Articles by "Khoa-hoc"

Hiển thị các bài đăng có nhãn Khoa-hoc. Hiển thị tất cả bài đăng

Sản sinh từ những xáo động lớn nhất trong vũ trụ, không tương tác với vật chất nên chúng không bị cản trở khi di chuyển là những điểm đặc biệt về sóng hấp dẫn.


Albert Einstein từng tiên đoán về sóng hấp dẫn thuyết tương đối phổ quát của ông cách đây một thế kỷ.

Theo giả thuyết này, không gian và thời gian quyện lại với nhau thành một thể là “không thời gian” (spacetime) – tạo ra chiều thứ tư trong vũ trụ, bên cạnh khái niệm không gian 3 chiều chúng ta có trước kia.

Theo AFP, Einstein phỏng đoán rằng vật chất uốn bẻ không thời gian thông qua lực hấp dẫn. Một ví dụ phổ biến là coi không thời gian như tấm bạt nhún, còn vật chất là quả bóng được đặt trên nó.
Các vật thể trên bề mặt tấm bạt nhún thường có xu thế “rơi” về phía trung tâm – tượng trưng cho lực hấp dẫn.

GS.TS Cao Chi, tác giả của nhiều cuốn sách nghiên cứu về vật lý nổi tiếng, đưa ra cách lý giải ngắn gọn, dễ hiểu về sóng hấp dẫn.

Theo ông, sóng hấp dẫn là sự lan truyền nhiễu loạn của không thời gian khi có một sự cố vũ trụ đóng vai trò nguyên nhân như sự va chạm của 2 lỗ đen.

Sóng hấp dẫn là hệ quả của lý thuyết tương đối rộng của Einstein, cho nên sự phát hiện ra nó là minh chứng tuyệt vời cho sự đúng đắn của lý thuyết Einstein.

Giáo sư Cao Chi phản bác thông tin cho rằng giới khoa học phát hiện ra sóng hấp dẫn sẽ dẫn tới việc viết lại toàn bộ sách giáo khoa vật lý.

“Ngược lại, sự phát hiện sóng hấp dẫn củng cố những điều người ta viết trong vật lý về lý thuyết Einstein. Sự phát hiện sóng hấp dẫn là một chứng minh thực nghiệm quan trong cho sự đúng đắn của lý thuyết Einstein trong vật lý.

Chính Eintein đã tiên đoán sự tồn tại của sóng hấp dẫn cách đây 100 năm trước”, ông nhận định.
Khi các khối vật chất tăng tốc, như khi hai lỗ đen lao vào nhau, chúng tạo ra các sóng dọc theo các không thời gian uốn quanh xung quan chúng – hệt như các gợn sóng trên mặt hồ vậy. Các sóng này di chuyển với tốc độ ánh sáng trong vũ trụ.

Kích cỡ các khối vật chất càng lớn thì sóng sẽ càng mạnh hơn và dễ phát hiện hơn. Sóng hấp dẫn không tương tác với vật chất nên chúng không bị cản trở khi di chuyển quanh vũ trụ.

Các sóng mạnh nhất sản sinh từ những xáo động mạnh nhất trong vũ trụ - khi hai lỗ đen va chạm, các ngôi sao khổng lồ phát nổ hoặc sự ra đời của vũ trụ cách đây khoảng 13,8 tỷ năm.

Vì sao phát hiện sóng hấp dẫn là điều quan trọng?

Tìm ra bằng chứng về sóng hấp dẫn chính thức đưa ra bằng chứng cho một trong những tiên đoán quan trọng của thuyết tương đối của Einstein, điều đã thay đổi cách nhìn nhận của nhân loại về không gian và thời gian.
Phát hiện về sóng hấp dẫn mở ra những chân trời mới thú vị cho thiên văn học, cho phép đo đạc các ngôi sao, thiên hà và các hố đen từ rất xa dựa trên bức sóng mà chúng tạo ra.

Một mặt gián tiếp, nó đưa thêm bằng chứng rằng lỗ đen trên thực tế là có tồn tại (các nhà khoa học chưa bao giờ trực tiếp quan sát được lỗ đen).

Công bố mới chưa phát hiện ra được sóng hấp dẫn nguyên thủy (loại khó phát hiện nhất). Nếu tìm được sóng này, sẽ khẳng định hơn nữa học thuyết về "sự giãn nở" hay mở rộng kích thước vũ trụ theo cấp số nhân.

Sóng nguyên thủy được cho là vẫn đang cộng hưởng khắp vũ trụ hiện nay, dù yếu. Phát hiện về sóng hấp dẫn sẽ cho chúng ta thấy mức năng lượng cần thiết khi hiện tượng giãn nở không gian trong vũ trụ xảy ra, làm sáng tỏ thêm về vụ nổ Big Bang.

Tại sao sóng hấp dẫn khó phát hiện?

Bản thân Einstein từng nghi ngờ rằng nhân loại sẽ không bao giờ phát hiện ra sóng hấp dẫn vì kích thước của chúng quá nhỏ. 

Ví dụ như gợn sóng từ hai lỗ đen nhập với quy mô tầm 1 triệu km khi đến trái đất chỉ còn kích cỡ một nguyên tử.

Gợn sóng từ cách xa hàng chục triệu năm ánh sáng sẽ biến các chùm sáng dài 4 km xuống chỉ còn kích cỡ của một proton.

Năm 1974, các nhà khoa học phát hiện quỹ đạo của cặp sao neutron trong thiên hà trở nên nhỏ hơn khi xoay quanh một khối vật chất trung tâm. Điều này phù hợp với luận điểm năng lượng mất đi thông qua sóng hấp dẫn.

Phát hiện này từng được trao giải Nobel Vật lý vào năm 1993. Các nhà khoa học cho rằng phát hiện mới này về sóng hấp dẫn cũng có thể sẽ được trao giải Nobel.

Sau khi nhà vật lý người Mỹ Joseph Weber tạo ra máy dò dạng xi lanh nhôm đầu tiên vào năm 1960, hàng chục năm sau, các phát minh khác ra đời như kính thiên văn, vệ tinh và chùm tia laser.

Kính thiên văn đặt tại trái đất và không gian chuyên dùng để phát hiện bức xạ nền vi sóng vũ trụ - ánh sáng còn sót lại từ vụ nổ Big Bang, để chứng minh sóng hấp dẫn bẻ cong và làm kéo dãn không thời gian.

Năm 2014, các nhà thiên văn Mỹ từng thông báo họ xác định được sóng hấp dẫn qua kính thiên văn BICEP2 đặt tại Nam Cực. Nhưng sau đó, họ thừa nhận rằng họ đã nhầm lẫn.

Chúng ta có thể nhìn thấy chúng bằng cách nào?

Sóng hấp dẫn chạy qua một vật thể sẽ làm thay đổi hình dạng, kéo dài và ép nó theo hướng sóng đang di chuyển, và để lại dấu vết rất nhỏ.

Để xác định các sóng hấp dẫn, nhóm các nhà khoa học của LIGO sử dụng hệ thống quang học hình chữ “L”. Hệ thống gồm hai phần được đặt tại bang Louisiana và Washington.

Chúng có nhiệm vụ phát hiện các nếp sóng hấp dẫn bằng thiết bị đo giao thoa laser. Mỗi thiết bị dài hơn 4 km. Các nhà khoa học chia ánh sáng laser thành hai chùm vuông góc với độ dài vài km.

Chùm laser sau đó được phản chiếu qua lại liên lục giữa 2 tấm kính trước khi được trả về điểm ban đầu. Bất kỳ sự khác biệt trong chiều dài của hai tia vuông góc sẽ cho thấy ảnh hưởng của sóng hấp dẫn.

Một nhóm các nhà khoa học Mỹ và Trung Quốc bắt đầu hành trình tìm lời giải về nguyên nhân gây ra vụ nổ Big Bang.
Theo International Business Times, phát hiện mới được công bố hôm 22/1 trên Tạp chí Vũ trụ học và Vật lý Hạt thiên thể Physics là kết quả của lý thuyết gây nhiều tranh cãi về sự hình thành vụ nổ Big Bang cách đây 13,8 tỷ năm.
Kể từ lần đầu tiên được đề cập vào những năm 1920, bí ẩn về những gì xảy ra trước vụ nổ Big Bang luôn khiến các nhà khoa học đau đầu. Tuy nhiên, với những kết quả đột phá gần đây, các nhà vật lý tin rằng họ đang tiến gần tới câu trả lời cuối cùng. Khi đó, con người sẽ biết được vũ trụ được sinh ra từ một vụ nổ hay do sự sụp đổ của một vũ trụ khác.
Lời giải thích phổ biến nhất được đưa ra vào năm 1981 cho rằng vũ trụ đột ngột phình to và gia tăng kích thước theo cấp số nhân trong giây đầu tiên tồn tại của nó. Lý thuyết này từng được sử dụng để giải thích thành công nhiều hiện tượng khác trong thiên văn học.
Các nhà khoa học tiến gần hơn đến nguyên nhân gây nên vụ nổ Big Bang.
Các nhà khoa học tiến gần hơn đến nguyên nhân gây nên vụ nổ Big Bang. (Ảnh: gremlin/iStock).
Tuy nhiên, một nhóm nhà khoa học khác kết luận một vũ trụ giống hệt có thể đã tồn tại trước vũ trụ của chúng ta. Theo họ, vũ trụ này bị co lại trước vụ nổ Big Bang. Sự co lại diễn ra đến khi vũ trụ trở thành một điểm duy nhất trong không gian, và sau đó phình ra trong hiện tượng gọi là Big Bounce.
"Mỗi lý thuyết đều để lại những dấu hiệu vật lý thiên văn khác nhau có thể được quan sát thấy ngày nay", Yi Wang, đồng tác giả nghiên cứu nêu trên cho biết."Một số dấu hiệu xuất hiện ở cả hai kịch bản, nhưng có một số dấu hiệu đặc biệt chỉ có thể xảy ra với một kịch bản duy nhất, đó là cách để chúng ta xác định sự kiện trước vụ nổ Big Bang".
Các nhà vật lý tìm dấu vết của những dấu hiệu đặc biệt gọi là nền vi sóng vũ trụđể nghiên cứu Big Bang xảy ra thế nào. Theo Xingang Chen, nhà vũ trụ học ở Đại học Texas, Mỹ, tác giả chính của nghiên cứu, nhóm của họ có đầy đủ dấu vết nhưng cần sắp xếp chúng theo trật tự để đi đến kết luận cuối cùng.
Nhóm nghiên cứu của Chen phát hiện các hạt nặng có chức năng như những đồng hồ nguyên thủy tồn tại trước Big Bang trong cả hai kịch bản. Các nhà khoa học đang phân tích kho dữ liệu và sắp xếp chúng vào khung thời gian tương tích để tạo ra một bộ phim về quá khứ của Big Bang.
Các nhà khoa học tin rằng họ sẽ sớm có câu trả lời về vụ nổ Big Bang, để kết luận xem nó là kết quả của hiện tượng vũ trụ nở ra hay co lại. Thông tin về nguồn gốc của Big Bang sẽ được công bố trong vòng 10 năm tới.
"Các dấu hiệu đồng hồ chúng tôi đang tìm kiếm là những cấu trúc dao động tinh tế thông qua các phép đo nền vi sóng vũ trụ", Wang nói. "Mỗi kịch bản vũ trụ nguyên thủy chỉ ra một cấu trúc dao động độc nhất".
Theo VNE

Mới đây, một nghiên cứu của ĐH California (Mỹ) đã đưa ra kết luận rằng Trái đất của chúng ta ngày nay là sự kết hợp của hai hành tinh từ hơn 4,5 tỉ năm về trước.
Trước kia, các nhà khoa học tin rằng Mặt trăng được tạo ra nhờ một vụ va chạm cực mạnh giữa Trái đất và một hành tinh nhỏ hơn mang tên Theia. Vụ va chạm đã khiến Theia vỡ ra, tạo nên Mặt trăng của chúng ta ngày nay.
Mặt trăng được tạo ra nhờ một vụ va chạm cực mạnh giữa Trái đất và một hành tinh nhỏ hơn mang tên Theia.Mặt trăng được tạo ra nhờ một vụ va chạm cực mạnh giữa Trái đất và một hành tinh nhỏ hơn mang tên Theia.
Tuy nhiên, nếu vậy thì đáng ra thành phần hóa học trên Mặt trăng phải khác hẳn chúng ta, vì phần lớn Mặt trăng đều được tạo bởi Theia. Nhưng qua các xét nghiệm thực tế của ĐH California, Mặt trăng có các đồng vị oxy giống hệt chúng ta, cụ thể là O-17 và O-18.
Vụ va chạm giữa Theia và Trái đất trước kia phải vô cùng mạnh.
Vụ va chạm giữa Theia và Trái đất trước kia phải vô cùng mạnh.
Điều này chứng tỏ rằng vụ va chạm giữa Theia và Trái đất trước kia phải vô cùng mạnh, đến nỗi hai hành tinh tan vào nhau, tạo thành Trái đất mới. Trong quá trình này, một mảnh vỡ đã văng ra tạo thành Mặt trăng.

Nếu tò mò, video dưới đây sẽ giúp bạn có một cái nhìn trực quan hơn về cách Mặt trăng được tạo ra.
Chúng tôi không thấy điểm gì khác biệt giữa các đồng vị oxy trên Trái đất và Mặt trăng; chúng giống hệt nhau. Edward Young - Giáo sư địa chất và hóa học thiên văn nói
Giáo sư Young chia sẻ: "Theia đã hòa vào Trái đất và Mặt trăng, điều đó lý giải vì sao chúng ta không thấy dấu hiệu của Theia trên cả hai hành tinh".
Các mẫu đá trên Mặt trăng do Apollo 17 mang về.
Các mẫu đá trên Mặt trăng do Apollo 17 mang về.
Sự kiện này diễn ra vào khoảng 100 triệu năm sau khi Trái đất được hình thành - tức khoảng 4,5 tỉ năm về trước. Thời điểm đó, Theia là hành tinh có kích thước nhỏ, do đó không thể "sống sót" sau vụ va chạm.
Theo giáo sư Young, nếu không có sự kiện đó xảy ra, Theia hoàn toàn có thể đạt độ lớn cỡ sao Hỏa hoặc Trái đất. Thậm chí không loại trừ khả năng Theia còn có thể nuôi dưỡng sự sống.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science.
Theo Trí Thức Trẻ

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm sau chuyến hành trình của Voyager 2 tới Thiên Vương Tinh, xin lược dịch lại bài viết của Gizmodo về hành tinh thứ 7 này của hệ Mặt Trời.
Thiên Vương Tinh là hành tinh thứ 7 trong Thái Dương hệ với cấu tạo chủ yếu từ khí hydrogen và helium
Thiên Vương Tinh là hành tinh thứ 7 trong Thái Dương hệ với cấu tạo chủ yếu từ khí hydrogen và helium
Ngày 24/1/1986, tàu vũ trụ không người lái liên hành tinh mang tên Voyager 2 quét qua hành tinh thứ 7 của hệ Mặt Trời, Thiên Vương Tinh, trên đường vượt qua hệ Mặt Trời.
Đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng chúng ta ghé thăm một hành tinh khí khổng lồ. Nó nằm ở một vị trí rất lạ trong hệ Mặt Trời của chúng ta.
Trong suốt thời kỳ cổ đại, các học giả chỉ công nhận sự tồn tại của 6 hành tinh: Thủy Tinh (Mercury), Kim Tinh (Venus), Trái Đất (Earth), Hoả Tinh (Mars), Mộc Tinh (Jupiter) và Thổ Tinh (Saturn), những hành tinh mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Chỉ đến khi con người phát minh ra những kính thiên văn tiên tiến thì chúng ta mới phát hiện thêm được những hành tinh khác cùng nằm trong hệ Mặt Trời.
Mặc dù chúng ta có thể thấy Thiên Vương Tinh bằng mắt thường và đã quan sát hành tinh này trong suốt quá trình lịch sử. Nhưng ở thời cổ đại, người ta coi nó là một ngôi sao (star) chứ không phải một hành tinh (planet) thuộc hệ Mặt Trời.
Mãi cho đến ngày 13/3/1781, nhà thiên văn William Hershel đã quan sát và tưởng đó là một sao chổi (comet). Ông mô tả kết quả quan sát của mình:
Ban đầu, nhân loại nghĩ Thiên Vương Tinh là một ngôi sao. Sau đó, William Hershel lại nhầm hành tinh này là một sao chổi
"Lần đầu tiên tôi quan sát sao chổi này, độ phóng đại của kính thiên văn là 227. Từ kinh nghiệm của mình, tôi biết rằng đường kính các ngôi sao cố định không tăng lên khi độ phóng đại của kính thiên văn tăng, nhưng các hành tinh thì có.
Do đó, tôi tăng độ phóng đại của kính lên 460 và 932 và đã phát hiện ra rằng đường kính của sao chổi này tăng tỷ lệ thuận với cường độ sang.
Và như vậy, trên giả thiết nó không phải là một ngôi sao cố định, trong khi đường kính các ngôi sao tôi dùng để so sánh không tăng theo tỷ lệ như vậy.
Hơn nữa, qua kính thiên văn, sao chổi có độ sáng phóng đại lớn hơn so với lượng ánh sáng mà nó có thể phát ra, khiến nó xuất hiện mờ ảo và không rõ ràng với độ phóng đại lớn này.
Trong khi các ngôi sao thường giữ nguyên độ sáng và tính khác biệt mà qua hàng ngàn các quan sát, tôi biết những yếu tố đó luôn được duy trì.
Hệ quả chỉ ra rằng những phỏng đoán của tôi hoàn toàn có căn cứ, chứng tỏ nó là một sao chổi như những quan sát sau này".
Chú thích:
Tuy có từ "sao" trong tiếng Việt nhưng sao chổi không phải là "sao" đúng nghĩa. Sao chổi chỉ là những thiên thể di chuyển trong hệ Mặt Trời với quỹ đạo thường là hình parabol và kích thước của chúng khá nhỏ so với các hành tinh.
Do độ lệch tâm quỹ đạo rất lớn nên khi bay tới gần Mặt Trời chúng mới bắt đầu phát sáng và độ sáng tăng dần khi khoảng cách với Mặt Trời càng gần.
Ngược lại khi bay xa Mặt Trời thì chúng tối dần và gần như biến mất khi ở điểm xa nhất.
Tên tiếng Anh của hành tinh này đôi khi mang đến chút rắc rối
Tên tiếng Anh của hành tinh này đôi khi mang đến chút "rắc rối"
Mãi cho đến khi Hershel đem phát hiện này của mình kể cho một nhà thiên văn học khác, Nevil Maskelyne, họ mới nhận ra rằng đó không phải là một ngôi sao chổi, nó quay quanh mặt trời giống một hành tinh.
Những quan sát từ các nhà thiên văn học khác đã giúp ông khẳng định phát hiện của mình và ông đã vinh dự được đặt tên cho hành tinh này. Ông gọi nó là "Georgium Sidus", hay sao George để tôn vinh đức vua của mình.
Tuy nhiên, điều này không làm hài lòng cộng đồng thiên văn học châu Âu và vào 1872, nhà thiên văn học người Đức Johann Elert Bode đã đề xuất cái tên Uranus, tên Latin hoá từ vị thần Ouranos của Hy Lạp.
Tuy nhiên, phải đến hàng thập kỷ sau, cái tên này mới được sử dụng rộng rãi.
Việc phát hiện ra một hành tinh mới này trở thành một tin động trời trong giới thiên văn, mở ra cuộc đua khám phá các hành tinh mới khác trong hệ Mặt Trời.
Khoảng cách từ Mặt Trời đến 7 hành tinh đầu tiên tính bằng AU, trong đó 1 AU = khoảng cách Trái Đất - Mặt Trời
Khoảng cách từ Mặt Trời đến 7 hành tinh đầu tiên tính bằng AU, trong đó 1 AU = khoảng cách Trái Đất - Mặt Trời
Trong suốt những thế kỷ tiếp theo, các nhà thiên văn đã đưa ra những quan sát về quỹ đạo, phát hiện ra 5 mặt trăng, hệ thống vành đai và độ nghiêng khác thường của hành tinh này.
Không giống như các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời, Thiên Vương Tinh có độ nghiêng trục quay 97,77° và có một cực đối diện với Mặt Trời.
Tuy nhiên, phải đến tận thế kỷ 20 thì Thiên Vương Tinh mới nhận được sự chú ý từ giới thiên văn học.
Năm 1965, Gary Flandro, một sinh viên tại học viện công nghệ California đồng thời là nhân viên tại phòng thí nghiệm động cơ phản lực, bắt đầu dự án lập bản đồ những địa điểm NASA nên nỗ lực khám phá.
Khám phá hành tinh này là mục tiêu chính. Anh bắt đầu vạch ra quỹ đạo của Thiên Vương Tinh để xem những điều khả thi.
Sau đó anh đã nhận ra rằng "Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh và Hải Vương Tinh trong 14 năm nữa sẽ sắp xếp thẳng hàng về 1 phía của Mặt Trời", theo Jay Gallentine trong Đại Sứ từ Trái Đất: Những khám phá tiên phong bằng tàu vũ trụ không người lái.
Những hiểu biết hiện tại của nhân loại về Thiên Vương Tinh
Những hiểu biết hiện tại của nhân loại về Thiên Vương Tinh
Đây là bước đầu tiên trong việc nhận ra một chương trình không gian mới, một chương trình mà cuối cùng sẽ khám phá phần ngoài cùng của hệ Mặt Trời - Voyager.
Đây là một dự án đầy tham vọng và 2 tàu vũ trụ đã được phát triển cho chuyến đi đến phần ngoài cùng hệ Mặt Trời này.
Năm 1977, cả hai tàu vũ trụ đều cất cánh và bay thẳng tới Thổ Tinh. Vào ngày 5/9, Voyager 1 bay qua Mộc Tinh và Thổ Tinh trước khi bay tiếp ra khỏi hệ Mặt Trời.
Voyager 2 cất cánh ngày 20/8, bay qua Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh và Hải Vương Tinh rồi mới ra khỏi hệ Mặt Trời.
Ngày 24/1/1986, Voyager 2 đạt đến điểm gần hành tinh thứ 7 nhất của hệ Mặt Trời, cách bề mặt 50.600 dặm (khoảng hơn 80.000 km).
Khi có mặt tại đó, Voyager 2 đã phát hiện ra cả một kho tàng những thông tin mới về hành tinh này - ngoài việc kiểm tra những vệ tinh tự nhiên đã được phát hiện trước đó, bao gồm Miranda, Ariel, Umbriel, Titania và Oberon.
Nó cũng phát hiện ra một số vệ tinh khác như: Cordelia, Ophelia, Bianca, Cressida, Desdemona, Julliet, Portia, Rosalind, Belinda, Perdita và Puck.
Cũng như Mộc Tinh và Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh có rất đông vợ con
Cũng như Mộc Tinh và Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh có rất đông "vợ con"
Tàu thăm dò này cũng phát hiện ra những điều rất thú vị về khí quyển của Thiên Vương Tinh. Thời tiết ở đây cực kỳ lạnh, với thành phần chủ yếu là khí hydrogen và helium. Một trong những phát hiện quan trọng là từ trường của hành tinh này rất kỳ lạ.
Cuộc gặp kéo dài 5,5 tiếng đồng hồ trước khi Voyager 2 tiếp tục lên đường tới hành tinh tiếp theo - Hải Vương Tinh - với sự trợ giúp của lực hấp dẫn.
Sau đó, con người vẫn tiếp tục tìm hiểu về hành tinh này. Chúng ta đã thấy cực quang trong khí quyển của hành tinh.
Ngoài ra, chúng ta cũng mới biết được rằng khí quyển của hành tinh này đang nóng lên đột ngột. Vẫn còn rất nhiều điều khác cần phải tìm hiểu về Thiên Vương Tinh nữa.
Liệu bao giờ nhân loại sẽ lại ghé thăm hành tinh không giống ai này một lần nữa?
Liệu bao giờ nhân loại sẽ lại ghé thăm hành tinh "không giống ai" này một lần nữa?
Cho đến nay, vẫn chưa có tàu thăm dò nào khác được gửi lên Thiên Vương Tinh. Đã có một số sứ mệnh được đề xuất mặc dù không có sứ mệnh nào trong số đó được đề cao như các sứ mệnh đến Hoả Tinh, Mộc Tinh hay Thổ Tinh.
Tính đến 2015, NASA đã bắt đầu xem xét một sứ mệnh mới, có thể sẽ được tiến hành vào những năm 2020. Một sứ mệnh khác lên Thiên Vương Tinh có khả năng sẽ cần đến 1 tàu quỹ đạo, cung cấp những thông tin chi tiết về hành tinh bí ẩn này.
Theo VnReview

Đã tìm ra những bằng chứng vững chắc về hành tinh X - một hành tinh khổng lồ trong hệ Mặt trời.

Năm 2006, sao Diêm Vương (Pluto) chính thức bị loại ra khỏi hệ Mặt trời, kèm theo đó là công cuộc tìm kiếm "người thay thế".

Và đến nay, các khoa học gia đã tìm ra những bằng chứng vững chắc nhất về một hành tinh đủ lớn để tạo thành hình cầu, với quỹ đạo xoay xung quanh Mặt trời. Họ gọi đó là "tinh cầu X" - planet X.

Hành tinh khí này có kích cỡ gần bằng sao Hải Vương (Neptune) - tức lớn hơn Trái đất của chúng ta khoảng 4000 lần, với quỹ đạo quay xa hơn hành tinh này vài tỉ km.

Theo dự báo,hành tinh X quay hết một vòng quanh Mặt trời hết khoảng.... 10.000 đến 20.000 năm.
Mặc dù vị trí chính xác của X vẫn chưa được xác nhận, và các nhà khoa học mới chỉ dựa trên các phép tính và mô hình toán học, nhưng họ cho rằng X là một trong 6 vật thể đã được tìm thấy có quỹ đạo quanh Mặt trời xa hơn cả Hải Vương tinh.

Theo các chuyên gia từ viện công nghệ California (Caltech), hành tinh khổng lồ này đã bị những tinh cầu khác "đá văng" ra khỏi khu vực gần Mặt trời vào khoảng 4,5 tỉ năm trước.

Nguyên nhân là vì các hành tinh đều có lõi rất lớn, khiến khu vực này trở nên quá chật chội. Và cuối cùng, kẻ bị loại bỏ là X.


Brown và Konstantin Batygin - 2 nhà vật lý thiên văn của Caltech cho biết: "Có thể những tinh vân khí xung quanh hệ Mặt trời đã giữ X lại, cho phép nó trở lại quỹ đạo quay xung quanh Mặt trời".
Brown tin rằng vấn đề hiện nay chỉ là xác định chính xác tọa độ của X. Ông cũng cho rằng, một khi xác định được điều này, chúng ta có thể kết thúc mọi tranh cãi về Pluto - giờ đã là hành tinh lùn của hệ Mặt trời.

Thậm chí, chúng ta có thể biến Pluto trở thành hành tinh một lần nữa, bằng cách biến "X" thành Pluto.

Biến X thành Pluto, và sao Diêm Vương sẽ lại một lần nữa trở thành một hành tinh.
Mike Brown - Caltech

Hiện nay, nhóm nghiên cứu đã chọn được một kính viễn vọng phù hợp cho công cuộc tìm kiếm này. Đó là kính viễn vọng Subaru đặt tại Hawaii (Mỹ).

Các báo cáo được công bố trên tạp chí Astronomical.

Nguồn: Daily Mail
Theo Soha

Ký tự X trong toán học là ẩn số, ngoài ra nó còn được dùng để chỉ những thứ bí ẩn chưa được biết tới như nhân vật X, hồ sơ X ... Tại sao X lại được quy định như vậy?

Chúng ta bắt gặp ký tự X trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống. X được mặc định là chữ cái dùng để chỉ một ẩn số trong toán học hay để chỉ một sự vật, sự việc bí ẩn chưa thể biết giống như hồ sơ X, giải thưởng X, vấn đề X v.v...
Vậy tại sao lại không phải là bất kỳ một ký tự hoặc hình vẽ nào khác mà lại mặc định phải là "X"?
Một giả thuyết được các học giả chấp nhận rằng, là do sự khác biệt về ngôn ngữ trong quá trình dịch các tài liệu toán học gốc Ả Rập đã khai sinh ra chữ "X". Sau đó, nguyên tắc này tiếp tục được phổ biến bởi nhà toán học Descartes và trở thành chuẩn chung như ngày nay.
Toán học đại số ra đời tại Trung Đông vào thời kì Trung Cổ từ năm 750 đến 1258 sau CN và là sản phẩm của nền văn minh Hồi giáo.
Theo một số nhà nghiên cứu, chữ "X" ra đời là do các học giả Tây Ban Nha không thể dịch một số âm thanh từ tiếng Ả Rập. Theo đó, từ "thứ không biết" trong tiếng Ả Rập là "al-shalan". Đây là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong các tài liệu toán học đầu tiên.
Do trong tiếng Tây Ban Nha không có âm tương ứng với "sh" nên người Tây Ban Nha đã dùng "sk" để thay thế. Đây là âm trong tiếng Hy Lạp cổ và được biểu diễn bằng ký tự "X".
Các nhà khoa học giả thuyết rằng sau đó, ký tự "X" tiếp tục dịch sang tiếng Latin và được thay thế bằng ký tự X phổ biến hơn.
Điều này tương tự như nguồn gốc của chữ Xmas, được các học giả dùng chữ X trong tiếng Hy Lạp rút gọn thay cho chữ "Christ" (Chúa Jesus).
Tuy nhiên, các giải thích trên chỉ dựa trên giả thuyết và suy đoán mà không có bằng chứng cụ thể. Hơn nữa, người dịch các tác phẩm toán học thường sẽ không chú trọng tới cách phát âm mà chỉ tập trung vào truyền đạt ý nghĩa của từ ngữ.
Do đó, dù có âm "sh" hay không thì cũng không có liên quan tới chữ "X". Dù vậy, nhiều học giả kể cả các nhà Toán học vẫn chấp nhận lập luận này.
Một số ý kiến khác lại cho rằng trong tiếng Hy Lạp, chữ ẩn được viết là "xenos", bắt đầu bằng chữ "X" nên việc viết tắt có thể cũng bắt nguồn từ đây. Tuy nhiên, đó cũng là 1 lập luận không có căn cứ.
Ngoài ra các chuyên gia cũng cho rằng chữ "X" được quy ước bởi nhà toán học nổi tiếng Descartes.
Nhà toán học Descartes
Nhà toán học Descartes
Tuy Descartes không trực tiếp quy định, nhưng trong các tác phẩm của ông và nổi tiếng nhất là La Géométrie (công bố năm 1637).
Ông đã dùng các chữ cái ở đầu bảng như a, b, c, để chỉ những giá trị đã biết và các chữ cái cuối bảng như x, y, z, để chỉ các giá trị chưa biết (ẩn số).
Lý do y và z không được chọn là bởi có một câu chuyện kể rằng đó là do người in cuốn sách La Géométrie của Descartes đã đề nghị rằng ký tự "X" ít được dùng nhất và đó cũng là chữ cái mà ông có số lượng bản khắc nhiều nhất.
Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giả thuyết bởi trong tác phẩm của Descartes ông đồng thời sử dụng cả 3 ký tự x, y, z để đại diện cho cả ẩn số lẫn các giá trị đã biết.
Điều này càng khiến người ta nghi ngờ về tính chính xác của giả thuyết "không có âm khi dịch từ tiếng Ả Rập" ở trên.
Do đó, có thể rằng Descartes chỉ đơn giản là tùy ý chọn các chữ cái để thuận tiện nhất đối với ông. Dù thế nào đi nữa, ký tự "X" giờ đây đã được sử dụng mặc định phổ biến trên toàn thế giới.
Theo Soha

Theo Tạp chí khoa học LiveScience, hiện vẫn còn 10 hiện tượng bí ẩn chưa được khoa học giải thích một cách trọn vẹn.

Mối quan hệ cơ thể và tinh thần
Ngành y học mới chỉ bắt đầu hiểu được cách thức tinh thần ảnh hưởng đến cơ thể con người. Một ví dụ điển hình làhiệu ứng "giả dược" (placebo), người bệnh cảm thấy đỡ bệnh khi uống một loại thuốc mà họ tin tưởng có đem lại hiệu quả chữa bệnh.
Ngành y học mới chỉ bắt đầu hiểu được cách thức tinh thần ảnh hưởng đến cơ thể con người... (Ảnh: LiveScience)
Sức mạnh tâm linh và hiện tượng ngoại cảm (extra-sensory perception - ESP)
Sức mạnh tâm linh và hiện tượng ngoại cảm được xếp vào một trong mười hiện tượng vẫn chưa có lời giải thích bởi niềm tin vào hai hiện tượng này vẫn còn rất phổ biến.
Rất nhiều người tin tưởng rằng trực giác là một dạng của sức mạnh tâm linh, một cách tiếp cận những kiến thức đặc biệt về thế giới hoặc về tương lai.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra những người tự cho rằng mình có sức mạnh tâm linh, dù kết quả dưới những điều kiện có cơ sở khoa học cho đến nay vẫn còn khá mơ hồ.
Một số lại cho rằng sức mạnh tâm linh không thể kiểm tra được, hoặc vì một lý do nào đó mà sức mạnh này bị giảm sút đi khi có mặt của những người hoài nghi hoặc các nhà khoa học.
Nếu điều này là sự thật, khoa học sẽ không bao giờ chứng minh hoặc phản bác được sự tồn tại của sức mạnh tâm linh.
Những “kinh nghiệm” lúc cận kề với cái chết và cuộc sống sau khi chết
Những người đã từng một lần cận kề với cái chết, đôi khi cũng kể lại những sự việc rất huyền bí mà họ đã trải qua khi chuẩn bị đối mặt với cái chết.
Như đi vào một đường hầm tối và hiện ra trong một ánh đèn sáng, được đoàn tụ với những người thân yêu quý, một cảm giác hòa bình...
Do vậy, rất có thể rằng còn có một cuộc sống đằng sau ngôi mộ.
Trong khi những sự việc trên còn đang được nghiên cứu, vẫn chưa ai có thể trở về mà có thể mang theo chứng cứ hoặc những thông tin khác nhau về “một cuộc sống đằng sau ngôi mộ.
Những người hoài nghi thì cho rằng những sự việc trên có thể giải thích như là những ảo giác tự nhiên hoặc đoán biết được của một bộ não đã bị tổn thương.
Do vậy, vẫn chưa có cách nào để có thể biết chắc được cái gì tạo nên những sự việc lúc sắp qua đời hay chúng có thực là những ảo giác về “một khía cạnh khác.
Vật thể bay không xác định (UFO)
Chẳng còn nghi ngờ gì nữa khi những vật thể bay không xác định là hoàn toàn có thật - rất nhiều người dã nhìn thấy trên bầu trời nhiều vật thể mà họ không thể xác định đó là máy bay hay các vì sao.
Dù những vật thể hay những ánh đèn này có là các con tàu vũ trụ có nguồn gốc ngoài Trái đất hay không thì nó còn là một vấn đề hoàn toàn khác.
Tuy nhiên, trong khi những điều tra kỹ càng tiết lộ những căn nguyên đã biết về các vật thể được trông thấy rõ nhất, một số trường hợp của vật thể bay không xác định vẫn chưa thể giải thích được.
“Cảm giác ngờ ngợ”- Deja vu
(Ảnh: LiveScience)
(Ảnh: LiveScience)
Déjà vu là một cụm từ tiếng Pháp có nghĩa rằng “đã gặp,” nhằm chỉ một cảm giác huyền bí, khó hiểu nào đó trước những sự việc cụ thể dường như đã gặp trước đó.
Ví dụ như một người phụ nữ có thể đi vào trong một tòa nhà, ở một nước mà cô chưa từng đến, và có cảm giác rằng sự bố trí ở đó quen thuộc đến kỳ lạ.
Một số thuộc tính dường như liên quan đến các vấn đề về tâm linh hay những ý niệm lờ mờ nảy sinh về cuộc sống của những người quá cố.
Cũng giống với trực giác nghiên cứu về tâm lý học, con người có thể đưa ra những lời giải thích mang tính tự nhiên hơn, tuy nhiên rốt cục thì nguyên nhân và bản chất tự nhiên của hiện tượng vẫn luôn là một sự huyền bí.
Ma
Từ vở kịch “MacBeth” của Shakespeare tới chương trình “Medium” của đài NBC, linh hồn của người chết từ lâu đã hiện hữu trong nền văn hóa của chúng ta và được mọi người bàn tán nhiều trong dân gian.
Rất nhiều người đã kể lại rằng họ đã nhìn thấy sự xuất hiện lờ mờ của bóng những người lạ mặt hay những người thân đã quá cố.
Dù những chứng cứ xác thực về sự tồn tại của ma thường ít được nhắc tới, những người làm chứng thật thà nhất tiếp tục kể rằng họ đã nhìn thấy chụp được và thậm chí còn có thể nói chuyện với bóng ma.
Những người tham gia điều tra về ma hi vọng một ngày họ sẽ chứng minh được người chết có thể nói chuyện với người sống, giúp đưa ra câu trả lời cuối cùng cho điều huyền bí trên.
(Ảnh: Bitsofblueandgray.com)
(Ảnh: Bitsofblueandgray.com)
Những vụ mất tích bí ẩn
Có nhiều lý do cho những vụ mất tích. Có những người cố tình bỏ trốn, một số bị lẫn trong những vụ tai nạn, một số bị bắt cóc hoặc bị giết, nhưng cuối cùng thì hầu hết những người mất tích đều được tìm thấy.
Việc tìm thấy những người mất tích thường thông qua công tác điểu tra của giới cảnh sát, chứ không bao giờ được phát hiện bởi những “nhà trinh thám có sức mạnh tâm linh”.
Nhưng khi chứng cứ không rõ ràng và các đầu mối bị mất tích, thì thậm chí cả cảnh sát và giới khoa học tâm linh cũng khó có thể mò ra bọn tội phạm.
Trực giác
(Ảnh: LiveScience)
(Ảnh: LiveScience)
Dù chúng ta có gọi trực giác là những cảm giác đặc biệt (gut feelings), "giác quan thứ 6", hay một khái niệm nào khác, thì mọi người đều phải thừa nhận rằng chúng ta đều có trực giác vào một thời điểm nào đó.
Dĩ nhiên, những cảm giác đặc biệt này thường không đúng (đã bao nhiêu lần bạn có cảm giác máy bay của rmình đi xuống trong quá trình vận hành?), nhưng hầu hết họ đều đúng.
Các nhà tâm lý học lưu ý, con người trong tiềm thức vẫn thu nhặt thông tin về thế giới xung quanh, làm cho chúng ta có vẻ như cảm giác được.
Hay biết được thông tin mà thực sự chúng ta cũng không biết chính xác tại sao và làm cách nào chúng ta lại biết được nó.
Nhưng các trường hợp về trực giác thường khó chứng minh hoặc nghiên cứu, và tâm lý học cũng chỉ có thể là một phần của câu trả lời.
Bigfoot
Trong nhiều thập kỷ, một loài thú lớn có tóc, hình dáng giống con người được gọi là Bigfoot, thường được những người làm chứng ở Mỹ kể lại.
Mặc dù chắc chắn phải có đến hàng nghìn con Bigfoot đang tồn tại nhằm duy trì nòi giống, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một con nào được phát hiện ra.
Cũng chưa có bác thợ săn nào có tài giết được một con, hoặc có con nào xâu số bị xe kẹp chết, hoặc bị chết do những nguyên nhân xuất phát từ tự nhiên.
(Ảnh: Utexas.edu)
(Ảnh: Utexas.edu)
Khi chưa có những chứng cứ vững chắc như xương hoặc răng của loài động vật trên, thì những gì mà người làm chứng nhìn thấy cũng như những bức ảnh, thước phim mơ hồ không hỗ trợ được nhiều cho những con vật mà họ đã nhìn thấy.
Bởi vì về mặt logic họ sẽ không bao giờ có thể chứng minh được rằng những sinh vật như Bigfoot và Quái vật hồ Loch Ness không tồn tại, và có thể những sinh vật kỳ bí này đang nấp rất xa so với những con mắt đầy tò mò của con người.
Tiếng kêu của vùng Taos
Một vài cư dân và khách du lịch ở thành phố nhỏ vùng Taos, bang New Mexico, từ lâu đã bị quấy rầy và gây khó chịu bởi một tiếng kêu yếu, có tần suất thấp và huyền bí ở vùng không gian sa mạc.
Kỳ lạ thay, chỉ có khoảng 2% dân số vùng này cho biết là họ nghe thấy tiếng kêu. Một số người đã tin rằng tiếng kêu do một âm thanh hiếm gặp gây ra.
Một số khác lại cho rằng âm thanh do chứng cuồng loạn isteri hay một mục đích nham hiểm, bí mật nào đó của con người gây ra.
Dù âm thanh này được miêu tả như là một tiếng kêu vo vo, tiếng ngân nga hay một tiếng kêu rầm rầm và dù chúng có mang các đặc điểm về tâm lý học, tự nhiên hay siêu nhiên.
Cho đến nay vẫn không ai có thể xác định được nguồn gốc của âm thanh này.
Theo Soha

Nếu con người vượt ra được giới hạn thể xác trong khoảng thời gian nhất định thì con mắt thứ ba sẽ làm chúng ta có năng lượng siêu nhiên.

Con người đều có con mắt thứ ba chưa được đánh thức?
Trong bộ não con người có một phần nhỏ gọi là tuyến quả thông (gọi tên theo hình dáng của nó) thường được xem như con mắt thứ ba ở giữa trán.
Tuyến quả thông nhỏ bé có nhiệm vụ sản sinh ra hợp chất serotonin bắt nguồn từ melatonin kết hợp với những hoóc môn làm ảnh hưởng tới giấc ngủ và cơ chế thích ứng theo mùa của con người.
Tuyến quả thông nằm gần chính giữa não, nằm giữa hai bán cầu não. Vì thế nhiều người không nhận được thông tin từ nó.
Chỉ có số ít người “dị nhân” mới biết cách đánh thức và sử dụng con mắt thứ ba. Còn lại hầu hết chúng ta để con mắt thứ ba trong bóng tối.
Vị trí của tuyến quả thông trong cơ thể con người
Vị trí của tuyến quả thông trong cơ thể con người
Tuyến quả thông là cánh cổng chính giữa thể xác và thế giới tâm linh của con người.
Khi nó được đánh thức, con mắt thứ ba được đồng nhất với trí tuệ con người, làm cho con người có khả năng siêu nhiên, biết tất cả mọi thứ đang diễn ra ở nơi cách xa, không nghe không nhìn thấy được.
Cách đánh thức siêu năng lượng ở con người
Mỗi người đều có thể đánh thức con mắt thứ ba bằng yoga, thiền và các phương pháp khác.
Bằng cách kết hợp các phương pháp cổ xưa với hiện đại, mỗi người đều có thể điều khiển ý nghĩ và hành động của người khác trong thế giới thể chất.
Nghe có vẻ bất khả thi và hoang đường, nhưng từ lâu nhiều chính phủ và các tổ chức đã nghiên cứu về các khả năng của con mắt thứ ba, tuy nhiên họ không công bố ra ngoài .
Sự phát triển của xã hội hiện đại vô tình làm mất đi khả năng đánh thức con mắt thứ ba của con người.

Con mắt thứ ba: Nơi năng lượng siêu nhân của con người tồn tại. Hình minh họa
Con mắt thứ ba: Nơi năng lượng siêu nhân của con người tồn tại. Hình minh họa
Nguồn nước sử dụng hàng ngày không cung cấp đủ cho con người chất natri flo, trong khi con mắt thứ ba hấp thụ chất này trong cơ thể.
Tuyến quả thông bị suy giảm đi để làm cân bằng quá trình sản sinh hoóc môn.
Các cuộc nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, nguồn nước chứa 90% chất flo và các chất khác. Thậm chí, bộ lọc nước thường bán trong siêu thị có thể khử hết flo.
Trong 2 phương pháp: Thẩm thấu ngược và nước thì nước cất được coi là giải pháp cung cấp flo với giá thành thấp.
Giữa mỗi con người luôn có sự ngăn cách, không hiểu và điều khiển được nhau.
Nếu con người vượt ra được giới hạn thể xác trong khoảng thời gian nhất định thì con mắt thứ ba sẽ làm chúng ta có năng lượng siêu nhiên.
Con người nhìn thấy mọi thứ ở cách xa, hiểu và điều khiển được ý nghĩ người khác, trí tuệ con người vượt ra ngoài giới hạn thể xác.
Theo Soha

Kim Dung

[Kim-Dung][fbig1]

Đời Sống

[Doi-song][fbig2]

Sức khỏe

[Suc-khoe][column1]

Quân Đội

[Quan-doi][column2]

Khoa Học

[Khoa-hoc][hot]

Doanh Nhân

[Doanh-nhan][gallery1]

Manga

[Manga][gallery2]

Võ Thuật

[Vo-thuat][gallery3]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Image 1 Title

Image 1 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 3 Title

Image 3 Title

Image 4 Title

Image 4 Title

Image 5 Title

Image 5 Title

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.