Trong độ tuổi hai mươi, việc chuẩn bị các mục tiêu tài chính cho tương lai là việc quá xa để bạn suy nghĩ. Đối với bạn, việc quan trọng hiện tại là "ở đây và bây giờ". Tuy nhiên, khi bạn bước qua tuổi 30, quan niệm đó hoàn toàn sai lầm.

muc tieu tai chinh

Ở độ 20, thói quen tài chính của bạn là không lớn, vì bạn có thể sử dụng tiền của cha mẹ, bạn trì hoãn việc tiết kiệm và tập trung chủ yếu vào niềm vui.
Tuổi 20 của bạn là thời gian để vui chơi. Điều đó hoàn toàn đúng nhưng đây cũng thời gian bạn dễ mắc phải những sai lầm tài chính. Những thói quen xấu về tài chính mà bạn đã tích lũy trong độ tuổi 20 thì cần phải loại bỏ trước khi bạn bước vào tuổi 30.
Khi bạn ở tuổi 30, bạn trở nên có trách nhiệm hơn và có một ít trải nghiệm hơn về cuộc sống và tài chính cá nhân.
Ở độ tuổi 30, bạn sẽ thấy rằng trẻ em, gia đình, hôn nhân, mua nhà là những chủ đề chính của cuộc thảo luận giữa các bạn bè của bạn.
Nếu bạn có lựa chọn tài chính ngay ở tuổi 20 của mình, khi bước sang tuổi 30, cuộc sống của bạn không trở nên quá căng thẳng và áp lực. Lý do tại sao, là bởi vì bạn có một cơ sở tài chính tốt ngay từ lúc bạn bước vào đời.
Nếu bạn không có khả năng thiết lập tài chính tốt ở độ tuổi 20, cuộc sống của bạn sẽ trở thành một trong những cuộc đấu tranh tài chính - không chỉ ở tuổi 30 mà còn kéo dài mãi.
Ayn Rand từng nói "Tiền bạc chỉ là một công cụ. Nó sẽ đưa bạn đến nơi bạn muốn, nhưng nó sẽ không thay thế bạn là người lái xe "
Dưới đây là 10 mục tiêu tài chính trước khi bạn đạt đến 30 do trang tài chính Life hack hướng dẫn. Qua các mục tiêu này, bạn sẽ phải thiết lập nền tảng cho một cuộc “an ninh tài chính” và độc lập cho phần còn lại cho cuộc sống của bạn.
1. Biết tài chính của mình đang ở mức nào
Tagene Brown-McBean từng nói "Khi nói đến tiền bạc và rất nhiều điều khác trong cuộc sống, sự hiểu biết, điểm yếu và điểm mạnh của bạn có thể giúp bạn trong các kế hoạch cho tương lai"
Điều này không giống như một mục tiêu tài chính, tuy nhiên nó là chìa khóa thành công của bạn trong việc đạt được mục tiêu tài chính. Bạn cần phải biết giá trị và niềm tin của bạn vào các khoản tiền.
Mục tiêu tài chính của bạn là gì? Bạn có nhiều tiền chi tiêu cho niềm vui hay không ? Bạn có thói quen tiết kiệm tốt không ? Khi bạn nhìn thấy một cái gì đó bạn thực sự muốn mua, bạn có biện minh cho chính mình rằng bạn xứng đáng với nó mặc dù bạn không thể đủ khả năng mua đó ?
Bạn hãy suy nghĩ các câu hỏi trên và nên quyết định xem bạn có đủ khát vọng và động lực để theo đuổi các mục tiêu tài chính trước khi bạn 30 tuổi.
2. Không nên đặt mục tiêu quá cao
"Nếu bạn không chuẩn bị là bạn đang có kế hoạch để thất bại" Benjamin Franklin
Khi bạn đã hiểu tài chính của mình đang nằm ở mức nào, bạn có thể bắt đầu lập kế hoạch tài chính trong tương lai.
Bạn hãy viết ra những mục tiêu tài chính của bạn từ ngắn hạn, trung và mục tiêu dài hạn.
Các khung thời gian bạn đặt cho các mục tiêu này cần được phù hợp với nguồn tài chính của bạn.
Mục tiêu tài chính này cần phải được thực hiện có kỷ luật và tập trung. Tìm hiểu làm thế nào để mục tiêu tài chính của bạn được liên kết với bạn.
Nếu bạn không dành thời gian để lập một kế hoạch tài chính thực hiện vào thời gian bạn đạt đến tuổi 30, tỷ lệ thất bại của bạn sẽ tăng lên.
3. Ngừng chi quá tay
Mua một cái gì đó không phải là vấn đề, thế nhưng từ bỏ những thói quen xấu liên quan đến việc chi tiêu thì bạn sẽ có nguồn tài chính khoa học hơn.
Không phải bạn phải ngừng tận hưởng những điều tốt đẹp và chi tiêu tiền cho nó. Bạn chỉ nên chi tiêu tiền vào những thứ làm cho bạn cảm thấy tốt. Chỉ cần bạn chi tiêu thực tế.
4. Đăng ký ứng dụng để theo dõi chi phí của bạn
Nếu bạn đang ở trong độ tuổi 20 và bạn có một suy nghĩ tiêu cực về tiết kiệm hoặc không có động lực để theo dõi chi phí hàng ngày, bạn cần phải thay đổi ngay bây giờ.
Có một số ứng dụng chuyên về quản lý tài chính cá nhân tuyệt vời mà bạn có thể tải về. Các ứng dụng này cho phép bạn giám sát ngân sách và chi phí tiêu xài của bạn một cách dễ dàng và không căng thẳng.
5. Tìm hiểu về đầu tư
Để tạo ra sự giàu có lâu dài, điều đầu tiên bạn cần làm là học về đầu tư.
Thời gian tốt nhất để bạn bắt đầu suy nghĩ về đầu tư và bắt tay xây dựng sự giàu có của bạn là làm ngay từ bây giờ.
Đầu tư cho tương lai của bạn từ bây giờ, trước khi bạn 30 tuổi, sẽ đảm bảo rằng bạn sẽ gặt hái những phần thưởng xứng đáng về độc lập tài chính.
5. Tìm hiểu phương pháp quản lý nợ
"Nợ là giống như một cái bẫy, vào được dễ dàng nhưng đủ mạnh mới thoát ra được." Henry Wheeler Shaw
Không vay tiền để mua tài sản mất giá là một nguyên tắc quan trọng để quản lý nợ.
Sử dụng tiền vay để đầu tư vào một ngôi nhà, mở một công ty hay đầu tư là việc sử dụng hợp lý các khoản nợ. Tuy nhiên, bạn vẫn phải trả nợ và nếu bạn không có một kế hoạch để quản lý nợ thì lãi suất sẽ cộng dồn lại và các khoản nợ của bạn sẽ gấp ba lần.
7. Bắt đầu tiết kiệm
Trong độ tuổi 20, khái niệm về cần tiền trong “trường hợp khẩn cấp" là một vấn đề bạn ít suy nghĩ vì nó ít khi xảy ra. Nếu trường hợp khẩn cấp xảy ra thì thường cha mẹ của bạn sẽ sắp xếp tất cả.
Tuy nhiên, điều đó sẽ thay đổi khi bạn bước qua tuổi 30. Và bạn cần để bảo vệ tương lai của bạn.
Bạn nên thiết lập một quỹ và mua bảo hiểm cho tài sản đó và gọi nó là tài khoản khẩn cấp. Đây là một mục tiêu lớn về tài chính bạn cần có được khi bước vào tuổi 30.
8. Ngừng nhận tiền từ ba mẹ
Nếu cha mẹ bạn vẫn đang hỗ trợ tài chính cho bạn khi bạn đã 30 tuổi thì bạn nên lo lắng và xem lại chính mình.
Bạn vẫn sống dựa vào trợ cấp hàng tháng từ cha mẹ thì cơ hội để bạn có sự độc lập về tài chính và tạo ra sự giàu có trong cuộc sống của bạn sẽ không xảy ra. Đó là thực tế.
9. Nghĩ đến hưu trí
Bạn không thể bỏ qua các khoản thu nhập tăng thêm và bạn nhận thức được tầm quan trọng đó là tài khoản tiết kiệm cho hưu trí khi bạn tuổi 20.
Khi bạn đang đầu tư cho tương lai với mục đích đạt được tự do tài chính khi về già thì bạn nên bắt đầu tiết kiệm và đầu tư từ bây giờ trước khi bạn đạt đến 30 tuổi.
10. Phân biệt rõ các mối quan hệ
Các mối quan hệ, cách đối xử với tiền bạc ở độ tuổi 20 của bạn sẽ ảnh hưởng đến cách bạn sống sau này.
Suy nghĩ, nhận thức rằng có nguồn tài chính dồi dào, bền vững sẽ giúp bạn phát triển thịnh vượng trong tương lai cả về tài chính và cá nhân.
Một người có suy nghĩ tích cực về tài chính là một trong những người đã phát triển đủ kiến thức và kỹ năng để có được sự giàu có, tuy nhiên bạn cần có sự phân biệt rạch ròi giữa việc hào phóng với việc làm từ thiện.
Đây là 10 mục tiêu tài chính bạn cần đạt được trước khi bạn đạt đến độ tuổi 30. Các mục tiêu này sẽ đảm bảo cho bạn một nguồn tài chính an toàn và độc lập cho cuộc sống của bạn sau này. Bạn có sức mạnh và sự lựa chọn để khi vào tuổi 30, bạn có thể tạo ra cuộc sống mà bạn mong muốn.
Nhãn:

Đăng nhận xét

Kim Dung

[Kim-Dung][fbig1]

Đời Sống

[Doi-song][fbig2]

Sức khỏe

[Suc-khoe][column1]

Quân Đội

[Quan-doi][column2]

Khoa Học

[Khoa-hoc][hot]

Doanh Nhân

[Doanh-nhan][gallery1]

Manga

[Manga][gallery2]

Võ Thuật

[Vo-thuat][gallery3]

Author Name

{picture#YOUR_PROFILE_PICTURE_URL} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {twitter#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {youtube#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}

Image 1 Title

Image 1 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 2 Title

Image 3 Title

Image 3 Title

Image 4 Title

Image 4 Title

Image 5 Title

Image 5 Title

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.