Cuộc chiến của chị em nơi công sở thời hiện đại cũng đáng sợ và ác liệt không kém cuộc chiến của các cung tần mỹ nữ chốn hậu cung thời xưa.

Hoà hợp với đồng nghiệp và sếp sẽ giúp công việc suôn sẻ và thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng xây dựng được một mạng lưới đồng minh tin cậy. Vì vậy, hãy cố gắng ứng xử với mọi người trong công việc một cách khéo léo.

1. Bắt mạch hàm nghĩa khác trong lời sếp

Làm việc trong một tập thể, sẽ có những lúc bạn được nghe những lời rất “thân tình” từ sếp, và bạn có thể “vô tư” tin vào đúng từng lời từng chữ của sếp. Nhưng hãy cẩn thận nhé, những gì sếp nói thực ra có hàm nghĩa khác đấy!

Sếp nói: “Mọi người phải luôn xem công ty như nhà mình”

Nguyên tắc vàng giúp bạn luôn được “lòng sếp và đồng nghiệp”
Ứng xử tốt với sếp là một nghệ thuật "văn phòng"

Thực ra là: Sếp muốn bạn phải làm việc hết mình giống như làm ở chính nhà bạn, không sợ khổ, không sợ mệt. Tuy nhiên bạn cũng đừng cho rằng chỉ cần bạn làm hết mình thì sếp sẽ đền đáp lại cho bạn sự quan tâm, thân tình và những đặc quyền giống như ở gia đình bạn nhé. Nếu bạn nghĩ như thế thì tuyệt đối là sai lầm!

“Xem công ty như nhà mình” của sếp chính là muốn bạn làm việc như làm ở nhà bạn nhưng không thể hưởng thụ như hưởng thụ ở nhà bạn đâu.

Cư xử khéo léo

Đừng để bản thân vướng vào những cuộc tranh luận căng thẳng với đồng nghiệp hay sếp. Hãy thảo luận, chứ không phải tranh cãi. Bất đồng căng thẳng kéo dài có thể biến mọi người thành kẻ thù của nhau. Vì thế, bạn nên bình tĩnh và thoải mái trong mọi tình huống. Và khi phải đối mặt với ý kiến bạn không tán thành hoặc không thích, hãy cư xử thật khéo léo sao cho thể hiện sự bất đồng mà không gây ra bất hòa.

"Cùng nhau lập nghiệp" của sếp chính là muốn bạn hiểu rõ rằng: mọi người cùng phấn đấu cho sự nghiệp là thật, nhưng bạn đừng quên đó là sự nghiệp của ai!

2. Nguyên tắc giao tiếp nên tránh đối với đồng nghiệp

Giao tiếp với sếp luôn cần có sự cân nhắc đúng mực và sáng suốt trong mọi tình huống. Song song đó, giao tiếp với đồng nghiệp cũng đòi hỏi không ít nghệ thuật để ít gây thị phi và đắc nhân tâm. Giữa những cộng sự với nhau, có những chi tiết nhỏ lại đáng để bạn quan tâm để có công việc thuận lợi hơn.

Nguyên tắc vàng giúp bạn luôn được “lòng sếp và đồng nghiệp”
Đối với đồng nghiệp thì ta càng phải xử lý khéo léo hơn

Đừng tạo “bè phái nhỏ” và phát tán thông tin nhỏ giọt

Nơi làm việc không nên có thái độ tự tư tự lợi bằng cách tạo lập những “vòng tròn bè phái”, điều này rất dễ sinh ra tâm lý đối lập cho những người “ngoài cuộc”. Ngoài ra, những thông tin truyền miệng kiểu nhỏ giọt cũng khiến vấn đề giao lưu giữa những người làm việc với nhau dễ sinh hiểu lầm, mâu thuẫn. Từ đó khiến cả tập thể luôn bất mãn và ngờ vực lẫn nhau.

Hãy lựa lời trước khi nói

Bạn hãy học thói quen loại bỏ những từ ngữ có tác động tiêu cực hay hạ thấp người khác. Bạn cũng có thể kiểm soát được điều này tốt hơn nếu như trước những buổi đàm phán hay cuộc họp quan trọng bạn có sự chuẩn bị những gì mình cần nói. Sau đó ghi âm lại và tự mình nghe rồi đánh giá hoặc nhờ những người bạn cảm thấy tin tưởng để họ đánh giá một cách khách quan, chân thành những gì bạn định nói.

Không nên có thói quen “thêm dầu vào lửa”

Bạn có thể mạnh dạn thể hiện cái tôi và năng lực trước mắt sếp nhưng không nên có xu hướng “ngả theo chiều gió” và “thêm dầu vào lửa”. Đứng trước bất cứ vấn đề nào, của ai, tích cực hay tiêu cực, bạn chỉ nên có thái độ khách quan, điềm tĩnh để tránh đắc tội người khác và đánh mất vị thế của mình.

Nguyên tắc vàng giúp bạn luôn được “lòng sếp và đồng nghiệp”
Đồng nghiệp có thể là những "đồng minh" của bạn

Hãy biết tận dụng ngôn ngữ cơ thể

 Việc mỉm cười, đi qua đi lại để truyền đạt một cách thân thiện nội dung công việc nào đó sẽ tạo cho bạn một hình ảnh tự tin trong mắt đồng nghiệp. Tuy nhiên sử dụng ngôn ngữ cơ thể vào trong giao tiếp cũng đòi hỏi bạn phải cân nhắc thật kỹ để có lựa chọn phù hợp với ngữ cảnh. Chẳng hạn khi bước vào điều hành một cuộc họp quan trọng thì không phải là cử chỉ thân thiện, uyển chuyển mà đòi hỏi ở bạn sự nghiêm nghị và tập trung.

Không nên biểu hiện thái quá

Đôi khi bạn cảm thấy khó hiểu tại sao sự nhiệt tình, tích cực của mình lại khiến người khác tỏ ra khó chịu? Lúc này, bạn nên nhìn nhận lại xem cách thể hiện của mình đã đúng mực hay chưa. Ở nơi làm việc, bạn cần có nghệ thuật biểu đạt riêng, không thể tùy tiện như các trường hợp sinh hoạt hằng ngày. Tốt nhất là không nên có những lời nói hay hành động theo tâm trạng, chẳng hạn như đập bàn, động tay động chân, cười ha hả hoặc tức giận quá khích...
Theo Phunutoday

Nhãn:

Đăng nhận xét

Kim Dung

[Kim-Dung][fbig1]

Đời Sống

[Doi-song][fbig2]

Sức khỏe

[Suc-khoe][column1]

Quân Đội

[Quan-doi][column2]

Khoa Học

[Khoa-hoc][hot]

Doanh Nhân

[Doanh-nhan][gallery1]

Manga

[Manga][gallery2]

Võ Thuật

[Vo-thuat][gallery3]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Image 1 Title

Image 1 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 3 Title

Image 3 Title

Image 4 Title

Image 4 Title

Image 5 Title

Image 5 Title

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.