọng Uriah và Bathsheba có tin vui và mối tình sai trái của họ sẽ không bao giờ bị lộ.
150807warlove09-39757
Hình ảnh của nàng Bathsheba kiều diễm.
Tuy nhiên thật không may, người lính dũng cảm và trung thành Uriah đã từ chối ở lại khi các đồng đội đang phải chiến đấu.
Cực chẳng đã, vua David gửi mật thư cho chỉ huy Joab, ra lệnh sắp đặt cho Uriah vị trí nguy hiểm nhất trong đội quân và phải đảm bảo rằng anh chàng bị giết trong trận chiến.
150807warlove010-39757
Vua David đưa thư cho Uriah - bởi Giovanni Francesco Barbieri, Il Guercino (1591 - 1666)
Đây có lẽ là cuộc chiến… thiếu công bằng nhất khi nạn nhân thậm chí chẳng hay biết nguyên nhân vì sao mình bị giết.
Sau khi Uriah chết, Bathsheba trở thành vợ đức vua và hạ sinh một người con trai. Tuy nhiên, hành động của họ đã khiến thần linh phẫn nộ và trừng phạt, khiến đứa trẻ mất sau đó ít lâu.
Nguồn: Akorra, Wikipedia, Telegraph

Những đế chế hùng mạnh nhất, hưng thịnh nhất trong lịch sử

Đế chế Ba Tư, Nhà Hán, Đế chế La Mã… là 3 trong những đế chế hùng mạnh nhất và hưng thịnh nhất trong lịch sử.


Những đế chế hùng mạnh nhất, hưng thịnh lâu nhất trong lịch sử dưới đây được liệt kê theo trình tự thời gian từ khi hình thành đến kết thúc của từng đế chế:
Đế chế Macedonia 800 TCN – 146 TCN
Đế chế Macedonia là tên một vương quốc cổ ở phía bắc của Hy Lạp, có biên giới phía tây với vương quốc Epirus và lãnh thổ Thrace ở phía đông.
Vương quốc này đã từng là một cường quốc trong lịch sử ở khu vực Cận Đông sau khi mà Alexandros Đại đế chinh phục hầu hết các nước lớn trên thế giới, bắt đầu hình thành Thời kỳ Hy Lạp hoá trong lịch sử Hy Lạp.
Vua xứ Macedonia Alexandros Đại đế được đánh giá là một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất lịch sử. 
Alexandre III của Đế chế Macedonia, được biết đến với tên Alexander Đại đế, Alexander hay Alexandros, (sinh vào tháng 7/356 TCN - mất ngày 11/6/323 TCN) là Quốc vương thứ 14 của nhà Argead ở vương quốc Macedonia (thời kỳ 336 TCN - 323 TCN).
Và được xem là một trong những vị tướng thành công nhất trong lịch sử, người đã chinh phạt gần như toàn bộ thế giới mà ông biết trước khi qua đời.
Ông thường được xem là một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử.
Tiếp sau khi thống nhất các thành bang Hy Lạp ( Greek ) cổ đại dưới sự cai trị của vua cha Philipos 2. Alexandre chinh phục đế chế Ba Tư (Persian) .
Bao gồm cả Tiểu Á, Syria, Phoenician, Egyptian và toàn bộ vùng Lưỡng Hà cổ đại và mở rộng biên cương đế chế của ông đến xa tận vùng Punjap.
Đế quốc Ba Tư 550 TCN – 1979 SCN
Toàn bộ các đế chế Babylon, Akkadians, Assyria, Sumer, Hitites, Bactrians, Scythia, Parthia, Mê-đi, Elamites, Ai Cập, Ethiopia ...trước khi bị người La Mã xâm chiếm đều là lãnh thổ thuộc về đế quốc Ba Tư.
Họ về cơ bản thống nhất toàn bộ Trung Á trong đó bao gồm rất nhiều nền văn hóa khác nhau, các vương quốc, đế quốc và các bộ tộc. Đế chế Ba Tư là đế quốc lớn nhất trong lịch sử cổ đại.
Ở đỉnh cao quyền lực của mình dưới thời Cyrus Đại Đế, đế chế bao trùm khoảng 8.000.000 km2 và kéo dài ba châu lục: châu Á, châu Phi và châu Âu.
Vào thời kỳ huy hoàng năm 480 trước công nguyên, đế chế Ba Tư chiếm tới 44% dân số thế giới
Nhà Hán 206 TCN – 220 SCN
Nhà Hán là triều đại kế tục nhà Tần (221 TCN - 207 TCN), và được tiếp nối bởi thời kỳ Tam Quốc (220-280). Triều đại này được thành lập bởi Lưu Bang, một lãnh tụ khởi nghĩa chống lại sự cai trị của nhà Tần.
Lãnh thổ Nhà Hán thời cực thịnh (các mảng màu)
Đối với nhiều người Trung Quốc, thời gian trị vì của nhà Hán, kéo dài 400 năm, là một trong những giai đoạn vĩ đại nhất trong toàn bộ lịch sử Trung Quốc .
Có nhiều ý kiến cho rằng, hai đế chế cùng thời với nhau là nhà Hán và Đế quốc La Mã là hai siêu cường của thế giới.
Đế chế La Mã 27 TCN – 1453 SCN
Đế chế La Mã không chỉ là một trong những đế chế nổi tiếng nhất mà còn tồn tại lâu đời nhất trong lịch sử. Nó kéo dài từ năm 27 trước công nguyên - năm 1453 sau công nguyên.
Tổng cộng, triều đại này tồn tại trong khoảng thời gian 1.480 năm. Đế chế này mở rộng lãnh thổ ra cả vùng đất của Italy hiện nay và phần lớn khu vực Địa Trung Hải .
Vào thời kỳ đỉnh cao, đế chế La Mã trải dài trên diện tích 2,51 triệu dặm vuông. Đây là đế chế lớn thứ 19 trong lịch sử
Đế chế Tây La Mã bước vào thời kỳ đỉnh cao nhất là năm 476 trước công nguyên khi lật đổ được ách thống trị của Hoàng đế Romulus Augustus.
Đế chế Đông La Mã tiếp tục bước vào thời kỳ hào quang kể từ sau năm 476 sau công nguyên. Nó được các sử gia ngày nay gọi là Đế chế Byzantine.
Trong khoảng thời gian từ năm 1341 trước công nguyên - 1347 trước công nguyên. Sau đó, đế chế Ottoman đã lật đổ được đế chế La Mã vào năm 1453 trước công nguyên.
Đế quốc Khmer 802 - 1431
Có rất ít thông tin về đế chế Khmer tuy nhiên thành phố ở Angkor được cho là đầy cảm hứng và là một phần dẫn đến ngôi đền nổi tiếng Angkor Wat - một trong những di tích tôn giáo lớn nhất thế giới. Công trình này được xây dựng trong thời kỳ đỉnh cao của đế chế Khmer.
Đế chế Khmer bắt đầu vào khoảng năm 802 trước công nguyên khi Jayavarman II tuyên bố bản thân là quốc vương trong khu vực mà bây giờ gọi là Campuchia. Đế chế này tồn tại suốt 629 năm và bị lụi tàn vào năm 1431.
Công trình Angkor Wat được xây dựng trong thời kỳ đỉnh cao của đế chế Khmer
Hầu hết, các triều đại của đế chế này đều thực hiện những cuộc chiến tranh để bảo vệ và mở rộng lãnh thổ. Angkor trở thành nơi đóng thành trì của đế chế này vào nửa cuối triều đại.
Sau đó, những nền văn minh lân cận đã chiến đấu để kiểm soát Angkor khi quyền lực của đế chế Khmer bắt đầu suy yếu.
Người ta đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau về việc suy tàn của đế chế Khmer. Một số người cho rằng, một vị vua đã thông qua Phật giáo tiểu thừa để thống trị đất nước, dẫn đến sự suy yếu của hệ thống quản lý, khiến đế chế này bị diệt vong.
Số khác lại cho rằng, vương quốc Thái Lan Sukhothai đã chinh phục Angkor vào những năm 1400.
Đế chế La Mã Thần thánh 962 – 1806
Đế chế La Mã thần thánh (Holy Roman) tồn tại từ năm 962 trước công nguyên - 1806 trước công nguyên. Lãnh thổ của đế chế này chủ yếu bao gồm khu vực trung tâm châu Âu, đặc biệt là phần lớn nước Đức.
Đế chế này được khai sinh kể từ khi Otto I tuyên bố là vua của nước Đức. Sau này, ông được mọi người biết đến là vị vua đầu tiên của Đế chế La Mã thần thánh.
Otton I Wittelsbach là vị vua đầu tiên của Đế chế La Mã thần thánh
Đế chế La Mã thần thánh được tạo thành từ khoảng 300 vùng lãnh thổ. Sau “cuộc chiến tranh 30 năm” diễn ra vào năm 1648, đế chế này bị phân chia và tách ra thành nhiều quốc gia độc lập. Năm 1792, Pháp cũng nổi dậy.
Năm 1806, Napoleon Bonaparte đã lật đổ hoàng đế cuối cùng của Đế chế La Mã thần thánh là Francis II khiến ông phải thoái vị. Sau đó, khu vực này được tổ chức lại giống như Liên bang sông Rhine.
Đế quốc Ottoman 1299 – 1923
Ở thời kỳ đỉnh cao quyền lực ở thế kỷ XVI và thế kỷ XVII, các lãnh thổ của Đế quốc Ottoman gồm các vùng Tiểu Á, Trung Đông, nhiều phần ở Bắc Phi, và đa phần đông nam châu Âu với diện tích khoảng 5,6 triệu km vuông và nhiều nền văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ.
Mặc dù có những khác biệt nhưng đế chế này quản lý các vùng thuộc địa phát triển thịnh vượng trong suốt 624 năm.
Tổng lãnh thổ của Đế chế Ottoman từ năm 1359 đến 1856
Khởi phát của đế chế Ottoman là một quốc gia nhỏ bé sau khi Đế chế Byzantine suy yếu và rút khỏi khu vực này.
Sau đó, đế chế Ottoman ngày càng mở rộng lãnh thổ thông qua hệ thống tư pháp, giáo dục, quân sự mạnh mẽ cũng như sở hữu phương pháp chuyển giao quyền lực độc đáo.
Lạm phát, cạnh tranh và thất nghiệp là những nhân tố then chốt khiến đế chế Ottoman sụp đổ.
Đế chế Mông Cổ Thế kỉ 13 – Thế kỉ 14
Đế quốc Mông Cổ tồn tại trong các thế kỷ 13 và 14, và là đế quốc có lãnh thổ liền nhau lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
Khởi đầu bằng những cuộc thống nhất các bộ lạc Mông Cổ rải rác của Thành Cát Tư Hãn. Sau đó ông đã phóng tầm nhìn của mình đến Trung Quốc và các vùng đất phía Tây.
Thành Cát Tư Hãn là người sáng lập ra Đế quốc Mông Cổ sau khi hợp nhất các bộ lạc độc lập ở vùng đông bắc châu Á năm 1206
Khởi đầu trên các thảo nguyên Trung Á, đế quốc cuối cùng đã trải dài từ Đông Âu đến biển Nhật Bản, bao gồm nhiều phần rộng lớn của Siberi ở phía bắc và khuếch trương về phía nam đến Đông Nam Á, tiểu lục địa Ấn Độ, cao nguyên Iran, và Trung Đông.
Ở thời kỳ cự thịnh, đế quốc Mông Cổ trải dài 9.700 km, diện tích lãnh thổ lên tới 24.000.000 km2 (tương đương 16% diện tích đất liền của Trái Đất), và thống trị 100 triệu thần dân. Vào thời kỳ đại cực thịnh, đế quốc Mông Cổ có diện tích lên tới 24.000.000 km2.
Kỵ binh Mông Cổ thời đó được coi là một lực lượng chiến đấu vô cùng dũng cảm và tàn nhẫn, hình ảnh của người Mông Cổ được khắc họa tàn bạo và man rợ nổi tiếng trong lịch sử.
Đế quốc Mông Cổ suy yếu không lâu sau đó vì những yếu kém trong việc quản lý một vùng lãnh thổ quá rộng lớn và đa văn hóa.
Đế quốc Bồ Đào Nha 1415 - 1999
Đế quốc Bồ Đào Nha là đế quốc ra đời sớm nhất và kéo dài nhất trong lịch sử những đế quốc thực dân Châu Âu, kéo dài gần 6 thế kỉ, bắt đầu từ vụ chiếm Ceuta năm 1415 đến cuộc giao trả Ma Cao cho Trung Quốc Đại Lục năm 1999.
Đây là đế chế “phủ sóng” toàn cầu đầu tiên trong lịch sử, trải dài 4 châu lục (bắt đầu vào năm 1415 khi người Bồ Đào Nha chinh phục được Cueta - một thành phố Hồi giáo ở Bắc Phi.
Sau đó, họ tiếp tục mở rộng lãnh thổ ở châu Phi, Ấn Độ, châu Á và cuối cùng là châu Mỹ).
Lãnh thổ của Đế quốc Bồ Đào Nhà trải rộng khắp 4 châu
Lực lượng hải quân thuộc Đế chế Bồ Đào Nha được xem là lực lượng mạnh hàng đầu thế giới.
Sau Chiến tranh thế giới II, nhiều nước châu Âu đấu tranh thoát khỏi sự cai trị của đế chế Bồ Đào Nha. Mãi cho đến năm 1999, Bồ Đào Nha đã mất quyền kiểm soát Macau về tay Trung Quốc, báo hiệu sự kết thúc của đế chế hùng mạnh này.
Theo NgayNay

Những cường quốc hùng mạnh nhất mọi thời đại

Lịch sử nhân loại ghi nhận sự xuất hiện và sụp đổ của nhiều cường quốc. Những nước này dựa vào ưu thế địa lý và sức mạnh quân sự để làm bá chủ khu vực hoặc thế giới.


Đế quốc La Mã
Thời cổ đại, La Mã là đế quốc mạnh nhất ở châu Âu và
Thời cổ đại, La Mã mạnh nhất ở châu Âu và Trung Đông. Ảnh: UNRV History
Đế quốc La Mã đạt đến đỉnh cao quyền lực vào thế kỷ 2. Đây là lực lượng thống trị mạnh nhất trong thế giới cổ đại.
Dù quyền lực không vươn tới những nơi xa xôi như Ấn Độ, Trung Quốc, đây chắc chắn là nhà nước mạnh nhất ở Trung Đông và châu Âu.
Tại thời kỳ đỉnh cao, dân số của đế quốc La Mã lên đến 60 triệu người, lớn hơn tổng dân số của tất cả nước láng giềng. Thương mại tập trung chủ yếu vào các mặt hàng quý giá như lụa, gia vị, hương liệu...
Đế quốc La Mã vượt xa các nước láng giềng về mặt quân sự. Vào thời kỳ đó, Ba Tư là nước duy nhất có thể đối chiến với đế chế hùng mạnh này.
Tuy nhiên, trong khi các quân đoàn La Mã đã thực sự đánh chiếm những vùng trung tâm của Ba Tư, quân đội Ba Tư hoàn toàn không có cơ hội tiến vào Rome, theo UNRV History.
Đế chế La Mã sụp đổ không phải do các mối đe dọa từ bên ngoài. Nguyên nhân nằm ở cuộc nội chiến kéo dài, sự phá hoại về mặt kinh tế và phụ thuộc quá nhiều vào lính đánh thuê.
Đế quốc Mông Cổ
Năm 1206, Thành Cát Tư Hãn thống nhất các bộ tộc trên thảo nguyên, lập ra đế quốc Mông Cổ. Ảnh: Conversation Prints
Mông Cổ với dân số gần một triệu người đã chinh phục những quốc gia lớn hơn nó hàng trăm lần.
Mông Cổ thực hiện giấc mơ bá chủ thế giới thông qua chiến thuật biến đổi linh hoạt, kết hợp sức mạnh và kỹ thuật của nhân dân các nước mà họ đánh bại. Đây chính là lối sống quen thuộc của dân du mục.
Năm 1206, Thành Cát Tư Hãn thống nhất các bộ tộc trên thảo nguyên, lên ngôi Khả hãn Mông Cổ. Sau khi chinh phục miền Bắc Trung Quốc, ông lấy lý do sứ giả bị sát hại, càn quét khu vực Trung Á.
Cuộc chiến kéo dài từ năm 1219 đến năm 1221, trở thành một trong những sự kiện tàn bạo nhất trong lịch sử. Khoảng 50 triệu người, phần lớn dân số Trung Á lúc bấy giờ, thiệt mạng.
Người kế vị của Thành Cát Tư Hãn tiếp tục chinh phục hầu hết quốc gia trên lục địa Á - Âu, bao gồm phần lớn lãnh thổ Trung Đông, một số phần Đông Âu, Trung Quốc và Nga.
Cuối cùng, đế quốc Mông Cổ tan rã do cuộc tranh giành quyền lực giữa các nhà lãnh đạo. Sau đó, nó phân tán thành 4 vương quốc, lần lượt sụp đổ hoặc bị chinh phục.
Tuy nhiên, ngày nay, di sản của Mông Cổ vẫn tồn tại khi khoảng 8% đàn ông trên thế giới mang huyết thống Thành Cát Tư Hãn, New York Times cho hay.
Đế quốc Anh
Đế quốc Anh xây dựng quyền lực dựa vào lực lượng hải quân hùng mạnh. Ảnh: iwmshop.org.uk
Đế quốc Anh xây dựng quyền lực dựa vào lực lượng hải quân hùng mạnh. Ảnh: Iwmshop.org.uk                        
Nhờ lực lượng hải quân hùng mạnh, đế quốc Anh có thể thực thi tự do hàng hải, phản đối chế độ nô lệ và cướp biển.
Thay vì tìm cách kiểm soát vùng nội địa nhằm khai thác tài nguyên, đế quốc này tập trung vào thương mại và các huyết mạch chiến lược như kênh đào Suez, eo biển Malacca, thành phố cảng Aden, eo biển Hormuz và bán đảo Gibraltar.
Nhờ đó, Anh trở thành đế quốc giàu có, theo Business Insider. Trong thế kỷ 18, Đế quốc Anh phát triển dựa vào thuộc địa và thương mại.
Đến đầu thế kỷ 20, nó trở thành đế chế lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 1/4 bề mặt trái đất.
Lãnh thổ đế quốc Anh trải rộng khắp các châu lục trên thế giới. Anh thống trị nhiều nền văn hóa và trực tiếp cai trị thuộc địa hoặc thông qua các nhà cầm quyền địa phương.
Quyền lực vươn đến những nước khác như Canada, Ấn Độ, Ai Cập.
Mỹ
Mỹ là đế quốc
Mỹ là siêu cường thực sự đầu tiên trên thế giới. Ảnh: The America Scene
Sau Thế chiến 2, Mỹ trở thành một siêu cường toàn cầu thực sự đầu tiên trong lịch sử. Mỹ chiếm một nửa GPD của thế giới.
Đây là điều chưa một nước hay liên minh nào có thể làm. Từ khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, về mặt quân sự và công nghệ, Mỹ gần như thống trị vùng trời và vùng biển đồng thời chiếm ưu thế trên đất liền, theo The America Scene.
Mỹ kiểm soát vùng lãnh thổ rộng lớn, giàu tài nguyên tương tự Liên Xô và xây dựng quân đội mạnh, có khả năng đánh bại mọi kẻ thù như đế quốc Mông Cổ. Cũng như La Mã, Mỹ không có đối thủ về mặt quân sự.
Điều quan trọng nhất, tương tự Anh, Mỹ xây dựng quyền lực dựa trên nền thương mại toàn cầu, không giới hạn và lực lượng hải quân hùng mạnh, có thể tiếp cận tất cả tuyến đường biển lớn của thế giới.
Tuy nhiên, dù chiếm ưu thế lớn đến đâu về kinh tế hay quân sự, sự phát triển của các cường quốc luôn có điểm dừng.

Kim Dung

[Kim-Dung][fbig1]

Đời Sống

[Doi-song][fbig2]

Sức khỏe

[Suc-khoe][column1]

Quân Đội

[Quan-doi][column2]

Khoa Học

[Khoa-hoc][hot]

Doanh Nhân

[Doanh-nhan][gallery1]

Manga

[Manga][gallery2]

Võ Thuật

[Vo-thuat][gallery3]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Image 1 Title

Image 1 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 3 Title

Image 3 Title

Image 4 Title

Image 4 Title

Image 5 Title

Image 5 Title

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.